Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện môn: Lịch sử - Lớp 6, 7, 8 - Trường Thcs Năng Yên

Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện môn: Lịch sử - Lớp 6, 7, 8 - Trường Thcs Năng Yên

 1- Câu 1 ( 2 điểm ):

 Xi-xê-rông ( Nhà chính trị Rô-ma cổ ) đã nói: “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ”. Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào ?

 2- Câu 2 ( 3 điểm ):

 Vì sao nói: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là rất nham hiểm và tàn bạo?

 

doc 8 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1578Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện môn: Lịch sử - Lớp 6, 7, 8 - Trường Thcs Năng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Thcs năng yên
Gv : Nghiêm đức đông
kì thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện 
đề thi môn: Lịch sử - lớp 6
Thời gian làm bài:150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
	1- Câu 1 ( 2 điểm ):
	Xi-xê-rông ( Nhà chính trị Rô-ma cổ ) đã nói : “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ”. Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào ?
	2- Câu 2 ( 3 điểm ):
	Vì sao nói : Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là rất nham hiểm và tàn bạo ?
	3- Câu 3 ( 5 điểm ):
	Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc theo mẫu sau:
Số TT
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Tóm tắt diễn biến chính
ý nghĩa
Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...................................................SBD: ......
kì thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện 
hướng dẫn chấm môn: Lịch sử - lớp 6
	1- Câu 1 ( 2 điểm ):
	Nêu được các ý cơ bản sau :
	- Lịch sử giúp ta hiểu về cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình ; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có ; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước. (1,5điểm )
	- Lịch sử giúp ta biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay. ( 0,5 điểm )
	2- Câu 2 ( 3 điểm ):
	 Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là rất nham hiểm và tàn bạo vì :
	- Nhà Hán tiếp tục thực hiện âm mưu xoá bỏ nước ta, dân tộc ta bằng biện pháp đồng hoá toàn diện : tổ chức sắp xếp bộ máy cai trị, đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện. Tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc nhân dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán. ( 1,5 điểm )
	- Nhà Hán bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo : nhân dân ta phải chịu nhiều thứ thuế ( nhất là thuế muối, thuế sắt ), bắt nộp những sản vật quý, sản phẩm quý, chúng còn bắt cả những người thợ thủ công khéo tay để đưa sang Trung Quốc xây dựng cung điện, đền, lăng tẩm .... Nhà Hán giữ độc quyền về sắt để hạn chế phát triển sản xuất ở châu Giao và hạn chế sự chống đối của nhân dân ta. ( 1,5 điểm )
	3- Câu 3 ( 5 điểm ):
	Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc :
Số TT
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Tóm tắt diễn biến chính
ý nghĩa
1
Năm 40
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Mê linh. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được toàn bộ Giao Châu
ý chí quyết tâm giành lại độc lập dân tộc, chủ quyền của Tổ quốc.
2
Năm 248
Bà Triệu
Triệu Thị Trinh
Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Thanh Hoá ) rồi lan ra khắp Giao Châu
3
542-602
Lý Bí
Lý Bí
Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
4
Đầu thế kỉ VIII
Mai Thúc Loan
Mai Thúc Loan
Mai Phúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông liên kết được với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-Pa chiếm được thành Tống Bình.
ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
5
Trong khoảng 776-791
Phùng Hưng
Phùng Hưng
Khoảng năm 776, Phùng Hưng và em Phùng Hải phát động cuộc khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình
	* Trả lời đúng mỗi cuộc khởi nghĩa trên cho 1 điểm. Đúng mỗi nội dung của cuộc khởi nghĩa cho 0,25 điểm.
Trường Thcs năng yên
Gv : Nghiêm đức đông
kì thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện 
đề thi môn: Lịch sử - lớp 7
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
	1- Câu 1 ( 2 điểm ):
	Chỉ ra sự khác nhau căn bản về đường lối kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần với đường lối kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ ?
	2- Câu 2 ( 2 điểm ):
	Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789 ?
	3- Câu 3 ( 6 điểm ):
	So sánh chủ trương, biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần ( Thế kỉ XIII-XIV ) so với nhà Lý ( Thế kỷ XI-XII ) ? Kết quả, tác dụng tích cực của những chủ trương, biện pháp đó trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước của nhà Trần ?
Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...................................................SBD: ......
kì thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện 
Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử - lớp 7
	1- Câu 1 ( 2 điểm ):
	Sự khác nhau căn bản về đường lối kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần với đường lối kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ ?
	- Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhà Trần được tiến hành theo đường lối dựa vào nhân dân để đánh giặc, lấy “ đoản binh thắng trường trận ”, vừa đánh cản giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng; đoàn kết toàn dân, phối hợp, huy động toàn dân cùng các lực lượng để đánh giặc, chủ động, phát huy sức mạnh của quân dân ta, khai thác chỗ yếu của kẻ thù, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta. ( 1,5 điểm )
	- Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh lại không dựa vào dân, không đoàn kết được toàn dân mà chiến đấu đơn độc. ( 0,5 điểm )
	2- Câu 2 ( 2 điểm ):
	Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789:
	- Phong trào Tây Sơn đã lập đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. ( 1 điểm )
	- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. ( 1 điểm )
	3- Câu 3 ( 6 điểm ):
	a- So sánh chủ trương, biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần ( Thế kỉ XIII-XIV ) so với nhà Lý ( Thế kỷ XI-XII ) :
	* Giống nhau ( 1,5 điểm ): 
	- Đều thực hiện chính sách “ ngụ binh ư nông ” ( gửi binh ở nhà nông ) 
	- Quân đội gồm hai bộ phận.
	* Khác nhau ( 1,5 điểm ):
	- Để củng cố quốc phòng nhà Trần có chủ chương “ lấy đoản binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội và khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc ”, phát huy sức mạnh đoàn kết quân dân, quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông 
	- Nhà Trần tuyển những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần vào cấm quân
	b- Kết quả, tác dụng tích cực của những chủ trương, biện pháp đó trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước của nhà Trần  ( 3 điểm ):
	- Chính sách “ ngụ binh ư nông ” đã góp phần làm cho nông nghiệp, thủ công nghiệp  nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Nhà Trần đã có những chủ trương rất phù hợp, kịp thời để phát triển kinh tế. ( 1,5 điểm )
	- Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên đều giành thắng lợi, đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới. ( 1,5 điểm )
Phòng giáo dục và đào tạo đoan hùng
kì thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện 
Năm học : 2008-2009
đề thi môn: Lịch sử - lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
	1- Câu 1 ( 2 điểm ):
	Nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945 ?
2- Câu 2 ( 3 điểm ):
	Hãy so sánh phong trào Cần Vương ( 1885-1896 ) với khởi nghĩa Yên Thế ( 1884-1913 ) ?
	 3- Câu 3 ( 5 điểm ):
	Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ?
Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...................................................SBD: ......
Phòng giáo dục và đào tạo đoan hùng
kì thi chọn học sinh năng khiếu cấp huyện Năm học : 2008-2009
Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử - lớp 8
	1- Câu 1 ( 2 điểm ):
	Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945:
	- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới. ( 0,5 điểm )
	- Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu-Mĩ lên cao và có bước chuyển biến mới. Quốc tế cộng sản được thành lập và đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga. ( 0,5 điểm )
	- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản, giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. ( 0,5 điểm )
	- Các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế dẫn tới chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới. ( 0,25 điểm )
	- Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945 ) đã kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại. ( 0,25 điểm )
2- Câu 2 ( 3 điểm ):
	a- Giống nhau ( 1,5 điểm ):
	- Đều là các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp.
	- Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của chỉ huy và nghĩa quân.
	- Được nhân dân ủng hộ.
- Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ, có lối đánh phù hợp.
- Kết quả đều thất bại.
b- Khác nhau ( 1,5 điểm ):
- Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp dưới ngọn cờ của ông vua yêu nước, ủng hộ vua để phục hồi ngôi vua. Khởi nghĩa Yên Thế không bị chi phối bởi phong trào Cần Vương ( giúp vua ), họ phần lớn là dân ngụ cư, đã từng phải chốn tránh phu phen, tạp dịch, thiên tai, dịch hoạ. Họ gan góc, dũng cảm, yêu cuộc sống tự do và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống đó. ( 0,5 điểm )
- Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là những sỹ phu văn thân yêu nước, có chung nỗi đau với quần chúng lao động, tự động đứng về phía nhân dân chống thực dân Pháp. Lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa Yên Thế đều xuất phát từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. ( 0,5 điểm )
- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có thời gian tồn tại lâu hơn .. .( 0,5 điểm )
	 3- Câu 3 ( 5 điểm ):
	Học sinh biết nêu những nội dung cơ bản của các hiệp ước để chứng minh từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược: 
	- Hiệp ước 1862: triều đình thừa nhận sự cai quản của nước Pháp đối với ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 vạn quan; mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quang Yên cho Pháp vào buôn bán; phía Pháp sẽ “ trả lại ” tỉnh Vĩnh Long khi nào triều đình buộc được dân chúng thôi chống Pháp  ( 1,25 điểm )
	- Hiệp ước 1874: Pháp sẽ rút khỏi Bắc kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. ( 1,25 điểm )
	- Hiệp ước 1883: triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. ( 1,25 điểm )
	- Hiệp ước 1884: đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quóc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. ( 1,25 điểm )

Tài liệu đính kèm:

  • docSU.doc