ĐỀ:
Câu 1: Sống giản dị là gì? Ý nghĩa của sống giản dị? Theo em học sinh ăn mặc như thế nào là phù hợp? (3.0 điểm)
Trả lời:
* Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội biểu hiện ở chổ: không xa hoa lãng phí; không cầu kỳ kiểu cách. (1.0 điểm)
* Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. (1.0 điểm)
* Học sinh nên ăn mặc đúng theo quy định của nhà trường, liên đội, mặc giản dị gọn gàng sạch sẽ, nếu quần áo đã cũ thì phải lành lặn, không rách rưới. Chân tay sạc sẽ, tóc gọn gàng không nhuộm màu (1.0 điểm)
Câu 2. Em sẽ làm gì để thể hiện mình là người có tính đoàn kết tương trợ và nêu Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. (2 điểm)
Trả lời:
Mẹ bạn Nam bị ốm, Hùng đến động viên các bạn cả lớp cùng nhau đến thăm và giúp đỡ bài vở.(1đ) (Tùy học sinh giải quyết tình huống phù hợp hưởng trọn điểm)
*Ý nghĩa: (1đ)
- Giúp chúng ta dễ dàng hợp tác với mọi người xung quanh và được mọi người xung quanh yêu mến.
- Giúp ta tạo nên được sức mạnh để vượt qua được khó khăn. Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc.
MA TRẬN Loại đề: Tự luận Môn: GDCD Khối lớp: 7 Người ra: Nguyễn Văn Dũng Chủ đề Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng, sáng tạo 1: Quan hệ với bản thân Câu 1 (3đ) Câu 6 (2đ) Câu 5 (2đ) Câu 7 (4đ) 2: Quan hệ với người khác Câu 4 (3đ) Câu 12 (4đ) Câu 8 (3đ) Câu 9 (3.5đ) Câu 2 (2đ) 3: Quan hệ với công việc Câu 3 (1đ) 4: Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại Câu 13 (2đ) Câu 15(2đ) Câu 14 (4đ) 5: ATGT Câu 10 (1đ) Câu 11(2đ) TỔNG HỢP 3 câu 6 câu 6 câu ĐỀ: Câu 1: Sống giản dị là gì? Ý nghĩa của sống giản dị? Theo em học sinh ăn mặc như thế nào là phù hợp? (3.0 điểm) Trả lời: * Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội biểu hiện ở chổ: không xa hoa lãng phí; không cầu kỳ kiểu cách. (1.0 điểm) * Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. (1.0 điểm) * Học sinh nên ăn mặc đúng theo quy định của nhà trường, liên đội, mặc giản dị gọn gàng sạch sẽ, nếu quần áo đã cũ thì phải lành lặn, không rách rưới. Chân tay sạc sẽ, tóc gọn gàng không nhuộm màu(1.0 điểm) Câu 2. Em sẽ làm gì để thể hiện mình là người có tính đoàn kết tương trợ và nêu Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. (2 điểm) Trả lời: Mẹ bạn Nam bị ốm, Hùng đến động viên các bạn cả lớp cùng nhau đến thăm và giúp đỡ bài vở.(1đ) (Tùy học sinh giải quyết tình huống phù hợp hưởng trọn điểm) *Ý nghĩa: (1đ) - Giúp chúng ta dễ dàng hợp tác với mọi người xung quanh và được mọi người xung quanh yêu mến. - Giúp ta tạo nên được sức mạnh để vượt qua được khó khăn. Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc. Câu 3: Hãy kể 2 việc làm của bản thân( bạn) sống và làm việc có kế hoạch (2đ) Trả lời: Bạn A thực hiện đúng giờ học buổi tối theo kế hoạch, mặc dù hôm đó có phim hay; Bạn B đều đặn giúp mẹ nấu cơm chiều, mặc dù có bạn đến rủ đi đá bóng; Bạn C tự đặt lịch làm việc trong ngày, trong tuần và cố gắng thực hiện đúng lịch .(mỗi ý 0.5 đ) Câu 4. Thế nào là đoàn kết, tương trợ? Tìm 2 câu tục ngữ, 1 câu ca dao, 1 câu danh ngôn nói về tính đoàn kết tương trợ (3 điểm) Trả lời: Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khia gặp khó khăn.(1đ) * Tục ngữ: (2đ) . Mỗi câu (0.5đ) - Tục ngữ: Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm - Ca dao: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Danh ngôn: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công Câu 5. Nhà Hương có cuộc sống bình thường nhưng Hương thường đòi mẹ mua những bộ quần áo đắt tiền và mốt. Em hãy nhận xét về suy nghĩ và việc làm của Hương? (2.0 điểm) Trả lời: Hương là người sống không giản dị, không căn cứ vào thực tế gia đình mình để ăn mặc cho phù hợp. Hương chưa biết thương ba mẹ, Hương chỉ cần ăn mặc sạch sẽ là được không cần phải chạy theo mốt vì mình còn nhỏ. (2.0 điểm) Câu 6. Ý nghĩa của trung thực? Trung thực trong học tập thể hiện như thế nào? (2.0 điểm) Trả lời: * Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ. (1.0 điểm) * Trung thực trong học tập: tự giác chăm chỉ học tập không để thầy cô giáo và bố mẹ nhắc nhở.Trong giờ kiểm tra luôn nghiêm túc không quay cóp, không sử dụng tài liệu(1.0 điểm) Câu 7. Vì sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Tìm bốn câu tục ngữ; ca dao; danh ngôn nói về tính tự trọng? (4 điểm) Trả lời: * Vì tự trọng giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên tự hoàn thiện mình; Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Được mọi người quý trọng (2 điểm) * Bốn câu tục ngữ; ca dao; danh ngôn: (2 điểm) “Chết vinh còn hơn sống nhục” (tục ngữ) “Chết đứng còn hơn sống quỳ” (tục ngữ) “Đói cho sạch, rách cho thơm.” (tục ngữ) “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương phương Bắc”(Trần Bình Trọng) Câu 8: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? kể 4 việc làm cụ thể của em thể hiện sự yêu thương giúp đỡ mọi người.(3đ) Trả lời: -Là quan tâm giúp đỡ, làm điều tốt đẹp cho người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn.( 0.5đ ) -Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn đau khổ của người khác ( 0,5đ) ***Việc làm: mỗi việc làm đúng (0.5đ) -Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, bất hạnh của người khác; dìu dắt nâng đỡ những người có lỗi lầm giúp họ tìm ra con đường đúng đắn; biết hy sinh quyền lợi của bản thân cho người khác; động viên an ủi giúp đỡ người tàn tật. Câu 9: Tôn sư trọng đạo là gì? Nêu 4 biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh hiện nay? (3.5đ) Trả lời: - Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. (0,5đ ) - Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo (0,5đ) - Có những hành động đền đáp công ơn thầy cô. (0,5đ) Việc làm: mỗi việc làm đúng 1đ ( mỗi ý đúng 0.25đ) - Cư xử lễ độ vâng lời thầy cô giáo; nhớ ơn thầy cô cả những thầy cô cũ; quan tâm thăm hỏi thầy cô; giúp đỡ thầy cô khi gặp khó khăn, bệnh tật. Câu 10: Hãy nêu quy định cụ thể đối với người điều khiển xe đạp (1đ) Trả lời: - Chỉ được chở tối đa một người lớn và một em bé dưới 7 tuổi. (0.5đ) - Không sử dụng ô, không đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa..(0.5đ) Câu 11: Tình huống: Một người đi xe đạp đi vào đường dành cho ô tô, va vào một người đi mo tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả 2 người đều bị ngã và bị thương, xe hỏng nặng. có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? (2 đ) Trả lời: + Không đồng ý với ý kiến trên. (0.5đ) + Lý do: (mỗi ý 0.5đ) - Người đi xe đạp có lỗi(không đi đúng phần đường quy định), gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. - Người đi mô tô không có lỗi vì đã đi đúng phần đường quy định, nên không chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp - Mọi hành vi vi phạm đều được xử lí nghiêm minh, không phân biệt đối tượng vi phạm Câu 12: Hãy nêu 4 biểu hiện, ý nghĩa của lòng khoan dung?(4đ) Trả lời: * Biểu hiện:(2đ) -Ôn tồn thuyết phục, góp ý bạn bè sửa chữa; tha thứ khi người khác biết lỗi và sửa lỗi; nhường nhịn bạn bè, em nhỏ; công bằng vô tư khi nhận xét người khác * Ý nghĩa: (2đ) - Cá nhân: Khoan dung là đức tính quý báu, người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Câu 13: Hãy kể những tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa?(2đ) Trả lời: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; Đoàn kết với xóm giềng; Làm tốt nghĩa vụ công dân. Câu 14: Nhận biết được các biểu hiện đúng sai, lành mạnh và thiếu lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình?(4đ) Trả lời: *Biểu hiện đúng, lành mạnh: (2đ) - Mọi thành viên trong gia đình tích cực học tập, tìm hiểu về tình hình đất nước, lịch sử của dân tộc, địa phương; - Có nhu cầu, sở thích về văn hóa lành mạnh(sách báo, phim ảnh, nghệ thuật khác)và thường xuyên giúp đỡ nhau thực hiện tốt bổn phận đối với gia đình * Biểu hiện sai thiếu lành mạnh: (2đ) - Thành viên trong gia đình ăn chơi đua đòi, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém xa vào tệ nạn xã hội(rượu chè, cờ bạc, ma túy) - Thiếu tình cảm, trách nhiệm với gia đình, cư xử với nhau thiếu văn hóa, bạo lực gia gia đình Câu 15: Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?( 2đ) Trả lời: tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và phát triển nó ngày càng cao hơn, gới thiệu truyền thống gia đình để mọi người biết.
Tài liệu đính kèm: