A – Trắc nghiệm : (4 điểm) Trả lời bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng vào chữ cái đứng đầu câu:
Có đoạn thơ : (.) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
( Trích trong ngữ văn 8, tập 2. tr 4-5 NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004)
1) Ai là tác giả đoạn thơ trên? Tên bài thơ là gì?
a. Vũ Đình Liên; Ông Đồ b. Tế Hanh; Quê Hương
c. Thế Lữ; Nhớ rừng d. Tố Hữu; Khi con tu hú
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II Giáo viên: Trần Thị Chua Năm học 2007 - 2008 ----------- Môn: Ngữ Văn (Lớp 8) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề bài A – Trắc nghiệm : (4 điểm) Trả lời bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng vào chữ cái đứng đầu câu: Có đoạn thơ : (....) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? -Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Trích trong ngữ văn 8, tập 2. tr 4-5 NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004) 1) Ai là tác giả đoạn thơ trên? Tên bài thơ là gì? a. Vũ Đình Liên; Ông Đồ b. Tế Hanh; Quê Hương c. Thế Lữ; Nhớ rừng d. Tố Hữu; Khi con tu hú 2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? a. Thất ngôn bát cú Đường luật b. Lục bát c. Thơ mới 8 chữ d. Song thất lục bát 3) Trong đoạn thơ trên có hay không từ tượng hình, tượng thanh? Nếu có, là mấy từ mỗi loại, chỉ ra cụ thể? a. Không có b. Không có từ tượng thanh; có hai từ tượng hình là lênh láng, gay gắt c. Không có từ tượng hình; có một từ tượng thanh là tưng bừng d. Có cả từ tượng thanh (1 từ tưng bừng) và từ tượng hình (2 từ : lênh láng, gay gắt) 4) Trong đoạn thơ trên có bao mhiêu câu nghi vấn, bao nhiêu câu cảm thán, bao nhiêu câu phủ định, bao nhiêu câu trần thuật? a. 5 câu b. 15 câu c. 20 câu d. Không có câu trần thuật, chỉ có 3 loại câu trên kết hợp trong 5 câu. Mỗi câu vừa là câu hỏi, câu cảm và câu phủ định. 5) Những từ : đêm, bình minh, chiều, chết mảnh mặt trời là những từ thuộc trường từ vựng về: a. Màu sắc b. Hoạt động c. Thời gian d. Thiên nhiên 6) Đoạn văn trên có nội dung là: a. Tả cảnh thiên nhiên b. Tả cảnh thiên nhiên biến đổi c. Tả cảnh thiên nhiên thay đổi để tả tâm trạng nhân vật trữ tình : con hổ. d. Tả cảnh thiên nhiên thay đổi trong quá khứ tự do oai hùng của Chúa sơn lâm 7) Cách ngắt nhịp chủ yếu trong đoạn thơ trên là gì? a. Nhịp chẵn b. Nhịp lẽ c. Cách ngắt nhịp linh hoạt, không ổn định. 8) Khi nào cần viết bản tường trình? a. Khi cần trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình về các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. b. Khi cần đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét một việc nào đó c. Khi cần truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia. II- Tự luận: (6 điểm) Dân gian ta có câu tục ngữ : “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo : Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc dã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. --------------------------- CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG P. Hiệu trưởng GIÁO VIÊN Nguyễn Văn Hiệu Trần Thị Chua TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II Giáo viên: Trần Thị Chua Năm học 2007 - 2008 ----------- Môn: Ngữ Văn (Lớp 8) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đáp án I. Trắc nghiệm: (4đ) Mỗi ý đúng đạt 0,5đ 1 2 3 4 5 6 7 8 c c d d c d c a II – Tự luận: A. Mở bài: (1đ) Nêu mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của con người. Đó là một kinh nghiện quý báu trong đời sống. B. Thân bài : (4đ) Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của mực, đèn " kinh nghiệm: gần người tốt thì tốt, gần người xấu thì xấu. Điều này đúng cho đại đa số trong cuộc sống. Trường hợp cá biệt: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. (2đ) * Dẫn chứng : - Gần người tốt thì tốt, gần người xấu thì xấu. (1đ) + Ngày xưa : truyện “mẹ hiền dạy con”, “Lưu Bình Dương Lễ”... + Ngày nay : Nhân dân ta được sống trong XHCN ... + Thỏ văn : ịChơi cùng đứa dại nên bầy dại Kết mấy người khôn học nết khôn ( Nguyễn Trãi) ịỞ bầu thì tròn, ở ống thì dài. - Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng (1đ) + Ngày nay : Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn sống trong chế độ Mỹ, Ngụy... + Thơ Văn : Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. C. Kết bài: (1đ) Mọi người cần có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ với môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người. Kinh nghiệm quý báu này giúp cho chúng ta xác lập một thế đứng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh. --------------------------- CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG P. Hiệu trưởng GIÁO VIÊN Nguyễn Văn Hiệu Trần Thị Chua
Tài liệu đính kèm: