Giải pháp hữu ích: Đề tài các giải pháp hạn chế học sinh yếu kém môn toán THCS - Hà Văn Việt

Giải pháp hữu ích: Đề tài các giải pháp hạn chế học sinh yếu kém môn toán THCS - Hà Văn Việt

thiếu với mỗi chúng ta. Là môn học trừu tượng và khó cho người dạy cũng như người học. Đứng trước một yêu cầu cao khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao để dân đưa đất nước ta chuyển từ một nước có nền nông nghiệp là chính sang một nước công nghiệp và tiến dần nền kinh tế tri thức. Đứng trước một thách thức như vậy thì nền giáo dục của chúng ta lại gánh vác một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi ngày một cao để đào tạo ra những con người lao động chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Để làm được điều đó trước hết phải đổi mới về phương pháp dạy và phương pháp học. Người thầy giữ vai trò là người tổ chức, điều khiển giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát hiện ra những điều mới. Từ đó tạo cho các em sự hứng thú, tích cực chủ động biến những tri thức nhân loại thành sản phẩm của riêng mình vận dụng vào cuộc sống phục vụ cho bản thân, cho tương lai đất nước.

 Thế nhưng hiện nay việc học toán của các em học sinh còn rất nhiều hạn chế, nhiều em yếu môn toán. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên có một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường THCS yếu kém. Do đó làm thế nào để giúp các em học tốt môn toán ham thích với bộ môn toán là trăn trở suy nghĩ của các giáo viên giảng dạy môn toán, đó là lý do tôi chọn đề tài này để trình bày.

II) Thực trạng:

 

doc 30 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp hữu ích: Đề tài các giải pháp hạn chế học sinh yếu kém môn toán THCS - Hà Văn Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ĐAM RÔNG
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG
 *************** Ω ****************	
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
ĐỀ TÀI
CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU KÉM 
MÔN TOÁN THCS
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
I) Lí do chọn đề tài:
 Toán học là môn học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, một môn học không thể thiếu với mỗi chúng ta. Là môn học trừu tượng và khó cho người dạy cũng như người học. Đứng trước một yêu cầu cao khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao để dân đưa đất nước ta chuyển từ một nước có nền nông nghiệp là chính sang một nước công nghiệp và tiến dần nền kinh tế tri thức. Đứng trước một thách thức như vậy thì nền giáo dục của chúng ta lại gánh vác một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi ngày một cao để đào tạo ra những con người lao động chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Để làm được điều đó trước hết phải đổi mới về phương pháp dạy và phương pháp học. Người thầy giữ vai trò là người tổ chức, điều khiển giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát hiện ra những điều mới. Từ đó tạo cho các em sự hứng thú, tích cực chủ động biến những tri thức nhân loại thành sản phẩm của riêng mình vận dụng vào cuộc sống phục vụ cho bản thân, cho tương lai đất nước. 
 Thế nhưng hiện nay việc học toán của các em học sinh còn rất nhiều hạn chế, nhiều em yếu môn toán. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên có một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường THCS yếu kém. Do đó làm thế nào để giúp các em học tốt môn toán ham thích với bộ môn toán là trăn trở suy nghĩ của các giáo viên giảng dạy môn toán, đó là lý do tôi chọn đề tài này để trình bày.
II) Thực trạng:
 Khi chưa áp dụng biên pháp, giải pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, thì kết quả chất lượng hàng năm số học sinh yếu kém môn Toán nhiều hơn số học sinh đạt trung bình trở lên, tỉ lệ học sinh yếu, kém so với mặt bằng xã hội thì còn quá chênh lệch. Nếu không có biện pháp, giải pháp giảm tỉ lệ số học sinh yếu kém, thì trước mắt sẽ có nhiều học sinh bỏ học vì học yếu không thích học, rồi dần không những không có kiến thức mà rất dễ trở thành những đứa trẻ không có đạo đức, không có ích cho xã hội, cho gia đình, làm ảnh hưởng xấu đến gia đình, cộng đồng xã hội. 
* Số liệu cụ thể: Đầu vào ( kết quả năm học 2008 – 2009 ).
Yếu 46,3 %, Kém 3,7 %, Tổng tỉ lệ học sinh yếu kém 50 %, số học sinh đạt trung bình trở lên 50 %. 
 Như vậy tỉ lệ học sinh yếu kém quá nhiều chiếm 50 % số học sinh toàn trường.
 Nhằm giúp các em học sinh yếu kém môn toán vươn lên trong học tập thì ngoài việc nâng kém của giáo viên trong từng tiết dạy toán chính khóa cần phải có hình thức phụ đạo ngoài giờ, công tác này thường gặp một số khó khăn như sau:
- Không có một chương trình giáo án nào có sẵn riêng cho đối tượng này.
Thời gian học các môn theo chương trình quy định cũng cần đòi hỏi nhiều nên thời gian học môn toán của các em có nhiều hạn chế.
 - Theo bộ GD và ĐT thì việc phụ đạo HS yếu kém là nghĩa vụ của GV.
III/ Giải pháp đã sử dụng: 
 Khi chưa sử dụng giải pháp này, tôi nhắc nhở các em luôn cố gắng học, kiểm tra thường xuyên vở bài tập ở nhà nhưng biện pháp này chưa đạt hiểu quả vì học sinh chỉ học vẹt, chép bài tập đã giải sẵn (sách giải bài tập) để đối phó, còn thực tế không hiểu cách giải, không nắm vững kiến thức.
 Nguyên nhân:
a / Đối với HS:
 Một số các em bị mất kiến thức căn bản ở cấp tiểu học, lên lớp 6 mà cộng, trừ, nhân, chia, bảng cửu chương, chưa thành thạo, quy đồng mẫu hai phân số đơn giản chưa biết quy đồng,.
 Một số học sinh vì lười học chán học hay do hoàn cảnh khách quan cũng dẫn đến học yếu môn toán.
 Vì trường nằm trên địa bàn là một xã thuần nông nên vào vụ mùa thi đa số các em phải phụ giúp gia đình do đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.
 Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số các nhu cầu giải trí: Xem ti vi, chơi điện tử,. Ngày càng nhiều làm cho một số em chưa ý thức việc học bị cuốn hút vào đó.
b/ Đối với gia đình, địa phương:
 Đặc thù vùng miền trình độ dân trí hạn chế nhận thức chưa cao nên phụ huynh không thấy được tầm quan trọng của việc học, không thúc dục động viên con em mình trong việc học hành, hoặc khó khăn trong việc hướng dẫn bài vở cho con em.
 Môt số vì gia đình không quan tâm, giao khoán hết cho nhà trường, ít kiểm soát việc học hành của con em.
c/ Đối với ngành giáo dục:
 Bệnh thành tích quá nặng dẫn đến một số học sinh ngồi nhầm lớp đã mấy năm nay, tuy năm học 2008 – 2009 ngành GD đã tiếp tục phát động thực hiện hai không 
( Không thành tích, không tiêu cực) nhưng hiện nay số học sinh ngồi nhầm lớp chưa được triệt để.
 Chương trình sách giáo khoa mới có nhiều cái hay nhưng chưa phù hợp lắm với trình độ chung của học sinh diện đại trà.
Đồ dùng học tập còn thiếu và chất lượng không cao hoặc không chính xác..
Các trường còn chạy đua theo thành tích.
d/ Đối với giáo viên:
 Đa số giáo viên tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo cho học sinh nhưng còn mặt hạn chế sau:
 + Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với loại học sinh yếu.
 Sĩ số một số lớp đông nên rất khó cho giáo viên trong việc giúp đỡ, kèm cặp các em yếu Toán.
 + Một số giáo viên chưa thực sự yêu nghề, chưa yên tâm công tác.
 + Một số giáo viên chưa đi sâu tìm hiểu tâm lí học sinh, do đó việc gần gũi động viên học sinh còn hạn chế, nên hay chê trách học sinh trước lớp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh, gây nên tâm lí chán học, ngại học toán.Từ đó học sinh học yếu toán là lẽ đương nhiên.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
I/ Cơ sở lí luận:
 Đề tài này được nghiên cứu thực hiện trên thực tế các tiết dạy ở lớp, cụ thể qua các câu hỏi gợi ý giải bài tập ( từ câu dễ đến câu khó ), giải bài tập đơn giản trước rồi mới giải bài tập khó khăn phức tạp hơn, cho học sinh làm các bài tập có liên hệ thực tế, bài Toán về nhà Toán học, hoặc các bài thơ vể công thức Toán vv...Để gây chú ý hứng thú học môn Toán ngay trong các tiết học trên lớp.
 Sách giáo khoa môn Toán do nhà xuất bản GD in ấn l tài liệu có sắp xếp kiến thức theo trình tự lôgíc, được thống nhất thực hiện chung trên toàn quốc. Nhưng chỉ thông qua sách giáo khoa học sinh rất khó hiểu vấn đề, nhất là đặc thù môn Toán, muốn giải một bài Toán hay giải quyết một vấn đề thì cần liên quan đến nhiều kiến thức cũ, nên cần có sự gợi ý của giáo viên. Nếu giáo viên không gợi ý câu hỏi từ dễ đến khó, học sinh không hiểu bài sẽ gây cho học sinh chán nản học môn Toán, dẫn đến nguy cơ tăng học sinh yếu kém. 
 II/ Giải pháp: 
1) Phân loại học sinh: 
 Ngay từ đầu năm học, sau khi khảo sát chất lượng đầu năm giáo viên bộ môn Toán cần phân loại học sinh và thông báo cho giáo viên chủ nhiệm nắm được tình hình cụ thể của lớp mình.Việc phân loại học sinh để nắm được lý do yếu Toán là mất căn bản hay do lười học để có hướng phù đạo phù hợp.
2) Họp với gia đình phụ huynh:
 Tổ chức việc họp phụ huynh có học sinh học yếu môn Toán để thông báo tinh hình và có biện pháp phối hợp giúp học sinh vươn lên.
3) Chuẩn bị bài của giáo viên và nội dung giảng dạy:
* Về soạn bài:
- Cần lưu ý hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó phù hợp cho từng đối tượng học sinh, đặc biệt đối với học sinh yếu để tập trung sự chú ý của các em.
Ví dụ: Phân tích đa thức: x4 – 9x3 + x2 - 9x thành nhân tử.
Câu hỏi gợi mở:
GV: Đa thức trên các hạng tử có nhân tử chung nào?
HS: Trả lời:
GV: Đặt x nhân tử chung ra ngoài ngoặc, trong ngoặc còn những hạn tử nào?
HS: Trả lời:
GV: Ta có thể nhóm hai hạng tử nào trong ngoặc với nhau để sau khi phân tích thì hai hạng tử ( Hai nhóm đó ) lại có nhân tử chung?
HS: Trả lời: 
GV: Hãy phân tích tiếp để đa thức thành nhân tử?
HS: Trả lời:
 Câu hỏi khó hơn:
GV: Ngoài cách nhóm trên ta còn có cách nhóm khác như thế nào để phân tích đa thức trong ngoặc thành nhân tử?
HS: Trả lời cách hai.
 GV cần có các câu gợi ý cho các bài tập tương đối khó theo trình tự, giúp học sinh giải quyết dần dần nội dung bài Toán.
 Ví dụ: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: x 2 –2 x + 3.
Giáo viên gợi ý:
 GV: x2 – 2 x + ? = ( x + 1 )2 
 HS: Trả lời.
 GV: Biểu thức trên ta viết được : x 2 – 2 x + 1 + ? 
 HS: Trả lời.
 GV: Như vậy ta đã tách 3 = 1 + 2.
 Biểu thức viết được dạng bình phương của một hiệu nào cộng với 2.
 HS: Trả lời .
 GV: Ta nhận thấy ( x -1 ) 2 ≥ ? với mọi x.
 HS: Trả lời.
 GV: Nên ( x -1 )2 + 2 ≥ ? vơi mọi x .
 HS: Trả lời.
 GV: Biểu thức có giá trị nhỏ nhất là gì khi x = 1.
 Tận dụng tối đa chuyện vui về Toán học, lịch sử Toán học, các nhà Toán học liên quan đến bài dạy để tạo sự hứng thú cho các em.
Ví dụ 1: Tính nhanh tổng .
 1 + 2 +3 + 4 + 5 + 6 +  + 99 + 100.
 Giới thiệu câu chuyện: Cậu bé giỏi tính toán .
 ( Tiểu sử nhà Toán học Đức Gau-xơ ).
 Ví dụ 2: Máy bay trực thăng ra đời năm nào?
Biết máy bay ra đời năm .
Trong đó : a không là số nguyên tố, ủng không là hợp số.
 b là số dư phép chia 105 cho 12. 
 c là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.
 d là trung bình cộng của b và c.
 Ví dụ 3:
 Bài Toán đố vui: Hai bạn Hùng và Vân tranh luận với nhau: Hùng nói rằng có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng; Vân lại nói rằng không thể có được.
 Theo bạn: Ai đúng? nêu một ví dụ. 
 Đặc biệt cần có các bài Toán liên hệ với thực tế: Như đo chiều cao của cây mà không cần trèo lên cây đo; biết được đường kính thân cây mà không cần chặt thân cây ra để đo, có thể đo được khoảng cách hai điểm của hai bờ sông mà không cần vượt sông để đo vv. 
 * Về giảng dạy:
- Đầu tiên phải xây dựng cho các em lòng tự tin vào bản thân để tiến tới học tập tốt môn Toán.
- Ngôn ngữ trong giảng cần hết sức rõ ràng dễ hiểu, kiến thức ghi trên bảng ngắn gọn xúc tích dễ hiểu, dễ nhớ.
- Rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò để các em thoải mái trao đổi những vấn đề còn thắc mắc của mình.
 - Giảm tối đa sự chê trách, mặc sát đối với học sinh, tuyên dương kịp thời những em yếu có biểu hiện tiến bộ dù là nhỏ để động viên các em vươn lên.
 - Cố gắng tìm ra chỗ hổng kiến thức và giúp các em bù chỗ hổng hoặc các sai lầm thường gặp trong bài Toán bằng các ví dụ, các bài Toán vv.
 Ví dụ 1: Một học sinh rút gọn phân thức: .
GV: Hỏi em rút gọn như thế nào được kết quả trên?
HS: Em rút gọn 7x ở tử thức với 7x ở mẩu thức nên được kết quả bằng 7.
 Trong tình huống này GV thấy sự sai lầm của học sinh, đã chia số hạng cho thừa số, giáo viên cần sữa sai cho học sinh ngay.
 Ví dụ2: Có học sinh viết : . Nhưng học sinh giải thích như sau:
 “ x2 chia cho x được x; dấu “ –" chia cho dấu ‘‘ – ” được dấu “ + ”; z 2 chia cho z được z”.
 Như vậy trong trường hợp này học sinh làm ra kết quả đúng nhưng cách chia lại sai.
 Tận dụng các công thức tổng quát ghi ngắn gọn trên bảng, cho học sinh phát biểu bằng lời.
Ví dụ: Dựa vào công thức : ( M là đa thức ≠ 0 )
 ( N là nhân tử chung, N0)
 Hãy phát biểu bằng lời tính chất cơ bản của phương thức?
 Cần cho học sinh yếu thuộc các bài thơ liên quan đến Toán như bài thơ tính diện tích hình thang, bài thơ về tỉ số lượng giác vv Để học sinh dễ vận dụng làm bài tập.
 Cuối mỗi tiết học, nên dành thời gian cho các bài tập “ kiểm tra thử ” để đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh và là cơ sở cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy trong bài.
4) Hướng dẫn học ngoài giờ:
 Tổ chức các học sinh yếu Toán theo phân loại từng lớp để phụ đạo ( nếu có điều kiện ).
 Trường hợp không có điều kiện về cơ sở vật chất, có thể tham khảo dạy tự chọn đối với lớp 8 và lớp 9.
+ Trước hết GV môn Toán cần nghiên cứu đưa ra một số chủ đề thiết thực trong chương trình cho học sinh đăng kí chủ đề cần học. Tùy theo chủ đề để phân số tiết cho phù hợp, bố trí học mỗi tuần hai tiết.
+ Sau mỗi tiết phụ đạo, nên kiểm tra học sinh bằng phiếu học tập để đánh giá chất lượng học sinh và cũng là cơ sở để giáo viên tự điều chỉnh hình thức phụ đạo cho phù hợp.
 Tổ chức các nhóm học tập, đôi bạn học tập để các em khá giỏi giúp đỡ bạn mình “ Học thầy không tày học bạn” 
5) Hướng dẫn học sinh yếu cách tự học:
 Sau khi phù đạo cho học sinh yếu, kém vươn lên cần hướng dẫn các em cách tự học môn Toán:
 Phải đọc kĩ sách giáo khoa trước khi đến lớp. Từ đó các em có thể hiểu phần nào nội dung bài trước khi giáo viên dạy.
 Sau khi học ở trường về cần học lại ngay lí thuyết, làm ngay những bài Toán đơn giản áp dụng các kiến thức vừa học bởi vì khi đó bài giảng của thầy cô trên lớp phần vẫn còn đọng lại trong tâm trí các em, do đó đỡ mất thời gian học lại. Gần đến ngày học bài tiếp theo xem lại một lần nữa, như vậy kiến thức được khắc sâu hơn. Còn về bài tập, sau khi đã làm được các bài tập đơn giản vận dụng kiến thức, học sinh sẻ có đà để giải quyết những bài tập phức tạp hơn. Lưu ý học sinh yếu cần phải nắm chắc lí thuyết trước khi thực hiện làm bài tập.
III/ Qúa trình thử nghiệm và hiệu quả mới: 
 Qua gần ba năm học thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nói chung, thực hiện một số giải pháp, biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Toán nói riêng, kết quả chất lượng môn Toán của khối tôi dạy đã có phần tiến bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm dần, tỉ lệ học sinh trung bình trở lên đã được tăng dần. So với tỉ lệ mặt bằng chung của xã hội đã tương đối giảm đáng kể.
 Số liệu củ thể:
NĂM HỌC
 TỈ LỆ HS YẾU
TỈ LỆ HS KÉM
TỔNG TỈ LỆ HS YẾU KÉM
TỈ LỆ HS – TB TRỞ LÊN
2008- 2009
46,3 %
3,7 %
50 %
50 %
2009- 2010
44,2 %
1,6 %
45,8 %
54,2 %
2010- 2011
KÌ I
34 %
1 %
35 %
65 %
 Như vậy số học sinh yếu kém đã giảm 15 % so với ban đầu, còn số học sinh đạt trung bình trở lên đã tăng 15 % so với số học sinh đạt trung bình lúc đầu. 
 Các thành viên của tổ khối, sau khi giám sát, khảo sát thực nghiệm cho rằng đây là đề tài có tính khả thi cao, có thể đưa vào áp dụng cho trường. 
C/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
I/ Kinh nghiệm cụ thể:
 Với tính khả thi của đề tài, chúng ta có thể áp dụng vào quá trình dạy và học ở cấp THCS và có thể nhân rộng ra ở các cấp khác phù hợp với tình hình thực tế. Đây là sáng kiến kinh nghiệm của quá trình dạy và học.
II/ Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Để mọi người có thể sử dụng, áp dụng giải pháp hữu ích này, chúng ta cần chú ý phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh, biến quá trình đào tạo của thầy thành quá trình đào tạo của trò và tự giải quyết vấn đề đặt ra. Ở đây cần chú trọng việc dạy học nêu vấn đề để tao ra tình huống gây sự chú ý và tập trung giải quyết vấn đề, kết hợp với một số biện pháp giải pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu như đã nêu trên.
III/ Kết luận và kiến nghị: 
 I/ Kiến nghị:
 a ) Đối với phụ huynh: Cần quan tâm đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con em học, không nên để học sinh phụ giúp nhiều công việc gia đình. Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
 b ) Đối với địa phương: Quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh Intenet và các điểm dịch vụ không lành mạnh, làm ảnh hưởng chất lượng học tập của học sinh. Đầu tư cơ sở vật chất kịp thời trong việc dạy và học.
 c ) Đối với phòng GD: Tổ chức các hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn Toán trong từng năm học để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Có chế độ đãi ngộ giáo viên giảng dạy phụ đạo thêm cho học sinh yếu kém. Nên có giáo trình phụ đạo cho học sinh yếu kém.
II/ Kết luận: 
 Đề tài này trình bày một số biện pháp giải pháp để giảm học sinh yếu kém môn Toán ở trường THCS và cụ thể là trường THCS Đạ M’Rông. Là giáo viên dạy môn Toán tôi ý thức rõ ràng rằng giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Toán là một vấn đề bức xúc và cần phải thường xuyên thực hiện một cách kiên trì. Đồng thời giúp tôi thực hiện đề tài này một cách linh hoạt hơn, phù hợp thực tế hơn. Đặc biệt, trong quá trình thực 
hiện tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của các đồng nghiệp, Ban giám Hiệu nhà trường, các cấp và các ban ngành liên quan.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Người thực hiện:
 Hà Văn Việt
 Tài liệu tham khảo:
Sách giáo khoa Toán, sách bài tập toán của nhà xuất bản giáo dục.
Sách giáo viên Toán của nhà xuất bản giáo dục.
Tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy môn Toán.
Mục lục
Đặt vấn đề: Trang 1
Giải quyết vấn đề:  Trang 3
Bài học kinh nghiệm: . Trang 7
Nhận xét của BGH	
..
 XẾP LOẠI : .

Tài liệu đính kèm:

  • docGPHI TOAN.doc