Câu 4: Quả bong bóng được bơm căng , dù cột chặt cũng cứ ngày một xẹp dần , vì :
A Nhiệt độ quả bóng giảm
B Bóng đàn hồi tự co lại
C Các phân tử khí có thể thoát ra ngoài quả bóng
D Thể tích các phân tử co lại .
Câu 5: Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng ?
A Động năng
B Nhiệt năng
C Nhiệt độ
D Thể tích
ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN : VẬT LÝ LỚP 8 THỜI GIAN: 45 PHÚT Ma trận Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng KQ TL KQ TL KQ TL 1) Cơ năng C1 0,5 1 0,5 2) Cấu tạo chất C 2,3 1,0 C4, 5 1,0 4 2,0 3) Nhiệt năng Truyền nhiệt C6 C 7 ,8 1,5 C 9 ,10 1,0 C 15 1,0 3,5 4)Nhiệt lượng C 11 ,12 1,0 C 13 , 14 1,0 C16 2,0 4,0 Tổng 3,5 3,5 3,0 10,0 B. NỘI DUNG ĐỀ Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7đ) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1: Trường hợp nào sau đây khi hoạt động có sự biến đổi năng lượng từ nhiệt năng thành cơ năng ? A Mặt phẳng nghiêng B Quạt điện C Xe máy D Cái chong chóng . Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử , phân tử ? A Chuyển động không ngừng . B Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao . C Giữa các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật có khỏng cách D Chỉ có thế năng , không có động năng . Câu 3: Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra trong : A Chất khí B Chất lỏng C Chất rắn D Cả A,B,C đều đúng . Câu 4: Quả bong bóng được bơm căng , dù cột chặt cũng cứ ngày một xẹp dần , vì : A Nhiệt độ quả bóng giảm B Bóng đàn hồi tự co lại C Các phân tử khí có thể thoát ra ngoài quả bóng D Thể tích các phân tử co lại . Câu 5: Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng ? A Động năng B Nhiệt năng C Nhiệt độ D Thể tích Câu 6: Nhiệt năng là : A Động năng chuyển động của các phân tử . B Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật . C Động năng chuyển động của vật. D Cả A,B,C đều đúng . Câu 7: Trong sự truyền nhiệt , nhiệt chỉ có thể truyền A Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn . B Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn . C Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn . D Từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn . Câu 8: Có thể truyền nhiệt cho vật bằng cách : A Cho vật tiếp xúc với vật nóng hơn. B Cho vật tiếp xúc với vật lạnh hơn. C Cho vật dịch chuyển . D Cả A,B,C đều đúng . Câu 9: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây,cách nào đúng ? A Đồng , nước , thuỷ ngân , không khí . B Đồng ,thuỷ ngân , nước , không khí . C Thuỷ ngân , đồng , nước không khí . D Không khí , nước , thuỷ ngân , đồng . Câu 10 : Những vật sau đây , những vật nào bức xạ nhiệt nhanh nhất ? A Nước nóng đựng trong cốc thuỷ tinh có tráng lớp bạc B Nước nóng đựng trong ấm có màu sáng C Nước nóng đựng trong ấm có muội đen . D Nước nóng đựng trong ấm thuỷ tinh màu sáng . Câu 11: Người ta thả 3 miếng đồng , nhôm , chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng . Hãy so sánh nhiệt độ của 3 miếng kim loại này khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt . A Nhiệt độ của 3 miếng bằng nhau . B Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất , miếng chì thấp nhất . C Nhiệt độ của miếng chì cao nhất , miếng nhôm thấp nhất . D Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất , miếng chì thấp nhất . Câu 12: Trong sự dẫn nhiệt , nhiệt chỉ có thể truyền được từ : A Vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn . B Vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn . C Vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn . D Vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn . Câu 13: Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng do một vật có khối lượng m thu vào ? A Q = mc∆t , với ∆t là độ giảm nhiệt độ . B Q = mc∆t , với ∆t là độ tăng nhiệt độ . C Q = mc( t1- t2 ) , với t1là nhiệt độ ban đầu , t2 là nhiệt độ cuối . D Q = mq , với qlà năng suất toả nhiệt của vật . Câu 14: Một vật làm bằng kim loại có khối lượng m = 5,7kg khi hấp thụ một nhiệt lượng 100kJ thì nhiệt độ của vật tăng từ 300C đến 50ºC . Vật đó làm bằng kim loại gì ? A Sắt . B Đồng C Chì . D Nhôm .. II. TỰ LUẬN (3đ). Câu 1 :Tại sao có hiện tượng khuếch tán ? Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn ? Giải thích ? Câu 2 : Dùng bếp dầu hoả để đung sôi 2 lít nước ở 300C đựng trong ấm nhôm có khối lượng 0,5kg . a)Tính nhiệt lượng cần để đun nước . b)Tính lượng dầu hoả cần dùng . Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra được truyền cho ấm ,nước . ( Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK ; của nhôm là 880J/kK và năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106J/kg ) . -------------------------------------------------------------------------------- ĐÁP ÁN I. (7đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ĐA C D D C A B C A B C A B B D Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Phần II. (3đ) II. (3đ) Câu 1: (1,0đ) -Hiện tượng khuếch tán là do các phân tử , nguyên tử có khoảng cách và chúng luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng (0,5đ) -Khi nhiệt độ tăng thì các phân tử , nguyên tử chuyển động nhanh hơn , chúng hoà trộn với nhau nhanh hơn . (0,5đ) Câu 2: (2đ ) -a) Dùng các công thức tính đúng nhiệt lượng cần để đun nước (1,0đ) -b) +Tính được nhiệt lượng toàn phần (do dầu toả ra ) (0,5đ) ; +Dùng công thức tính đúng khối lượng dầu ( 0,5đ ).
Tài liệu đính kèm: