Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 8

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 8

Đề bài

 Câu 1: Thế nào là tình thái từ, tình thái từ gồm có mấy loại ? Đăt câu với tình thái từ mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy ? (4điểm)

 Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về cái chết của nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao ? (4đ)

Câu 3: Tưởng tượng tình huống em được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng (trong trích đoạn “Tức nước vỡ bờ”- Trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và kể lại nội dung câu chuyện đó. (12đ)

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
 Ngữ văn 8
 (Thời gan 120 phút không kể thời gian giao đề )
 ĐIỂM 
Nhận xét của giáo viên
Đề bài
 Câu 1: Thế nào là tình thái từ, tình thái từ gồm có mấy loại ? Đăt câu với tình thái từ mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy ? (4điểm)
 Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về cái chết của nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao ? (4đ)
Câu 3: Tưởng tượng tình huống em được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng (trong trích đoạn “Tức nước vỡ bờ”- Trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và kể lại nội dung câu chuyện đó. (12đ)
Bài làm
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ văn 8
(Thời gan 120 phút không kể thời gian giao đề )
Câu 1: 
- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái của người nói .
- Tình thái từ gồm có một số loại sau:
+ Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hử, chứ, chăng....
+ Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với ...
+ Tình thái từ cảm thán : thay, sao...
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ, nhé, cơ, mà....
- Đặt câu Vd: 
+ Nó là học sinh giỏi mà ! 
+ Đừng trêu chọc nữa, nó khóc đấy!
+ Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị! 
Câu 2
- Cảm nhận về cái chết của Lão Hạc: 
- Thương lão Hạc phải chết một cách đau đớn. 
- Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: tự tìm đến cái chết vì không muốn sống vào số tiền dành dụm cho con; không muốn làm phiền mọi người.... 
- Cái chết của Lão hạc có ý nghĩa tố cáo xã hội cũ . 
- Ngoài các ý kiến trên, HS có thể nêu cảm nhận theo ý khác nhưng phải đảm bảo tính hợp lí.
Câu 3: 
 Yêu cầu chung :
- Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; nắm vững phương pháp làm bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; chữ viết cẩn thận.
 Yêu cầu cụ thể .
Học sinh có thễ diễn đạt theo nhiều cách song cần đãm bảo được những ý cơ bản sau: 
* Mở bài : 
- Giới thiệu được “tôi” là ai.
- Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện sẽ kể.
* Thân bài : 
- Giới thiệu gia cảnh chị Dậu.
- Giới thiệu nội dung câu chuyện được chứng kiến.
	+ Tình huống được chứng kiến câu chuyện.
	+ Diễn biến câu chuyện.
 + Tình huống kết thúc câu chuyện.
* . Kết bài
- Tâm trạng, cảm xúc khi được chứng kiến câu chuyện.
- Đánh giá về nhân vật chị Dậu từ sự việc xảy ra.
( - Nếu học sinh biết kể theo ngôi thứ nhất nhưng chỉ kể như sách giáo khoa, không có sáng tạo thêm, không có yếu tố miêu tả và biểu cảm khác thì điểm cho cả bài cao nhất là 4/7 )
- Nếu học sinh không biết kể theo ngôi thứ nhất nghĩa là không xác định đúng ngôi kể, không hiểu đề thì điểm cho cả bài chỉ đạt dưới mức trung bình: cao nhất là 3/7 điểm )

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hsg van 8 d2(1).doc