Giá trị Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh

Giá trị Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh

NHẬT KÍ TRONG TÙ- HỒ CHÍ MINH

I. Hoàn cảnh sáng tác:

_Tháng 8-1942 Bác Hồ trở lại Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới cho cách mạng Việt

Nam. Ngay29-8-1942 Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Túc Vinh, Quảng Tây,

Trung Quốc.

_ Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ gồm 134 bài viết bằng chữ Hán chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt,

làm trong thời gian HCM bị cầm tù ở 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây Trung Quốc từ 29-8-

1942 đến 10-9-1943 ghi lại những điều người đã chứng kiến và tâm tư Người trong những ngày lao tù.

II. Nội dung:

1. Phơi bày bản chất xấu xa, đen tối của bọn phản động TQ những năm 1942-1943:

_Một chế độ nhà tù tàn bạo đối với tù nhân: Cái cùm, Bốn tháng rồi => đói rét, bệnh tật, chết chóc

đầy đọa , rình rập những người tù.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬT KÍ TRONG TÙ- HỒ CHÍ MINH
I. Hoàn cảnh sáng tác: 
_Tháng 8-1942 Bác Hồ trở lại Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới cho cách mạng Việt
Nam. Ngay29-8-1942 Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Túc Vinh, Quảng Tây,
Trung Quốc.
_ Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ gồm 134 bài viết bằng chữ Hán chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt,
làm trong thời gian HCM bị cầm tù ở 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây Trung Quốc từ 29-8-
1942 đến 10-9-1943 ghi lại những điều người đã chứng kiến và tâm tư Người trong những ngày lao tù.
II. Nội dung: 
1. Phơi bày bản chất xấu xa, đen tối của bọn phản động TQ những năm 1942-1943: 
_Một chế độ nhà tù tàn bạo đối với tù nhân: Cái cùm, Bốn tháng rồi=> đói rét, bệnh tật, chết chóc 
đầy đọa , rình rập những người tù. 
- Bắt người, giam người 1 cách vô lí: Gia quyến người bị bắt lính; Cháu bé trong ngục Tân Dương
Tác giả là đại biểu của VN, đồng minh của TQ chống Nhật, thế mà bỗng dưng bị bắt.
Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi
Tội trung với nước với dân à?
( Đến cục chính trị chiến khu IV)
- Quan lại, cai ngục thối nát: Lai Tân, Tiền Công, Tiền đèn Trong tù có tổ chức đánh bạc, buôn bán,
hối lộ
- Một xã hội bất nhân: Cảnh binh khiêng lợn cùng đi
2. Thể hiện chân dung tinh thần của người tù CM: 
a. Tâm hồn lớn 
 Lòng nhân đạo: thương người dân TQ đau khổ ở trong tù và ngoài tù 
- Trong tù, Người lắng nghe tiếng khóc vang của 1 em bé nửa tuổi (Cháu bé trong ngục Tân Dương),
xót xa trước cái chết của một người tù (Một người tù cờ bạc chết cứng), cảm thông với “Người bạn tù
thổi sáo” nhớ quê, nhớ nhà; với cảnh “Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng”
- Khi bị giải đi, dù trong cảnh bị trói xích. Người vẫn thương nhà nông cần kiệm mà có thể bị đói kém
(Long An – Đồng Chính)
Người còn thương anh làm đường:
“Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi 
Phu đường vất vả lắm ai ơi” 
(Phu làm đường) 
 thương nhớ đất Việt và dân Việt: Tức cảnh, Ốm nặng, Không ngủ được 
 Tình yêu thiên nhiên: Ngắm trăng, Cảnh chiều hôm, Trên đường đi, Hoàng hôn Tâm hồn tinh tế, 
nhạy cảm với mọi biến đổi của thiên nhiên, lòng người: Chiều tối, MRTTLN 
 Tình yêu tự do: Cảnh binh khiêng lợn cùng đi, Bị hạn chế  Phong thái ung dung tự tại: Giữa 
đường đáp thuyền đi Ung Ninh 
 Tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng tương lai: Giải đi sớm, Chiều tối, Ốm nặng 
CHẤT THÉP 
b. Trí tuệ lớn: 
 Nhận thức quy luật cuộc sống theo chiều hướng tích cực: Tự khuyên mình, Trời hửng 
Tổng kết những bài học quý về sống, đấu tranh, sáng tác: Học đánh cờ, Nghe tiếng giã gạo, Cảm 
hứng đọc Thiên Gia Thi 
 Tinh thần, ý chí CM kiên cường, bất khuất: Bốn tháng rồi, Học đánh cờ, Mới núi -> phong thái 
ung dung tự tại, làm chủ hoàn cảnh và bản thân 
III. Nghệ thuật: 
- Bình dị mà sâu sắc: thường nói chuyện lớn qua sự việc bình thường, quen thuộc. 
+ Nhìn lính khiêng lợn cùng đi, Người rút ra kết luận về sự mất tự do 
+ Nghe tiếng giã gạo, Người nghĩ đến bài học “Gian nan rèn luyện” 
- Cổ điển mà hiện đại: 
+ Cổ điển: giàu tình cảm với thiên nhiên, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung tự tại, bút pháp 
chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật 
+ Rất cổ điển ở cảm hứng về vẻ đẹp của cảnh vật, coi thiên nhiên là người bạn hòa hợp, chia sẻ 
tâm tình (Ngắm trăng, Cảnh chiều hôm, MRTTLN), ở thể thơ và cách tả ngụ tình 
+ Hiện đại: hình tượng thơ luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Nhân vật trữ tình không 
phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ 
+ Rất hiện đại ở giọng điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên, hình ảnh thường quen thuộc, cảm hứng về
ánh sáng, ánh hồng, niềm vui, niềm tin thắng lợi (Chiều tối, Giải đi sớm); tinh thần dân chủ: cách chọn
đề tài, cách nói, cách thể hiện bình dị, hướng về đời sống người dân cực khổ
- Phong phú mà đặc sắc: khi trữ tình (Cảnh chiều hôm), khi hài hước châm biếm (Dây trói, Ghẻ, Lai
Tân) hoặc kết hợp hai yếu tố này (Chiều hôm)
 Câu hỏi ứng dụng: 
1. Những nét cơ bản của bức chân dung tự học của HCM trong NKTT 
Bài 21: Ngục trung nhật ký - Ngời sáng ý chí bậc đại nhân 
Câu hỏi: Nghĩ về tập thơ "NKTT" của HCM, nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: "Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ.Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép". Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Qua việc bình giảng bài thơ "Giải đi sớm" hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. 
(Thơ xưa thiên về yêu cảnh thiên nhiên đẹp 
Núi, sông, khói, sóng, hoa, tuyết, trăng, gió 
Thơ hiện đại cần có thép 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong) 
HƯỚNG DẪN 
I. Mở bài:
Nghĩ về tập thơ "NKTT" thần thép". Lời nhận xét của Hoài thanh vừa khái quát được nội dung cảm hứng của tập thơ "NKTT" vừa lột tả được tinh thần của của mỗi vần thơ trong tập "NKTT". "Giải đi sớm" tiêu biểu cho tâm hồn cốt cách của HCM - một bài thơ không nói chuyện thép, nên giọng thép mới có tinh thần thép. 
II. Thân bài:
1. Xuất xứ bài thơ: 
2. Giải thích ý kiến của bài thơ. 
- Lời nhận xét của Hoài Thanh khẳng định Bác có nói trong thơ có thép, điều này chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong bài thơ "Cảm tưởng đọc thiên gia thi": 
"Cổ thi thiên ái thiên nhiên nữ 
Sơn, thuỷ, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong. 
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết 
Thi gia dã yếu diệc xung phong" 
(Bốn tháng rồi) 
"Gạo đem vào giã bao đau đớn 
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông 
Sống ở trên đời người cũng vậy 
Gian nan rèn luyện ắt thành công" 
=> HCM không hề phủ nhận những đề tài thiên nhiên, trong thơ Người chỉ nhận xét thơ xưa quá thiên về thiên nhiên đẹp mà quên đi bao nhiêu điều khác, thơ hiện đại bên cạnh đề tài thiên nhiên cần có thêm tinh thần thép. 
- Nhà phê bình Hoài Thanh không chỉ đòi hỏi người đọc phải hiểu một cách linh hoạt uyển chuyển chất thép trong thơ Bác tránh khiên cưỡng cứng nhắc, mà còn chỉ ra hai dạng biểu hiện của chất thép trong thơ Bác: 
+ Có khi chất thép được biểu hiện trực tiếp qua việc "nói giọng thép" "Lên giọng thép". Trong tập nhật kí, bên cạnh bài thơ "Cảm tưởng đọc thiên gia thi" trực tiếp nói chuyện thép, chỉ có vài bài thơ "lên giọng thép": 
"Kiên trì và nhẫn nại 
Không chịu lùi một phân 
Vật chất tuy đau khổ 
Không nao núng tinh thần" 
(Nghe tiếng giã gạo) 
"Nghĩ mình trong bước gian truân 
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng" 
(Tự khuyên mình) 
+ Bên cạnh đó phần lớn các từ thơ trong tập "NKTT" đều thể hiện một chất thép gián tiếp qua đề tài thiên nhiên. Đó là những bài thơ "không nói chuyện thép, lên giọng thép mà vẫn nồng nàn tinh thần thép", tiêu biểu là bài "Giải đi sớm". 
3. Bình giảng bài thơ (Đề 6). 
=> "Không nói chuyện thép, không nên giọng thép nhưng vẫn nồng nàn tinh thần thép". 
III. Kết bài
Lời nhận xét của Hoài Thanh đã chỉ ra những dạng biểu hiện tinh tế của chất thép trong "NKTT" của HCM, một chất thép khi được bộc lộ trực tiếp qua việc nói chuyện thép", "lên giọng thép", khi được bộc lộ gián tiếp qua đề tài thiên nhiên trong thơ Bác mà bài thơ "Giải đi sớm" là một hiện thân cụ thể độc đáo. ý kiến của Hoài Thanh dù chưa chỉ ra được mỗi quan hệ giữa chất thép và chất tình trong thơ Bác như lời nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông nhưng vẫn là một nhận xét sâu sắc và có sức thuyết phục về sáng tác của HCM trong hoàn cảnh thử thách nghiệt ngã.
Câu hỏi: Đọc tập thơ "Nhật kí trong tù " của Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: "Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp 
 Anh đèn toả sáng mái đầu xanh 
 Vần thơ của Bác vẫn thơ thép 
 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình" 
Anh (chị) hiểu ý thơ trên như thế nào. Qua việc bình giảng bài thơ "Chiều tối" hoặc "Giải đi sớm" hãy làm sáng tỏ bài thơ đó. 
Gợi ý giải bài
I. Mở bài
Nhận xét về sáng tác của HCM trong tập "NKTT", bên cạnh ý kiến của Hoài Thanh về những dạng biểu hiện tinh tế khác nhau của chất thép trong thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng có một nhận xét vô cùng đặc sắc: 
" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp 
ánh đèn toả rạng mái đầu xanh 
Vần thơ của Bác vần thơ thép 
Mà vẫn mênh mông bát ngat tình" 
ý kiến của nhà thơ HTT không chỉ gợi lên bát ngát tình, đọc những lớp ý nghĩa khác nhau, mà còng được thể hiện qua chính thực tiễn sáng tác của HCM, tiêu biểu là bài thơ. 
II. Thân bài 
Trong ý thơ của mình, HCM đã dùng hình ảnh "trăm bài" như một hình ảnh biểu tượng để chỉ hơn một trăm bài thơ trong tập "NKTT" của Bác. Đối với ông mỗi bài thơ trong tập nhật ký đều là một "ý đẹp", đẹp cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Lời NX này đã khẳng định giá trị lớn lao của từng ý thơ, từng tác phẩm trong tập Nhật ký. 
Dòng thơ :" ánh đèn... xanh" vừa như một hình ảnh tả thực, miêu tả ánh sáng toả ra từ ngọn đèn soi sáng mái đầu còn trẻ của nhà thơ khi đọc thơ Bác, vừa có thể hiểu như một hình ảnh biểu tượng chỉ ánh sáng tinh thần toả ra từ tập "NKTT", soi sáng tâm hồn trí tuệ cho những thế hệ sau, cho những người đầu xanh tuổi trẻ => ý thơ đã khẳng định giá trị của ánh sáng tư tưởng, của những bài học nhân sinh toả ra từ tập nhật ký. 
- Nếu Hoài Thanh chỉ khẳng định hai dạng biểu hiện cảu chất thép trong thơ Bác thì HTT không chỉ khẳng định chất thép trong thơ người mà còn khẳng định mối quan hệ độc đáo giữa chất thép và chất tình. 
+ "Thép" ở đây là xu hướng CM và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng quan tâm đến thơ "chuyên chú" ở con người như Nguyễn Văn Siêu đã nói, tinh thần "đâm mấy.........chẳng tà" của NĐC và được nâng cao trong thời đại CMVS. 
"Thép" là tích cách của nhà thơ đối với thiên nhiên ưu đãi với vạn vật, với con người. Củng có khi là những tâm sự riêng tư thầm kín, là những nỗi niềm tâm sự của một con người bình thường như mọi người mà HCM thể hiện trong mọi sáng tác của mình. 
2. CM 
Bình giảng một trong hai bài thơ 
a. Với bài "Chiều tối"P 
- "Thép" là những phương diện lớn lao cao cả phi thường (đề số 5.2b..) 
- "Tình": 
+ Tình yêu thiên nhiên, niềm thiết tha gắn bó với cuộc sống bình dị của con người. 
+ Những tính cách bình thường (Đề 5, 2c) 
b. Đối với bài "Giải đi sớm" 
- "Thép": 
+ Vượt lên trên hoàn cảnh, sự tự do tinh thần, cuộc vượt ngục tinh thần lớn lao cao cả. 
- "Tình": 
+ Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm trước bức tranh TN buổi sớm với những vận động đổi thay hết sức bất ngờ. 
+ Là tính cảm xót xa thương cho chính mình khi đối diện trước cái khắc nghiệt của cảnh giải đi sớm: Đường xa, giá lạnh, bóng tối và sự vắng lặng vây quanh người tù đất khách. 
=> Bài thơ (1), (2) vừa thể hiện một chất thép tinh thần cũng vừa bộc lộ một chất tình sâu sắc phong phú đa dạng, đó là một tác phẩm vừa nồng nàn chất thép vừa thấm đượm chất tình. Chính sự kết hợp độc đáo giữa chất "thép" và chất "tình", giữa cái lớn lao sâu sắc của nội dung tư tưởng với cái mới mẻ tinh tế của hiện thực nghệ thuật như thế đã làm cho bài thơ (1), (2) trở thành một "ý đẹp", và hơn một trăm bài thơ trong tập Nhật ký là "trăm ý đẹp". Tập "NKTT" như vậy vẫn tiếp tục toả ra cái ánh sáng kỳ diệu, áng sáng của tâm hồn trí tuệ tình cảm soi đường chỉ lối cho những thế hệ sau, cho những người đầu xanh tuổi trẻ. 
III. Kết luận: 
Lời nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông vừa chỉ ra mối quan hệ độc đáo giữa chất thép và chất tình trong thơ Bác vừa khẳng định giá trị lớn lao lâu dài của tập Nhật ký bằng thơ. ý kiến này như một bổ xung độc đáo cho ý kiến giải cội nguồn làm nên sức hấp dẫn lâu dài của tập nhật ký bằng thơ: 
"Lại thương nỗi đoạ đầy thân Bác 
Mười bốn trăng xê tái gông cùm 
ôi chân yêu mắt mờ tóc bạc 
Mà thơ bay cách hạc ung dung" 
(Tố Hữu)
Một số dạng đề thi :
1. Đề 1 :
Tình và Thép trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, qua những bài thơ đã học và đọc thêm ở “Nhật ký trong tù".
2. Đề 2 :
Viết về “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét: “Tập Nhật ký trong tù là một tiếng nói chứa chan tình nhân đạo”. Hãy chứng minh ý kiến trên. thể dựa vào để phân tích đặc điểm của người chiến sĩ cộng sản.
3. Đề 3 :
“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi! Chân yếu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay  cánh hạc ung dung”
(Tố Hữu)
Từ những bài đã học và đã đọc trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ Tịch, hãy chứng minh nhận định trên.
4. Đề 4 :
Tình cảm nhân đạo trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh
5. Đề 5 :
Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Bác Hồ cảm thấy đau khổ vô hạn vì mất tự do. Vậy mà có lúc Bác lại tự nhận là “Khách tự do”, “Khách tiên”, có thể giải thích điều đó như thế nào?
6. Đề 6 :
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn, nhưng trong “Nhật ký trong tù”, Người lại viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”
Anh (chị) hãy giải thích về hiện tượng trên như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docGIA TRI NHAT KY TRONG TU.doc