Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thị Bích Ngọc

Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thị Bích Ngọc

Phần I : Trắc nghiệm (3điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất :

“ Nhưng, ô kìa ! Sau trận mưa vùi dập và những ơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuốn lá còn giữu màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá dũng cẩm treo bám cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.

( ) Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường.

Thế rồi cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan ”

 ( Trích SGK Ngữ văn 8 – tập 1)

Câu 1 : Tác giả của đoạn trích trên là ai ? (0,5đ)

A. OHen-ri ; B. Nguyên Hồng ; C. Ngô Tất Tố ; D. Ai-ma-tôp

Câu 2 : Đoạn trích được miêu tả qua cái nhìn của ai ? (0,5đ)

A. Tác giả ; B. Cu-Bơ-Men ; C. Ông bác sĩ ; D. Xiu và Giôn xi

Câu 3 : Trong đoạn trích trên tác giả dùng trợ từ mấy lần ? (0,5đ)

A. Không có ; B. Một lần ; C. Hai lần ; D. Ba lần

Câu 4 :Trong đoạn trích trên có mấy từ tượng thanh ? (0,5đ)

A. Một từ ; B. Hai từ ; C. Ba từ ; D. Bốn từ

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKPƠ ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2005 – 2006 
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN MÔN : NGỮ VĂN Lớp 6
Người ra đề : Nguyễn Thị Bích Ngọc THỜI GIAN : 90 phút
Phần I : Trắc nghiệm (3điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất :
“ Nhưng, ô kìa ! Sau trận mưa vùi dập và những ơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuốn lá còn giữu màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá dũng cẩm treo bám cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
() Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường.
Thế rồi cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan ”
 ( Trích SGK Ngữ văn 8 – tập 1)
Câu 1 : Tác giả của đoạn trích trên là ai ? (0,5đ) 
A. OHen-ri	 ;	B. Nguyên Hồng ; C. Ngô Tất Tố ; D. Ai-ma-tôp
Câu 2 : Đoạn trích được miêu tả qua cái nhìn của ai ? (0,5đ)
A. Tác giả 	;	B. Cu-Bơ-Men	;	C. Ông bác sĩ 	;	D. Xiu và Giôn xi
Câu 3 : Trong đoạn trích trên tác giả dùng trợ từ mấy lần ? (0,5đ)
A. Không có 	;	B. Một lần 	;	C. Hai lần 	;	D. Ba lần 
Câu 4 :Trong đoạn trích trên có mấy từ tượng thanh ? (0,5đ)
A. Một từ 	;	B. Hai từ 	;	C. Ba từ 	;	D. Bốn từ 
Câu 5 : Điền từ vào chỗ trống : (0,5đ)
Trong đoạn trích trên, từ có chung trường từ vựng với từ “gió”ù là :
Câu 6 : Văn bản thuyết minh là : (0,5đ)
A. Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống 
B. Nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân  của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
C. Cả 2 ý trên 
Phần II : Tự luận (7đ)
 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN : NGỮ VĂN 8
I/ Trắc nghiệm : (3đ)
Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm 
1. A	2. D	3. C	4. B	5. Mưa	 6. C 
II/ Tự luận : (7đ)
1. Yêu cầu chung của đề bài :
a. Thể loại : Viết đúng kiểu bài thuyết minh mà dề bài yêu cầu 
b. Nội dung : Dù bài dài hay ngắn cũng phải đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài
* Mở bài : Khái quát được trang phục thế giới đến chiếc áo dài Việt Nam 
* Thân bài : Phải nêu được :
+ Đặc điểm về chiếc áo dài Việt nam :
	- Sơ lược về lịch sử chiếc áo dài Việt nam . 
	- Là biểu tượng trang phục truyền thông của người Việt Nam 
	- Vừa kín đáo, vừa tha thướt 
	- mỗi thời đại chiếc áo dài Việt Nam có thay đổi nhiều nhưng cái cơ bản của chiếc áo dài vẫn giữ nguyên 
+ Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện nét đẹp tâm hồn, đời sống văn hoá của người Việt Nam :
	- Ngày xưa : Mặc áo dài trong các dịp lễ hội, cưới xin. Thể hiện sự trang trọng 
	- Ngày nay : Aùo dài được mặc ở các cơ quan hành chính, trường học, các buổi lễ hội, cưới xin
	- Đặc biệt dù xã hội có văn minh, có hiện đại hơn nhưng chiếc áo dài việt Nam vẫn là biểu tượng, nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam
	- người ngoại quốc đến Việt Nam cũng rất thích và có tình cảm với chiếc áo dài Việt nam
* Kết bài : Cảm nghĩ về chiếc áo dài Việt Nam 
Chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính ta,û biết dùng từ, đặt câu.
2. Than điểm :
- Điểm 7 : Văn phong lưu loát, diễn đạt đúng theo yêu cầu, chữ viết đẹp, không lỗi chính tả.
- Điểm 5-6 : Đạt được cơ bản các yêu cầu trên, bố cục cân đối, phạm không quá 5-7 lỗi các loại.
- Điểm 3-4 : Hiểu đề còn nông cạn, bố cục cân đối, lý lẽ chưa được thuyết phục lắm, phạm không quá 10 lỗi các loại 
- Điểm 1-2 Không hiểu đề, làm bài mang tính chiếu lệ, thiếu ý cơ bản, sai phạm quá nhiều lỗi.
Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nguyen_thi_bich_ngoc.doc