A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Em hãy đánh dấu x vào ô trống ý trả lời em cho là đúng:
Câu 1: (1 điểm)
1.1/ Chính quyền đô hộ sáp nhập đất Âu Lạc vào lãnh thổ của nhà Hán để làm gì?
a. Nhằm giúp đõ nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền
b. Làm như vậy để đất đai thêm rộng rãi dễ làm ăn
c. Thôn tính đất nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền
d. Không mục đích nào cả
1.2/ Tại sao chính quyền đô hộ lại đánh thuế rất nặng vào hai loại hàng hóa là muối và sắt?
Câu 2: Điền khuyết vào chỗ trống sao cho thích hợp: (1 điểm)
Có người khuyên bà lấy chồng, bà khảng khái đáp: “Tôi muốn cưỡi voi . đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Cho biết bà là ai?
Câu 3: (1 điểm)
Nối cột A và cột B sao cho thích hợp:
ĐỀ A TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II: GV ra đề: Võ Thị Lệ Nhạn Môn: Lịch sử – khối 6 Năm học: 2004 – 2005 Thời gian: 45’ A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Em hãy đánh dấu x vào ô trống ý trả lời em cho là đúng: Câu 1: (1 điểm) 1.1/ Chính quyền đô hộ sáp nhập đất Âu Lạc vào lãnh thổ của nhà Hán để làm gì? ¨ a. Nhằm giúp đõ nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền ¨ b. Làm như vậy để đất đai thêm rộng rãi dễ làm ăn ¨ c. Thôn tính đất nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền ¨ d. Không mục đích nào cả 1.2/ Tại sao chính quyền đô hộ lại đánh thuế rất nặng vào hai loại hàng hóa là muối và sắt? Câu 2: Điền khuyết vào chỗ trống sao cho thích hợp: (1 điểm) Có người khuyên bà lấy chồng, bà khảng khái đáp: “Tôi muốn cưỡi voi . đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Cho biết bà là ai? Câu 3: (1 điểm) Nối cột A và cột B sao cho thích hợp: Cột A (Tên cuộc khởi nghĩa) Nối Cột B (Thời gian diễn ra) a. Hai Bà Trưng a/... 1/ Năm 248 b. Bà Triệu b/.. 2/ Năm 40 c. Lí Bí c/.. 3/ Năm 542 d. Phùng Hưng d/ 4/ Năm 776 B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược diễn ra như thế nào? (Trình bày ngắn gọn) (5 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II: ĐỀ B GV ra đề: Võ Thị Lệ Nhạn Môn: Lịch sử – khối 6 Năm học: 2004 – 2005 Thời gian: 45’ A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Nối cột A và cột B sao cho thích hợp: Cột A Nối Cột B Chính quyền đô hộ đồng hóa nhân dân ta bằng cách: a. Mở trường dạy chữ Hán tại các quận b. Truyền vào nước ta: Nho giáo, phật giáo, đạo giáo c. Bắt nhân dân ta đi lao dịch, cống nạp d. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt Câu 2: (1 điểm) 2.1/ Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân? ¨ a. Mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. ¨ b. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc. ¨ c. Muôn đời sau ghi nhớ công lao của ông. ¨ d. Câu a và b đúng. 2.2/ Điền tiếp dữ liệu vào chỗ trống sao cho phù hợp: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi Lý Bí đặt niên hiệu là .đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đo ở vùng sông .. Câu 3: (1 điểm) Sau đây là các sự kiện lịch sử, em hãy điền tên các nhân vật tương ứng: Căn cứ đầm Dạ Trạch . Cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 40 . Cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 248 . Cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 722 . B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược diễn ra như thế nào? (Trình bày ngắn gọn) (5 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II: GV ra đề: Võ Thị Lệ Nhạn Môn: Lịch sử – khối 6 Năm học: 2004 – 2005 Thời gian: 45’ ĐÁP ÁN: A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) ĐỀ A: Câu 1: (1 điểm) 1.1/ Đáp án c 1.2/ Vì: Sắt là kim loại quý, hiếm ; muối và sắt là loại hàng hóa rất cần cho cuộc sống sinh hoạt của người dân.(0,5 điểm) Chính quyền đô hộ muốn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nước ta.(0,5 điểm) Câu 2: - “ cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!” (0,5 điểm_ - Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) (0,5 điểm) Câu 3: (1 điểm) Nối cột A và cột B sao cho thích hợp: Cột A (Tên cuộc khởi nghĩa) Nối Cột B (Thời gian diễn ra) a. Hai Bà Trưng 1/ Năm 248 b. Bà Triệu 2/ Năm 40 c. Lí Bí 3/ Năm 542 d. Phùng Hưng 4/ Năm 776 ĐỀ B: Câu 1: (1 điểm) Nối cột A và cột B sao cho thích hợp: Cột A Nối Cột B Chính quyền đô hộ đồng hóa nhân dân ta bằng cách: a. Mở trường dạy chữ Hán tại các quận b. Truyền vào nước ta: Nho giáo, phật giáo, đạo giáo c. Bắt nhân dân ta đi lao dịch, cống nạp d. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt Câu 2: (1 điểm) 2.1/ Đáp án d (0,5 điểm) 2.2/ Thiên Đức ; Tô Lịch (Hà Nội) (0,5 điểm) Câu 3: (1 điểm) Triệu Quang Phục Hai Bà Trưng Bà Triệu Mai Thúc Loan B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược diễn ra như thế nào? (Trình bày ngắn gọn) (5 điểm) Đầu năm 543 nhà Lương tổ chức cuộc tấn công lần thứ 2. Ta chủ động đón đánh bại địch ở Hợp Phố. * Tháng 5/545 vua Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy quân theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân. - Lý Nam Đế chỉ huy quân kéo đến vùng lục Đầu Giang đánh địch. Ta lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, thành vỡ ta lui về Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546 giặc chiếm Gia Ninh, Lý Nam đế đem quân lui về vùng núi Phú Thọ sau đóng ở Hồ Điển Triệt, sau đó ta lui về động Khuất Lão (Phú Thọ). 548 Lý Nam Đế mất, ông trao quyền binh cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ. Kháng chiến lâu dài, đánh du kích. Năm 550 chớp lấy thời cơ nghĩa quân đánh tan quân xâm lược. Chú ý: Hai giai đoạn: Năm 542 – 543 Năm 543 – 550 (mỗi giai đoạn 2,5 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lược nước ta của bọn phong kiến phương bắc. Mở ra một kỷ nguyên mới: thời kỳ xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ Quốc. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta, trên miền đất tổ tiên, tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
Tài liệu đính kèm: