Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 lần 1 môn thi: Ngữ văn

Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 lần 1 môn thi: Ngữ văn

A.Phần trắc nghiệm: 2,0 diểm

Đọc kĩ đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng.

“.Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thức màu vàng thau xen với màu xanh non -những màu sắc quen thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

A.Bức tranh- Nguyễn Minh Châu

B.Bến quê- Nguyễn Minh Châu

C.Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê

D.Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 lần 1 môn thi: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Vĩnh Yên
Trường THCS Liên Bảo
...............................
Kỳ thi khảo sát chất lượng lớp 9 lần 1 ( 12/4/09)
Năm học 2008- 2009
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Đề bài
A.Phần trắc nghiệm: 2,0 diểm
Đọc kĩ đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng.
“...Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thức màu vàng thau xen với màu xanh non -những màu sắc quen thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
A.Bức tranh- Nguyễn Minh Châu
B.Bến quê- Nguyễn Minh Châu
C.Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê
D.Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi
Câu 2: Khung cảnh quê hương được Nhĩ cảm nhận trong hoàn cảnh nào?
A.Trong lúc Nhĩ phải rời xa quê hương
B.Trong lúc Nhĩ về quê
C.Trong lúc Nhĩ vừa đi công tác xa về
D.Trong lúc Nhĩ đang ốm nặng
Câu 3: Nhĩ khám phá vẻ đẹp của bờ bên kia sông Hồng từ vị trí nào?
A.Trên giường bệnh, từ một không gian hẹp của cửa sổ
B.Trên một góc ban công tầng hai
C.Trên một chiếc thuyền nan trôi trên sông Hồng
D.Từ cửa sổ của bệnh viện
Câu 4: Bờ bên kia sông Hồng hiện ra với vẻ đẹp như thế nào?
A.Một vẻ đẹp quyến rũ, bí ẩn mà kiêu sa
B.Một vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thương và thiêng liêng
C.Một vẻ đẹp lộng lẫy, kì vĩ
D.Một vẻ đẹp hoang sơ, nguyên khiết.
Câu 5: Tại sao với Nhĩ cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ lại là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc?
A.Vì Nhĩ ốm, phải ở nhà một mình
B.Vì đấy là nơi duy nhất anh chưa đặt chân đến sau khi đã đi khắp xó xỉnh trên trái đất?
C.Vì chưa bao giờ Nhĩ đặt chân lên mảnh đất ấy và lúc này anh mới cảm nhận được vẻ đẹp gần gũi, bình di, thân thương và thiêng liêng của nó.
D.Vì bên ấy có nhiều mới lạ, hấp dẫn hơn so với nơi anh đã từng đặt chân đến.
Câu 6: Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn trên là gì?
A.Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
B. Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, có sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng.
C. Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng
D. Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, có sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng,
Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên khá tinh tế, vừa là cảnh thực, vừa nhuốm màu tâm trạng.
Câu 7: Phần gạch chân trong câu văn là thành phần gì?:
 Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước của sổ nhà mình.
A.Thành phần tình thái
B.Thành phần cảm thán
C.Thành phần gọi đáp
D.Thành phần phụ chú
Câu 8: Câu văn: Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra, thuộc kiểu câu nào theo cấu tạo ngữ pháp?
A.Câu đơn
B.Câu ghép
C.Câu đặc biệt
B.Phần tự luận:( 8 điểm)
Câu 1: 2 điểm
a.Trong bài thơ Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã dùng từ “chùng chình” rất đặc sắc. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó.
b.Gắn với văn cảnh trong hai văn bản Bến quê của Nguyễn Minh Châu và Sang thu của Hữu Thỉnh, em hãy phân tích giá trị của từ “chùng chình” mà hai tác giả sử dụng?
Câu 2: 6 điểm
 Trong bài thơ “Con cò”, Chế Lan Viên đã có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo để thể hiện tình mẫu tử vừa thiêng liêng vừa dạt dào cảm xúc và lắng đọng suy nghĩ.
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua đoạn thơ trích dưới đây:
“...Mai khôn lớn con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn...”
 (Ngữ văn 9- tập 2- NXBGD, 2008, trang 45)
...............................Hết...................................
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.................................................SBD:...........................................................
Đáp án- thang điểm môn ngữ văn 9
Kì thi khảo sát chất lượng lần 1: 12/4/09
Phần I: Trắc nghiệm: 2,0 điểm- Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
A
B
C
D
D
B
Phần II: Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1: 2 điểm
Câu 1a: 0,75 điểm
Đoạn thơ trong bài thơ Sang thu có sử dụng từ “ chùng chình”:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
1b: 1,25 điểm
Cả hai văn cảnh trong hai văn bản đều sử dụng đúng nghĩa của từ “ chùng chình”: cố ý chậm lại. Tuy nhiên, cách sử dụng từ “ chùng chình” trong mỗi văn cảnh có những nét độc đáo riêng, thể hiện tài năng và sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi tác giả( 0, 25 đ)
- Trong bài thơ Sang thu: từ “ chùng chình” vừa gợi hình ảnh làn sương mờ ảo, chung chiêng theo gió vừa gợi được cái hồn, cái tình lưu luyến, bâng khuâng của con người và cảnh vật trong thời khắc sang thu ( 0,5 đ)
- Trong tác phẩm Bến quê: từ “ chùng chình” vừa thể hiện được nỗi sốt ruột, mong con chóng sang sông vừa thể hiện được những chiêm nghiệm của nhân vật Nhĩ về quy luật của cuộc đời. Rộng hơn, từ “ chùng chình” ấy còn thể hiện lòng ham sống và khao khát được khám phá những vẻ đẹp bình dị, hấp dẫn ở quê hương của Nhĩ ( 0,5 đ)
Câu 2: 6 điểm
Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, viết đúng thể loại văn nghị luận về một đoạn thơ.
1.Mở bài: 1 điểm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm; dẫn dắt vấn đề cần nghị luận;
- Nêu vị trí đoạn trích trong bài thơ; trích dẫn đoạn thơ.
2.Thân bài: 4 điểm
Học sinh cần làm sáng tỏ luận điểm về sự sáng tạo độc đáo của Chế Lan Viên trong đoạn thơ:
a.Chế Lan Viên đã thổi hồn cho cánh cò, khiến nó có một sức sống mới:
+ Hình tượng cánh cò chất chứa niềm yêu thương, sự quan tâm và niềm tin yêu của mẹ dành cho con. ( Người mẹ hoá thân vào hình tượng cánh cò). Mẹ vun đắp sự sống cho con, giúp con lớn lên về thể xác và tâm hồn, và mẹ cũng như cánh cò kia chắp cánh cho những ước mơ của con bay xa. Phép nhân hoá đã diễn tả cụ thể, sinh động sự chăm chút của mẹ dành cho con:
*Đến tuổi đi học, cò theo sát để sẻ chia, nâng đỡ dìu dắt: “ Mai khôn lớn...đôi chân”.
*Đến khi trưởng thành cò vẫn gắn bó bền bỉ thuỷ chung với con người đến trọn đời. Hai không gian gia đình ( trước hiên nhà) và sự nghiệp công danh( trong hơi mát câu văn) có ý nghĩa ôm trùm chọn vẹn.
+ Hình tượng cánh cò mang ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng đẹp, vẻ đẹp của thơ văn, cho cái đẹp giản dị và vĩnh hằng.
b. Hình ảnh thơ đẹp nó là sự kết tinh của cảm xúc thăng hoa và sự sắc sảo thông minh của trí tuệ.
c. Câu hỏi tu từ được sử dụng khéo léo. Nhịp điệu những câu thơ linh hoạt, có những câu thơ như mang hơi thở hồi hộp, phập phồng của mẹ: Lớn lên, lớn lên.
3.Kết bài: 1 điểm
-Khẳng định vấn đề: đằng sau cánh cò là tình mẹ thật bao dung, sâu nặng, nhân ái, độ lượng không kể xiết, bền bỉ nâng đỡ, dìu dắt cho con.
 -Mở rộng vấn đề: hình tượng con cò luôn được sống trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tap tnkq 9(1).doc