Đề:
Câu 1: Thế nào là tự lập? Nêu 4 biểu hiện của người có tính tự lập?(3đ)
Trả lời:
* Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.(1đ)
* Biểu hiện: Mỗi ý đúng(0.5đ)
- Tự tin; bản lĩnh; kiên trì; dám đương đầu với khó khăn; có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống .tự làm bài tập, tự đi xe đạp đến lớp; tự giặc quần áo
Câu 2: Tìm 4 câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự lập.(2đ)
Trả lời: - Tự lực cánh sinh;
- Có bụng ăn, có bụng lo.
- Muốn ăn thì lăn vào bếp
- « Làm người ăn tối lo mai
Việc mình hồ dễ để ai lo cùng »
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TL TL TL Quan hệ với bản thân. Câu 2 (2đ) Câu 1 (3đ) Quan hệ với người khác Câu 7 (4đ) Câu 4 (3đ) Câu 5 (2đ) Câu 3 (2đ) Câu 6 (2đ) Quan hệ với công việc Câu 8 (3đ) Câu 9 (3đ) Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại. Câu 10 (3đ) Câu 13 (2đ) Câu 14 (3đ) Câu 11 (3đ) Câu 12 (3đ) Quyền trẻ em; quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình. Câu 15 (2đ) ATGT Câu 16 (4đ) Tổng cộng 3 Câu 8 Câu 5 câu MA TRẬN Loại đề: Tự luận Môn: GDCD Khối lớp: 8 Người ra: Nguyễn Văn Dũng Đề: Câu 1: Thế nào là tự lập? Nêu 4 biểu hiện của người có tính tự lập?(3đ) Trả lời: * Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.(1đ) * Biểu hiện: Mỗi ý đúng(0.5đ) - Tự tin; bản lĩnh; kiên trì; dám đương đầu với khó khăn; có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.tự làm bài tập, tự đi xe đạp đến lớp; tự giặc quần áo Câu 2: Tìm 4 câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự lập.(2đ) Trả lời: - Tự lực cánh sinh; - Có bụng ăn, có bụng lo. - Muốn ăn thì lăn vào bếp - « Làm người ăn tối lo mai Việc mình hồ dễ để ai lo cùng » Câu 3 : Em hãy kể 4 ví dụ về tôn trọng lẽ phải mà em biết.(2đ) Trả lời : Mỗi ý đúng (0.5đ) - Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình sống và làm việc ; - Không nói sai sự thật ; - Không vi phạm đạo đức và pháp luật - Có thái độ phê phán đối với ý kiến, quan điểm làm việc sai trái... Câu 4 : Tình bạn là gì?Nêu những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh? (3 điểm) Trả lời: -Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa 2 hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích; hoặc có chung xu hướng hành động và có cùng lí tưởng sống.(1đ) Biểu hiện: Phù hợp nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; giúp đỡ nhau trong lúc gặp khó khăn; đồng cảm sâu sắc với nhau(2đ). Câu 5: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ làm gì? (2đ) Trả lời: tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và làm theo những việc sai. (1 điểm) * Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa. (1 điểm) Câu 6: Tình huống: Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang để Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép. Theo em việc làm của Minh có phải là giữ chữ tín không? Vì sao? (2 điểm) Trả lời: - Minh không giữ chữ tín. (0,5 điểm) - Vì Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo là sẽ giúp Quang học tập tiến bộ nhưng Minh làm bài tập hộ và đưa cho Quang chép thì Quang sẽ không bao giờ tiến bộ mà ngược lại sẽ làm cho Quang lười biếng và ỷ lại. (1,5 điểm) Câu 7: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín? Giữ chữ tín có ý nghĩa gì? Bản thân em đã làm gì để giữ chữ tín với mọi người xung quanh? (4 điểm) Trả lời: * Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa biết tin tưởng nhau(1đ) *Ý nghĩa:Tự trọng bản thân mình và tôn trọng người khác; nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.(1đ) *Biết giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. Phải làm tốt chức trách nhiệm vụ của mình.(2đ) Câu 8: Nêu khái niệm của Liêm khiết ? Cho 4 ví dụ nói về tính liêm khiết của bản thân hoặc của ngưới khác? (3điểm) Trả lời: Liêm khiết là sống trong sạch không hám danh, hám lợi; Không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỉ (1đ) **Ví dụ: Không hám danh, hám lợi; không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không nhận hối lộ; không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thận.. ( mỗi ý đúng 0.5đ) Câu 9: Pháp luật là gì? Kỉ luật là gì? Những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao? (3 điểm) Trả lời: - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.(1đ) - Kỷ luật là những quy định, quy ước của công đồng (tập thể) nhằm đảm bảo phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ. (1đ) - Không. Vì những quy định đó chỉ dành riêng cho những người trong cơ quan đó thực hiện(1đ) Câu 10: Nêu ý nghĩa của lao động tự gíac và sáng tạo? Cho ví dụ? ( 3đ) Trả lời: * Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo: - Giúp con người học tập mau tiến bộ, nâng cao năng suất và chát lượng lao động, phát triển nhân cách; thúc đẩy phát triển xã hội * Ví dụ (1đ). Mỗi ý đúng 0.5đ - Tự giác học bài làm bài; - Đi học về nhà đúng qui định; - Thực hiện đúng nội qui của lớp trường đề ra; - Đổi mới phương pháp học tập; - Luôn suy nghỉ tìm ra những cách giải bài tập.. Câu 11: Trong ngày sinh nhật, Hà đã tổ chức thật linh đình và mời thật nhiều bạn tới dự. Buổi sinh nhật kéo dài tới 11 giờ đem và các bạn hò hét rất to. Bác Lâm hàng xóm sang nhắc nhở, các bạn chỉ vâng dạ qua loa rồi lại tiếp tục cuộc vui như không có chuyện gì xảy ra. Em có nhận xét gì về việc làm của Hà và các bạn? Nếu em có mặt trong buổi sinh nhật đó, em sẽ làm gì? (3đ) Trả lời: * Nhận xét về việc làm của Hà và các bạn (2đ): - Chưa xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư: (1đ): + Tổ chức sinh nhật tới tận 11 giờ đêm + Hò hét to ảnh hưởng làng xóm - Không tôn trọng người khác(1đ): Bác Lâm sang nhắc nhở vẫn không sửa chữa sai lầm. * Nhắc nhở các bạn: (1đ): - Không nên tổ chức sinh nhật khuya - Không hò hét to.Phải nghe lời người lớn. Câu 12: Tại sao chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Chúng ta nên học hỏi, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? (3đ) Trả lời: * Chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác vì điều đó giúp cho có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng, đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước. (1 điểm) b. Chúng ta nên học hỏi, tiếp thu các dân tộc khác một cách có chọn lọc, học hỏi các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước phát triển để ứng dụng vào Việt Nam, học hỏi những gì phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt Nam, bởi vì điều đó giúp cho đất nước ta phát triển và giữ vững được bản sắc dân tộc. (2 điểm) Câu 13: Nêu 4 việc làm của bản thân thể hiện xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư (2đ) Trả lời: - Giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi mình ở; Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; không mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.(mỗi ý đúng 0.5đ) Câu 14: Em hãy tìm 2 hành vi của tính tự lập trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày? (3đ) Học tập Lao động Sinh hoạt hàng ngày - - - - - - Câu 15: Nêu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (2đ) Trả lời: Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc; phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam(2đ) Câu 15: Ngày chủ nhật, Hùng 15 tuổi Lấy xe của mẹ đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi, Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô che nắng cho hai anh em. Đi dược một đoạn thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. cả hai ngơ ngác không hiểu vì sao bị giữ lại.( 4đ) * Em hãy cho biết Hùng đã vi phạm những qui định nào về an toàn giao thông? * Theo em, em của Hùng có vi pạm không? Vì sao? Trả lời: Hùng vi phạm những qui định sau: Điều khiển xe máy khi chưa đủ 18 tuổi, không có giấy pép lái xe.(2đ) Em của Hùng có vi phạm về ATGT vì đã sử dụng ô khi ngồi trên xe máy. (2đ) HẾT
Tài liệu đính kèm: