Bài 3: Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi 5km/h. Nhưng đi đến đúng nửa đường thì nhờ đợc bạn đèo xe đạp đi tiếp với vận tốc không đổi 12km/h, do đó đến nơi sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi nếu người ấy đi bộ cả quãng đường thì hết bao lâu?
Bài 4: Hai quả cầu sắt giống hệt nhau được treo vào hai đầu AB của một thanh kim loại mảnh nhẹ. Thanh được giữ thăng bằng nhờ sợi dây mắc tại điểm O. Biết OA = OB = l = 20cm. Nhúng quả cầu ở đầu B vào chậu đựng chất lỏng người ta thấy thanh AB mất thăng bằng. để thanh cân bằng trở lại phải dịch điểm treo O về phía A một đoạn x = 1,08cm. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng, biết khối lượng riêng của sắt là D0 = 7,8g/cm3.
A B
O
Phòng GDDT Gia lâm Trường THCS Đình Xuyên Họ và tên: Lớp: .. Đề thi thử olympic vật lí 8 Thời gian: 90' GV ra đề: Đoàn Thuý Hoà Điểm I. Bài tập trắc nghiệm. 1. Để đo độ sâu của một vùng biển, người ta phóng một luồng siêu âm đặc biệt hướng thẳng đứng xuống đáy biển. Sau thời gian 16 giây máy thu nhận được siêu âm trở lại. Độ sâu của vùng biển đó là bao nhiêu ? Biết rằng vận tốc siêu âm trong nước là 300m/s. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau đây. A. 240m. B. 2400m. C. 24000m. D. 240000m. 2. Một canô chạy xuôi dòng trên đoạn sông dài 84km. Vận tốc của canô khi nước không chảy là 18km/h, vận tốc của dòng nước chảy là 3km/h. Thời gian canô chuyển động là bao nhiêu? Hãy chọn kết quả đúng: A. 3,5 giờ. B. 4 giờ. C. 4,5 giờ. D. 5 giờ 3. Đặt một khối gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất do hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 560N/m2. Khối lượng của hộp gỗ là bao nhiêu, biết diện tích tiếp xúc của hộp gỗ với mặt bàn là 0,3m2? A. 16,8kg. B. 168kg. C. 0,168kg. D. Một giá trị khác. 4. Đáy thuyền ở độ sâu 1,5m. Có một lỗ thủng diện tích 5cm2 ở đáy. Người ta đóng đinh ép một tấm ván để bịt lỗ thủng. Lực giữ chặt của các đinh đóng phải có giá trị ít nhất là bao nhiêu? Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. 7,5N. B. 15N C. 20N D. Một giá trị khác. II. Bài tập tự luận. 1. Một chiếc xe máy chạy trên chặng đường 9 kilômét đầu tiên với vận tốc 45km/h và với lực kéo của động cơ là 300N. ở chặng 9 kilômét tiếp theo, vận tốc xe là 30km/h, lực kéo của động cơ là 240N. Hãy tính công suất của động cơ trên mỗi chặng đường và công suất trung bình trên suốt đường đi. 2. Một cục đồng có khối lượng m1 = 0,5kg được nung nóng đến nhiệt độ t1 =9170C rồi thả vào chậu chứa m2 = 27,5kg nước đang ở nhiệt độ t2 = 15,50C. Khi cân bằng nhiệt độ thì nhiệt độ của cả chậu là t = 170C. Hãy xác định nhiệt dung riêng của đồng. nhiệt dung riêng của nước bằng c2 = 4.200j/kg.độ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với chậu. 3. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Khi công tắc K mở thì hiệu điện thế giữa hai điểm nào sau đây khác nhau không: a- Giữa hai điểm A và B. b- Giữa hai điểm A và D. c- Giữa hai điểm E và C. d- Giữa hai điểm D và E. K + - B A C + A - D b E 4. Cho dòng điện và hiệu điện thế hai đầu bóng đèn được biểu diễn như đồ thị hình vẽ bên. Căn cứ đồ thị này hãy xác định: a- Cường độ dòng điện qua đèn khi đặt vào hiệu điện thế 1,5V. b- Hiệu điện thế hai đầu đèn là bao nhiêu nếu cường độ dòng điện qua đèn là 100mA. U (V) 3 0 500 I (mA) 5. Một quả cầu đặc bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng 1,458N. Hỏi phải khoét lõi quả cầu một phần thể tích bao nhiêu để sau khi khoét lõi và hàn kín lại, thả vào nước, quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Cho dnhôm = 27 000N/m3 ; dnước= 10 000N/m3. Phòng GDDT Gia lâm Trường THCS Đình Xuyên Họ và tên: Lớp: .. Đề thi thử olympic vật lí 8 - đề số 2 Thời gian: 90' GV ra đề: Đoàn Thuý Hoà Điểm Bài 1: Các gương phẳng AB, BC, CD được sắp xếp như hình vẽ. ABCD là một hình chữ nhật có AB = 8cm, BC = 5cm; S là một điểm sáng nằm trên AD và biết SA = 2cm. Dựng tia sáng đi từ S, phản xạ lần lượt trên mỗi gương AB,BC,CD một lần rồi trở lại S. Tính khoảng cách từ A đến điểm tới trên gương AB. A B S D C Bài 2: Có ba bóng đèn giống hệt nhau được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế định mức của mỗi đèn bằng hiệu điện thế của nguồn, đèn nào sẽ sáng và độ sáng ra sao khi: a- Cả hai khóa cùng mở. c- Cả hai khóa cùng đóng. d- K1 đóng, K2 mở. d- K1 mở, K2 đóng. K1 Đ1 Đ2 Đ3 K2 Bài 3: Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi 5km/h. Nhưng đi đến đúng nửa đường thì nhờ đợc bạn đèo xe đạp đi tiếp với vận tốc không đổi 12km/h, do đó đến nơi sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi nếu người ấy đi bộ cả quãng đường thì hết bao lâu? Bài 4: Hai quả cầu sắt giống hệt nhau được treo vào hai đầu AB của một thanh kim loại mảnh nhẹ. Thanh được giữ thăng bằng nhờ sợi dây mắc tại điểm O. Biết OA = OB = l = 20cm. Nhúng quả cầu ở đầu B vào chậu đựng chất lỏng người ta thấy thanh AB mất thăng bằng. để thanh cân bằng trở lại phải dịch điểm treo O về phía A một đoạn x = 1,08cm. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng, biết khối lượng riêng của sắt là D0 = 7,8g/cm3. A B O Bài 5: Một nhiệt lượng kế khối lượng m1 = 100g, chứa m2 = 500g nước cùng ở nhiệt độ t1= 150C. Người ta thả vào đó m = 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc được nung nóng tới t2 = 1000C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t = 170C. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hỗn hợp. Nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, nhôm, thiếc lần lượt là : c1 = 460J/kg.K ; c2 = 4200J/kg.K ; c3 = 900J/kg.K ; c4 =230J/kg.K. Phòng GDDT Gia lâm Trường THCS Đình Xuyên Họ và tên: Lớp: .. Đề thi thử olympic vật lí 8 - đề số 3 Thời gian: 90' GV ra đề: Đoàn Thuý Hoà Điểm Bài 1 : Một bóng đèn hình cầu có đường kính 4cm được đặt trên trục của vật chắn sáng hình tròn, cách vật 20cm. Sau vật chắn sáng có một màn vuông góc với trục của 2 vật, cách vật 40cm. Tìm đường kính của vật, biết bóng đèn có đường kính 16cm. Tìm bề rộng của vùng nửa tối. Bài 2 : Ba chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau được trộn đều với nhau trong một nhiệt lượng kế. Chúng có khối lượng lần lượt là m1 = kg; m2 =10kg; m3 = 5kg; có nhiệt dung riêng c1 = 2.000J/(kg.độ);c2 = 4.000J/(kg.độ);c3 = 2.000J/(kg.độ) và nhiệt độ ban đầu tương ứng là t1 = 60C; t2 = -400C; t3 = 600C. Hãy xác định nhiệt độ hỗn hợp khi đã cân bằng nhiệt độ. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để hỗn hợp được nóng lên đến t4 = 60C. Biết rằng khi trao đổi nhiệt không có chất nào bị hóa rắn hay bị hóa hơi. Bài 3: Cho đồ thị diễn tả hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua hai đèn khác nhau như hình bên. a- Khi hai đèn mắc nối tiếp thì dòng điện qua mỗi đèn là 0,2A. Hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn là bao nhiêu? b- Khi hai đèn mắc song song vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua mỗi đèn và qua mạch chính là bao nhiêu? c- Hai đèn trên cần mắc song song vào hiệu điện thế là bao nhiêu để dòng điện qua mạch chính là 0,3A U (V) 6 (1) 3 (2) 0 0,5 I (A) Bài 4: Một quả cầu kim loại được treo vào một lực kế nhạy và nhúng trong một cốc nước. Nếu đun nóng đều cốc nước và quả cầu thì số chỉ lực kế tăng hay giảm? Biết rằng khi nhiệt độ tăng như nhau thì nước nở nhiều hơn kim loại. Bài 5: Một ôtô được trang bị một động cơ tua bin hơi có công suất 125 sức ngựa và hiệu suất 0,18. Hỏi cần bao nhiêu củi để ôtô chạy được quãng đường 1km với vận tốc 18km/h, và với công suất tối đa của động cơ. Năng suất tỏa nhiệt của củi là 3.106cal/kg, 1 sức ngựa bằng 736W, còn 1cal = 4,186J. Bài 6: Hai ống hình trụ thông nhau. Tiết diện của mỗi ống là S = 11,5cm2. Hai ống chứa thuỷ ngân tới một mức nào đó. đổ 1 lít nước vào một ống, rồi thả vào nước một vật có trọng lượng P = 1,5N. Vật nổi một phần trên mặt nước. Tính khoảng cách chênh lệch giữa hai mặt thuỷ ngân trong hai ống. Trọng lượng riêng của thuỷ ngân là 136 000N/m3. Phòng GDDT Gia lâm Trường THCS Đình Xuyên Họ và tên: Lớp: .. Đề thi thử olympic vật lí 8 - đề số 4 Thời gian: 90' GV ra đề: Đoàn Thuý Hoà Điểm Bài 1: Một người nhìn vào một vũng nước nhỏ trên mặt đường ở cách chỗ mình đứng 1,5m thấy ảnh của một ngọn đèn treo trên cột cao. Vũng nước cách chân cột đèn 4m và mắt ngươì cao hơn mặt đường 1,5m. Tính độ cao của đèn. Bài 2: Người ta lăn một cái thùng theo một tám ván nghiêng lên xe ôtô. Sàn ôtô cao 1,2m, ván dài 3m. Thùng có khối lượng 100kg. Lực đẩy phải là 420N. Tính lực ma sát giữa ván và thùng và hiệu suất của mặt phẳng nghiêng (tấm ván). Bài 3: Tính hiệu suất của động cơ một ôtô biết rằng khi nó chuyển động với vận tốc v = 72km/h thì động cơ có công suất là N = 20kW và tiêu thụ V = 10 lít xăng trên quãng đường 100km, cho biết khối lượng riêng và NSTN của xăng là D = 0,7.103kg/m3, q = 4,6.107J/kg. Bài 4: Có một nguồn điện 9V, ba bóng đèn 3V. Hãy vẽ các sơ đồ mạch điện có thể thắp sáng bình thường các bóng đèn nói trên: Chọn một số bóng trong các bóng đèn nói trên. Dùng hết các bóng đèn nói trên. Bài 5: Một thỏi kim loại có khối lượng 600g, chìm trong nước đang sôi. người ta vớt nó lên và thả vào trong một bình chứa 0,33 lít nước ở nhiệt độ 300C. Nhiệt độ cuối cùng của nước và thỏi kim loại là 400C. Thỏi đó là kim loại gì? Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt lượng do bình thu được là không đáng kể. Phòng GDDT Gia lâm Trường THCS Đình Xuyên Họ và tên: Lớp: .. Đề thi thử olympic vật lí 8 - đề số 5 Thời gian: 90' GV ra đề: Đoàn Thuý Hoà Điểm Bài 1: Hai chiếc gương phẳng quay mặt phản xạ vào nhau, hợp với nhau một góc 600. Một tia sáng đi song song với đường phân giác của góc hợp bởi 2 gương tới gương thứ nhất như hình vẽ. Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng. Bài 2: Một chiếc canô xuôi dòng từ A tới B mất 3 giờ, chạy ngược dòng từ B về A với cùng một vận tốc thì mất 6 giờ. Hỏi nếu canô tắt máy để canô trôi theo dòng nước từ A tới B thì mất một thời gian là bao nhiêu? Bài 3: Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 130C một thỏi kim loại có khối lượng 400g được nung nóng lên 1000C. nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế nóng lên đến 200C. Hãy tìm nhiệt dung riêng của kim loại (bỏ qua nhiệt lượng mất mát để làm nóng nhiệt kế và không khí). Bài 4: Trong báo cáo thực hành về đo cường độ dòng điện qua đèn và hiệu điện thế hai đầu đèn; ta có bảng số liệu bên: Lần đo 1 2 3 U (V) 0,5 1 2 I (A) 0,05 0,1 0,2 a- Vẽ đồ thị biểu diễn hiệu điện thế hai đầu bóng đèn theo cường độ dòng điện qua đèn. Biết bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 6V. b- Xác định dòng điện qua đèn khi hiệu điện thế hai đầu đèn là 2,5V. Bài 5: Một vật nhỏ có khối lượng riêng D = 0,4g/cm3. Hỏi phải thả vật từ độ cao bằng bao nhiêu để vật đi sâu vào trong nước H = 18cm? Bỏ qua lực cản của không khí và của nước khi vật chuyển động. . h H
Tài liệu đính kèm: