Đề thi kiểm tra chất lượng học sinh giỏi Vật lí Lớp 8 - Năm học 2006-2007 - Phòng giáo dục Sơn Dương

Đề thi kiểm tra chất lượng học sinh giỏi Vật lí Lớp 8 - Năm học 2006-2007 - Phòng giáo dục Sơn Dương

*Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng nhất

Câu 1. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học

A. Sự rơi của chiếc lá.

B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.

C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.

D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.

Câu 2. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều

A. Vận động viên khởi hành chạy 100 m và dừng lại.

B. Chiếc thuyền buồm đang cập bến.

C. Một người vừa nhảy dù ra khỏi máy bay.

D. Một máy bay bay ở độ cao 10000 m với vận tốc ổn định 950 km/h.

Câu 3. Một máy bay bay mất 5 giờ 15 phút để đi đoạn đường 630 km. Vận tốc trung bình của máy bay là:

A. 2 km/phút C. 33.33m/s

B. 120 km/h D. Tất cả các giá trị trên đều đúng

Câu 4. Khi có một lực tác động lên một vật thì:

A. Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn tăng.

B. Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn giảm.

C. Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn không đổi.

D. Độ lớn vận tốc của vật có thể tăng, giảm hoặc không đổi.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chất lượng học sinh giỏi Vật lí Lớp 8 - Năm học 2006-2007 - Phòng giáo dục Sơn Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục
Sơn Dương
Đề thi kiểm tra chất lượng học sinh giỏi
 cấp huyện Năm học 2006- 2007
Môn vật lý lớp 8
Thời gian 90 phút (không tính thời gian giao đề)
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo số 1
Giám khảo số 2
Số phách
 I. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm)
*Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng nhất
Câu 1. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học
Sự rơi của chiếc lá.
Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.
Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.
Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.
Câu 2. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều
Vận động viên khởi hành chạy 100 m và dừng lại.
Chiếc thuyền buồm đang cập bến.
Một người vừa nhảy dù ra khỏi máy bay.
Một máy bay bay ở độ cao 10000 m với vận tốc ổn định 950 km/h.
Câu 3. Một máy bay bay mất 5 giờ 15 phút để đi đoạn đường 630 km. Vận tốc trung bình của máy bay là:
A. 2 km/phút
C. 33.33m/s
B. 120 km/h
D. Tất cả các giá trị trên đều đúng
Câu 4. Khi có một lực tác động lên một vật thì:
Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn tăng.
Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn giảm.
Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn không đổi.
Độ lớn vận tốc của vật có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
Câu 5. Lực hút của Mặt Trăng bằng 1/6 của Trái Đất. Một người có trọng lượng 540 N trên mặt đất sẽ có “trọng lượng” trên Mặt Trăng là:
A. 54 N
C. 6 N
B. 90 N
D. 40 N
 Câu 6. Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 630 kJ. Hỏi nước tăng lên thêm bao nhiêu độ. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
A. 0,0150 C
C. 150 C
 B. 1500 C
 D. 66,70 C
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không chính xác
A. Vật có nhiệt độ càng thấp thì khả năng dẫn nhiệt càng kém.
B. Tất cả mọi vật ít nhiều có khả năng dẫn nhiệt.
C. Dẫn nhiệt là một trong những hình thức truyền nhiệt năng từ vật này sang vật kia.
D. Để có hiện tượng dẫn nhiệt, hoặc hai vật tiếp xúc nhau, hoặc giữa chúng có môi trường vật chất.
Câu 8. Trong các vật sau, vật nào không có động năng
A. Hòn bi lăn trên sàn nhà
C. Viên đạn đang bay đến mục tiêu
B. Hòn bi nằm trên sàn nhà
D. Viên đạn trong nòng súng
Câu 9. Vật nào sau đây không có cơ năng:
A. Viên đạn đang bay
C. Hòn bi đang lăn
B. Vật gắn vào lò xo đang bị nén
D. Viên gạch trên mặt đất
Câu10. Trường hợp nào sau đây vật vừa có động năng vừa có thế năng
A. Một ô tô đang đứng trên đỉnh đèo
C. Bè gỗ trôi từ thượng nguồn về hạ lưu
B. Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang
D. Thuyền buồm đang chạy trên biển
Câu 11. Công suất của máy bơm A là 4 mã lực, của máy bơm B là 2 mã lực. Nếu máy bơm B bơm nước mất 4 giờ đầy bể thì máy A cần bao nhiêu giờ để bơm đầy bể:
A. 2 giờ
C. 8 giờ
B. 16 giờ
D. 0,5 giờ
Câu 12. Dụng cụ điện nào sau đây thưc hiện công cơ học khi làm việc:
A. Đèn điện
C. Ti vi
B. Động cơ điện
D. Bếp điện
Câu 13. Một người đi xe đạp từ nhà đến nơi làm việc với vận tốc 4 m/s hết 15 phút. Quãng đường từ nhà người đó đến nơi làm việc là:
A. 6 km
C. 3,6 km
B. 2,25 km
D. 1,5 km
Câu 14. Hành khách ngồi trên xe ô tô chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe
A. Đột ngột tăng tốc
C. Đột ngột rẽ sang phải
B. Đột ngột giảm tốc
D. Đột ngột rẽ sang trái
Câu 15. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều:
Chuyển động của xe ô tô khi bắt đầu khởi hành
Chuyển động của quả bóng lăn trên sân cỏ
Chuyển động của đầu kim đồng hồ
Chuyển động của một người đang chạy
Câu 16. Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta được một hỗn hợp rượu- nước có thể tích:
A. Bằng 100 cm3
C. Lớn hơn 100 cm3
B. Nhỏ hơn 100 cm3
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn
Câu 17. Nếu hai vật đặt gần nhau thì:
Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 00C
Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau
Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau
Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt lượng hai vật như nhau
Câu 18. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
A. Chỉ ở chất lỏng
C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí
B. Chỉ ở chất khí
D. ở cả chất lỏng, chất khí va chất rắn
Câu 19. Nhiệt năng của vật giảm khi
Đốt nóng vật
Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn vật
Cọ sát vật với một vật khác
Cho vật vào môi trường có nhiệt độ cao hơn vật
Câu 20. Trong chân không, sự truyền nhiệt thực hiện bằng hình thức:
A. Dẫn nhiệt
C. Bức xạ
B. Đối lưu
D. Cả A, B, C
Câu 21. Nhúng ngập hai quả cầu đặc có khối lượng bằng nhau trong nước, một quả bằng nhôm, một quả bằng sắt. Lực đẩy Ac si met tác dụng lên hai quả cầu
A. Bằng nhau
C. Quả cầu nhôm chịu tác dụng lớn hơn
B. Quả cầu sắt chịu tác dụng lớn hơn
D. Chưa đủ cơ sở để kết luận
Câu 22. Hai bình A và B thông nhau có khoá ngăn. Bình A lớn hơn đựng dầu ăn, bình B đựng nước tới cùng một độ cao. Khi mở khoá thông hai bình thì:
Dầu và nước không chảy sang nhau vì độ cao cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.
Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn do nước có trọng lượng riêng lớn hơn.
Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.
Câu 23. An và Bảo cùng nặng như nhau và cùng chạy lên tầng 3 của một toà nhà. Nếu An chạy hết 40 giây, Bảo chạy hết 1 phút thì:
Công của An lớn hơn vì An chạy nhanh hơn.
Công của Bảo lớn hơn vì thời gian chạy của Bảo nhiều hơn.
Công của hai người như nhau vì hai người nặng như nhau và lên cùng một độ cao.
Công của hai người bằng nhau vì hai người có khối lượng bằng nhau.
Câu 24. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào không tăng:
A. Nhiệt độ
C. Động năng
B. Nhiệt năng
D. Thể tích
II. Tự luận:(14 điểm)
Câu1. (2 điểm) Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi như thế nào? Trong hiện tượng này, sự bảo toàn năng lượng được thực hiện như thế nào?
Câu 2. (3 điểm) Tại hai đầu A và B của đoạn đường dài 5 km có hai người khởi hành cùng một lúc chạy ngược chiều nhau với vận tốc vA = 12 km/h; vB = 8 km/h. Một con chó cùng xuất phát và chạy cùng chiều với người A với vận tốc 16 km/h. Trên đường khi gặp người B nó lập tức quay lại và khi gặp người A nó lại lập tức quay lại và cứ chạy đi chạy lại như thế cho đến khi cả ba cùng gặp nhau.
a/ Tính tổng đoạn đường mà con chó đã chạy.
b/ Chỗ gặp nhau của hai người cách A bao nhiêu?
Câu 3. (3 điểm) Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi 1/3 thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi 1/4 thể tích. Cho khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3. Hãy xác định khối lượng riêng của dầu.
Câu 4. (3 điểm) Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước và thuỷ ngân. Độ cao của cột thuỷ ngân là 5 cm, độ cao tổng cộng của cột chất lỏng trong cốc là 55 cm. Tính áp suất của các chất lỏng lên đáy cốc. Cho khối lượng riêng của nước là 1g/cm3 và của thuỷ ngân là 13,6g/cm3.
Câu 5. (3 điểm) Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ 1500C khi thả vào một bình nước làm cho nhiệt độ nước tăng từ 200C lên 600C. Thả tiếp vào nước khối sắt thứ hai có khối lượng bằng nửa khối sắt thứ nhất ở 1000C thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu? Coi như chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các khối sắt và nước.
...............
......
...............
...
Đáp án
đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện
năm học 2006-2007
Môn Vật lý
I. Phần trắc nghiệm khách quan (6đ)
Từ câu 1 đến câu 24 mỗi câu đúng cho 0,25 điểm.
1-C; 2-D; 3-D; 4-D; 5-B; 6-C; 7-A; 8-B; 9-D; 10-C; 11-A; 12-B; 13-C; 14-D; 15-C; 16-B; 17-B; 18-C; 19-B; 20-C; 21-C; 22-C; 23-C; 24-C.
II. Tự luận (14 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Miếng đồng có nhiệt độ cao hơn, truyền nhiệt năng cho nước nên nhiệt năng của miếng đồng giảm và nhiệt năng của nước tăng. Sự bảo toàn năng lượng thể hiện ở chỗ nhiệt lượng do miếng đồng toả ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
Câu 2: (3 điểm) 
Gọi quãng đường người thứ nhất đi là sa; người thứ hai đi là sb.
Ta có s = sa + sb = 5 = va .t + vb .t = 8.t + 12.t t = = 0,25 (h). (1 điểm)
Tổng đoạn đường con chó đã chạy là 16. 0,25= 4 (km) (1 điểm)
Chỗ gặp nhau của hai người cách A là sa = va . t = 12. 0,25 = 3 (km) (1 điểm)
Câu 3: (3 điểm) Khi cân bằng, trọng lượng của miếng gỗ bằng trọng lượng của nước bị chiếm chỗ có nghĩa là khối lượng của miếng gỗ bằng khối lượng nước bị chiếm chỗ tức là:
Dg. V = Dn..V (1) (1 điểm)
Tương tự khi thả trong dầu ta có: (2) (1 điểm)
Từ (1) và (2) ta có Dd = (1 điểm)
Câu 4: (3 điểm) P = P1 + P2 d1h1 + d2h2 = 1000.10.0,5 + 13600. 10.0,05 = 11800 (Pa)
Câu 5: (3 điểm) Gọi M là khối lượng của nước, c1 và c2 là nhiệt dung riêng của nước và sắt.
 Sau khi thả khối sắt thứ nhất ta có: M.c1 (60-20) = mc2(150-60) = 2,25 (1) 
(1 điểm)
Gọi t là nhiệt độ sau cùng ta có M.c1 (t-20) = mc2(150-t) + M.c1 (t-20) = mc2(200- 1,5t) (2) (1 điểm)
Từ (1) và (2) suy ra t = 65,30C. (1 điểm)
(Học sinh có cách giải khác đúng vẫn đạt điểm tối đa)
----------------------hết----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI LY 8.doc