I – Trắc nghiệm.(4đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1) Văn bản Cây Tre Việt Nam thuộc thể loại gì?
a. Thơ b. Truyện ngắn c. Tiểu thuyết d. Ký
2) Bố cục bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
a. Hai đoạn b. Ba đoạn c. Bốn đoạn d. Không chia đoạn được
3) Trong bài văn, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật gì của Tre?
a. Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai c. Vẻ đẹp gắn bó, thuỷ chung với con người
b. Vẻ đẹp thẳng thắn, bất khuất d. Gồm cả ba ý trên đều đúng
4) Để nêu lên những phẩm chất của cây Tre, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?
a. So sánh b. Nhân hoá c. Ẩn dụ d. Hoán dụ
5) Từ nào không thể thay thế cho từ “nhũn nhặn” trong câu “.màu tre tươi nhũn nhặn”
a. Bình thường b. Giản dị c. Bình dị d. Khiêm nhường
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II Giáo viên: Lê Thị Cam Năm học 2007 - 2008 ----------- Môn: Ngữ văn (Lớp 6) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề bài I – Trắc nghiệm.(4đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1) Văn bản Cây Tre Việt Nam thuộc thể loại gì? a. Thơ b. Truyện ngắn c. Tiểu thuyết d. Ký 2) Bố cục bài văn có thể chia làm mấy đoạn? a. Hai đoạn b. Ba đoạn c. Bốn đoạn d. Không chia đoạn được 3) Trong bài văn, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật gì của Tre? a. Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai c. Vẻ đẹp gắn bó, thuỷ chung với con người b. Vẻ đẹp thẳng thắn, bất khuất d. Gồm cả ba ý trên đều đúng 4) Để nêu lên những phẩm chất của cây Tre, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì? a. So sánh b. Nhân hoá c. Ẩn dụ d. Hoán dụ 5) Từ nào không thể thay thế cho từ “nhũn nhặn” trong câu “...màu tre tươi nhũn nhặn” a. Bình thường b. Giản dị c. Bình dị d. Khiêm nhường 6) Trong câu “ và sông Hồng bất khuất có cái chông Tre”. Hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối: a. Ẩn dụ b. Hoán dụ c. So sánh d. Nhân hoá 7) Cho câu sau: Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Câu trên có phải thuộc loại câu trần thuật đơn không ? a. Có b. Không 8) Vị ngữ của câu trên là : a. Lớn lên c. Dẻo dai, vững chắc b. Cứng cáp, dẻo dai d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. II- Tự luận.(6đ) Em hãy tả lại một người thân yêu nhất của mình. --------------------- CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG P. Hiệu trưởng GIÁO VIÊN Nguyễn Văn Hiệu Lê Thị Cam TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II GV: Lê Thị Cam Năm học 2007 - 2008 ------------- Môn: Ngữ văn (Lớp 6) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề bài: ----------------------- I – Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm 1 – d ; 2 – c ; 3 – d ; 4 – b ; 5 – a ; 6 – b ; 7 – a ; 8 – d II – Tự luận: ( 6 điểm ) Yêu cầu chung : - Trình bày đúng thể loại văn theo yêu cầu đề ra - Diễn đạt rõ ý, hay , sáng tạo. - Bài làm đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) - Trình bày, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Yêu cầu cụ thể : * Điểm 9 – 10: Xác định đúng theo yêu cầu của đề văn miêu tả - Giới thiệu khái quát về nhân vật được tả - Miêu tả cụ thể, chi tiết theo một trình tự - Ấn tượng, cảm xúc của người tả - Bài viết có bố cục cân đối trọn vẹn, đủ cả 3 phần không mắc các lỗi thông thường. Trình bày, chữ viết cẩn thận. * Điểm 7 – 8: Bài viết cơ bản đạt được các yêu cầu trên - Có bố cục khá cân đối, rõ ràng - Diễn đạt lưu loát, có hình ảnh - Chữ viết sạch, đẹp. * Điểm 5 – 6: Bài viết một bài văn tả người, đạt một nửayêu cầu trên - Diễn đạt rõ ý, có thể còn sơ lược - Có bố cục ba phần. Sai không quá 5 lỗi các loại. * Điểm 3 – 4: Chưa nắm vững kĩ năng và bố cục bài miêu tả - Bố cục chưa trọn vẹn còn quá sơ sài - Diễn đạt còn hạn chế - Sai lỗi chính tả, bài viết cẩu thả. * Điểm 1 – 2: Bài viết chưa coa bố cục rõ ràng, sơ sài. - Diễn đạt còn hạn chế, sai nhiều lỗi chính tả - Trình bày cẩu thả. * Điểm 0: Bài làm lạc đề, bỏ giấy trắng. -------------------- CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG P. Hiệu trưởng GIÁO VIÊN Nguyễn Văn Hiệu Lê Thị Cam
Tài liệu đính kèm: