Đề thi và đáp án Vật lí Lớp 6,7,8

Đề thi và đáp án Vật lí Lớp 6,7,8

2/ Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng:

 A. Dãn nở vì nhiệt ; B. Nóng chảy ; C. Đông đặc ; D. Bay hơi

3/ Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì:

 A. Vỏ bóng bàn nở ra khi bị ướt ; B. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra

 C. Nước nóng tràn vào bóng ; D. Không khí tràn vào bóng

4/ Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

 A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên B. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau

 C. Các chất rắn co lại khi lạnh đi ; D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít

5/ Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì:

 A. Trọng lượng của vật giảm đi ; B. Khối lượng của vật giảm đi

 C. Thể tích của vật giảm đi ; D. Trọng lượng của vật tăng lên

6/ Trong các cách sắp xếp sau, các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít là:

 A. Khí, rắn, lỏng B. Lỏng, khí, rắn C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, lỏng, khí

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi và đáp án Vật lí Lớp 6,7,8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT Lí 6 (Đề 1)
I - Phần trắc nghiệm (7 điểm)
 Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1/ Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là:
 A. 00C và 1000C ;	B. 00C và 370C ;	C. -1000C và 1000C ; 	D. 370C và 1000C
2/ Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng:
 A. Dãn nở vì nhiệt ;	B. Nóng chảy ;	C. Đông đặc ;	D. Bay hơi
3/ Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì:
 A. Vỏ bóng bàn nở ra khi bị ướt ; 	B. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra 
 C. Nước nóng tràn vào bóng ;	D. Không khí tràn vào bóng
4/ Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?
 A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên 	 B. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau 
 C. Các chất rắn co lại khi lạnh đi ;	 D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít
5/ Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì:
 A. Trọng lượng của vật giảm đi ;	B. Khối lượng của vật giảm đi
 C. Thể tích của vật giảm đi ;	D. Trọng lượng của vật tăng lên
6/ Trong các cách sắp xếp sau, các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít là:
 A. Khí, rắn, lỏng 	B. Lỏng, khí, rắn 	C. Khí, lỏng, rắn	D. Rắn, lỏng, khí
7/ Dùng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau.
Sự chuyển từ thể rắn sang thể khí gọi là sự .(1).
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự .(2).
Nước sôi ở nhiệt độ .(3).,nhiệt độ này gọi là .(4).của nước.
II - Phần tự luận (3 điểm)
8/ Bỏ vài cục đá lấy từ trong tủ lạnh vào cốc thủy tinh rồi dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ. 
 Người ta lập được bảng sau:
Thời gian (phút)
0
1
2
3
4
5
6
Nhiệt độ (0C)
- 4
0
0
0
0
2
4
 a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian?
	(cho biết: trục nằm ngang là trục thời gian, trục thẳng đứng là trục nhiệt độ)
 b) Hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 và từ phút thứ 5 đến phút thứ 6 ?
 c) Cốc đá tồn tại ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút thứ 1, từ phút thứ 1 đến
 phút thứ 4, từ phút thứ 4 đến phút thứ 6
I - Phần trắc nghiệm (7 điểm) Mỗi câu chọn đúng cho (1 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án đúng
A
A
B
B
C
C
7/ (1điểm) 
	(1) bay hơi
	(2) đông đặc
	(3) 1000C
	(4) nhiệt độ
II - Phần tự luận (3 điểm)
8/	Mỗi câu đúng (1 điểm)
	a) Hình vẽ biểu diễn sự thay
	 đổi nhiệt độ
 0
	b) Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 đá nóng chảy	 
	 Từ phút thứ 5 đến phút thứ 6 đá nóng lên
	c) Từ phút 0 đến phút thứ 1 : là thể rắn
	 Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 : là thể rắn và thể lỏng
	 Từ phút thứ 4 đến phút thứ 6 : là thể lỏng
---------------------------------------------- hết ---------------------------------------------
VẬT Lí 7
I - Phần trắc nghiệm (6 điểm)
 Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1/ Vật nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?
 A. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.	B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó.
 C. ống nhôm treo bằng sợi chỉ.	D. ống giấy treo bằng sợi chỉ. 
2/ Có 4 vật a, b, c, và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút vật b, b hút c, c đẩy d thì:
 A. Vật a và c có điện tích cùng dấu.	B. Vật b và c có điện tích cùng dấu.
 C. Vật b và d có điện tích cùng dấu.	D. Vật a và d có điện tích trái dấu.
3/ Dòng điện là:
 A. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.	B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
 C. Dòng các phân tử dịch chuyển có hướng.	D. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
4/ Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? (hình vẽ)
5/ Cho sơ đồ mạch điện nhơ hình vẽ. Trong trường hợp nào chỉ có đèn Đ1 và Đ2 sáng?
	
	A. Cả ba công tắc đều đóng.
	B. K1 và K3 đóng K2 mở.
	C. K1 và K2 đóng K3 mở.
	B. K1 đóng K2 và K3 mở.
6/ Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
 A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
 B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
 C. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.
 D. Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.
II - Phần tự luận (4 điểm)
7/ Có một số vật liệu sau ( sứ, nhựa, sắt, đồng, ni lông, thủy tinh, than chì, nhôm ). 
 Hãy cho biết vật liệu nào là chất dẫn điện.
8/ Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện.
9/ Có một nguồn gồm 1 pin, 2 bóng đèn Đ1 và Đ2 được mắc nối tiếp với nhau, 1 công tắc nguồn,
 1 vôn kế đo hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn Đ1, dây dẫn. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và chỉ 
 chiều dòng điện trong sơ đồ bằng mũi tên.
I - Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Mỗi câu chọn đúng cho (1 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án đúng
A
A
B
B
C
C
II - Phần tự luận (4 điểm)
7/ Vật liệu dẫn điện là: sắt, đồng, than chì, nhôm (1 điểm)
8/ trả lời đúng (1 điểm)
	- Tác dụng nhiệt 
 	- Tác dụng phát sáng.
	- Tác dụng từ.
	- Tác dụng hóa học.
	- Tác dụng sinh lý
9/ (2 điểm)
	- Vẽ sơ đồ mạch điện đúng (1 điểm)
	- chỉ chiều dòng điện đúng (1 điểm)
---------------------------------------------- hết ---------------------------------------------
VẬT Lí 8
I - Phần trắc nghiệm (3 điểm)
 Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1/ Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng vừa có thế năng
 A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.	B. Chỉ khi vật đang đi lên.
 C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.	D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
2/ Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 80N từ giếng sâu 5m lên. Thời gian kéo hết 
 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
 A. 800W	B.40W	C. 850W	D. 200W
3/ Tính chât nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
 A. Chuyển động không ngừng.	
 B. Chỉ có thế năng không có động năng.
 C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
 D. Giữa các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
4/ Thả 3 miếng Đồng, chì, nhôm cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân
 bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?
 A. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
 B. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
 C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
 D. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến đồng miếng, miếng chì.
5/ Quả bóng bay dù buộc chặt để vài ngày sau vẫn bị xẹp vì:
 A. Khi mới thổi không khí nóng sau đó lạnh dần nên co lại.
 B. Các phân tử không khí rất nhỏ và chuyển động không ngừng nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
 C. Giữa các phân tử của vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui ra
 ngoài qua các khoảng cách đó.
 D. Cả hai nguyên nhân ghi ở câu B và C.
6/ Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:
 A. Chỉ ở chất lỏng.	B. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.
 C. Chỉ ở chất rắn và chất lỏng 	D. ở cả chất lỏng, chất rắn và chất khí.
II - Phần điền khuyết và tự luận (7 điểm)
7/ Năng lượng không tự .................... cũng không tự ....................; nó chỉ truyền từ....................
 sang ...................., chuyển hóa từ.................... sang ....................
8/ Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 (J/kg.k). Hãy cho biết con số 4200 (J/kg.k) có ý nghĩa gì?
9/ Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 10 kg than đá.
10/ Một xoong nước bằng đồng có khối lượng 1kg chứa 3 lít nước ở 200C. Muốn đun sôi xoong nước
 này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
(cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 (J/kg.k); Năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 (J/kg))
---------------------------------------------- hết ---------------------------------------------
I - Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu chọn đúng cho (0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án đúng
A
A
B
B
D
D
II - Phần điền khuyết và tự luận (7 điểm)
7/ điền đúng (1 điểm)
	- sinh ra
	- mất đi
	- từ vật này
	- vật khác
	- dạng này
	- dạng khác
8/ giải thích đúng (2 điểm)
	Con số 4200 (J/kg.k) nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng thêm lên 10C thì cần truyền
 cho nước một nhiệt lượng 4200J.
9/ Tính đúng (2 điểm)
Cho biết: 	 Giải
m = 10 kg Khi đốt cháy hoàn toàn 10kg than đá thì nhiệt lượng tỏa ra là
q = 27.106(J/kg)	ADCT: 	Q = q.m
Q = ?	Thay số ta có: Q = 27.106.10 = 27.107(J)
10/ trình bày đúng (2 điểm)
Cho biết:	Giải
m1 = 1kg + Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước tăng từ 200C - 1000C là:
m2 = 3kg	ADCT: 	Q1 = m1.c2.(t2 - t1)
t1 = 200C	 = 1.380.80 = 30400J
t2 = 1000C	 + Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước tăng từ 200C - 1000C là:
C1 = 380(J/kg.k)	ADCT: 	Q2 = m2.c2.(t2 - t1)
C2 = 4200(J/kg.k)	 = 3.4200.80 = 1008000J
 + Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là:
Q = ? 	 	 Q = Q1 + Q2 
	 = 30400 + 1008000 = 1038400J = 1038,4 (kJ)
---------------------------------------------- hết ---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI + DA HK II LY 6+ 7+8 + DAP AN.doc