Đề tài Tổ chức cho học sinh tập viết bài làm văn Đề tài về bảo vệ môi trường trong giờ ôn bài môn ngữ văn để nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8/1 trường THCS Lâm Kiết

Đề tài Tổ chức cho học sinh tập viết bài làm văn Đề tài về bảo vệ môi trường trong giờ ôn bài môn ngữ văn để nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8/1 trường THCS Lâm Kiết

1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong chương trình cấp THCS, môn Ngữ văn có một vị trí rất quan trọng đặc biệt là kỹ năng làm văn trong đó kể cả làm văn với những nội dung về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế tại trường THCS Lâm Kiết, tôi nhận thấy ý thức của người dân Lâm kiết nói chung và học sinh trường THCS Lâm Kiết nói riêng về môi trường chưa được chú trọng, tình trạng vứt rác bừa bãi trên sân trường, ao hồ, kênh rạch vẫn phổ biến rộng rãi trong người dân và học sinh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ mỹ quan của sân trường cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ cư dân nói chung và học sinh nói riêng.

Đặc biệt là có nhiều học sinh chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường chung, cũng như kỹ năng làm bài văn về đề tài bảo vệ môi trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này như : Trong giảng dạy một số giáo viên bộ môn chưa chú tâm việc tích hợp bảo vệ môi trường trong tiết dạy hoặc không cho học sinh viết bài tập làm văn về đề tài bảo vệ môi trường. Một trong những nguyên nhân đó có việc các em còn ý thức và kiến thức để có thể vận dụng vào bài viết của mình với đề tài về môi trường.

Để khắc phục tình trạng trên, nhóm nghiên cứu chọn giải pháp: tổ chức cho các em tập viết bài văn về chủ đề bảo vệ môi trường trong giờ ôn bài vào buổi chiều dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc làm này có tác dụng cung cấp thêm cho các em các kiến thức và ý thức về việc bảo vệ môi trường trong trường học cũng như nơi các em đang sống vào trong bài làm văn về đề tài bảo vệ môi trường. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương thuộc khối 8 trường THCS Lâm Kiết (Lớp 8/1 là lớp thực nghiệm, lớp 8/2 là lớp đối chứng). Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 19 đến hết tuần 25

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tổ chức cho học sinh tập viết bài làm văn Đề tài về bảo vệ môi trường trong giờ ôn bài môn ngữ văn để nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8/1 trường THCS Lâm Kiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TẬP VIẾT BÀI LÀM VĂN ĐỀ TÀI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIỜ ÔN BÀI MÔN NGỮ VĂN ĐỂ NÂNG CAO KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 8/1 TRƯỜNG THCS LÂM KIẾT
1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong chương trình cấp THCS, môn Ngữ văn có một vị trí rất quan trọng đặc biệt là kỹ năng làm văn trong đó kể cả làm văn với những nội dung về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế tại trường THCS Lâm Kiết, tôi nhận thấy ý thức của người dân Lâm kiết nói chung và học sinh trường THCS Lâm Kiết nói riêng về môi trường chưa được chú trọng, tình trạng vứt rác bừa bãi trên sân trường, ao hồ, kênh rạch vẫn phổ biến rộng rãi trong người dân và học sinh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ mỹ quan của sân trường cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ cư dân nói chung và học sinh nói riêng.
Đặc biệt là có nhiều học sinh chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường chung, cũng như kỹ năng làm bài văn về đề tài bảo vệ môi trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này như : Trong giảng dạy một số giáo viên bộ môn chưa chú tâm việc tích hợp bảo vệ môi trường trong tiết dạy hoặc không cho học sinh viết bài tập làm văn về đề tài bảo vệ môi trường... Một trong những nguyên nhân đó có việc các em còn ý thức và kiến thức để có thể vận dụng vào bài viết của mình với đề tài về môi trường.
Để khắc phục tình trạng trên, nhóm nghiên cứu chọn giải pháp: tổ chức cho các em tập viết bài văn về chủ đề bảo vệ môi trường trong giờ ôn bài vào buổi chiều dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc làm này có tác dụng cung cấp thêm cho các em các kiến thức và ý thức về việc bảo vệ môi trường trong trường học cũng như nơi các em đang sống vào trong bài làm văn về đề tài bảo vệ môi trường. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương thuộc khối 8 trường THCS Lâm Kiết (Lớp 8/1 là lớp thực nghiệm, lớp 8/2 là lớp đối chứng). Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 19 đến hết tuần 25
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc tích lũy kiến thức về bảo vệ môi trường của học sinh. Điều đó cho thấy việc tổ chức cho học sinh viết bài tập làm văn về đề tài môi trường trong giờ ôn bài đã góp phần nâng cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh.
2. GIỚI THIỆU
Vấn đề nghiên cứu các phương pháp tác động để HS có thêm kiến thức và ý thức về bảo vệ môi trường phục vụ cho việc làm bài văn cũng đã được thực hiện nhưng còn chú trọng ở mức độ các kiến thức xã hội.
Tổ chức cho học sinh tập làm bài tập làm văn về đề tài môi trường cũng là một hoạt động diễn ra ở nhiều đơn vị trường học, có trường còn tổ chức cho học sinh viết bài dự thi về đề tài môi trường xanh..., nhưng việc tổ chức cho học sinh tập làm bài tập làm văn về đề tài môi trường thì ít có công trình đề cập.
Kiến thức và ý thức về bảo vệ môi trường của học sinh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, âm thầm, từng bước một. Tuy nhiên, tập làm bài làm văn về đề tài môi trường dưới sự hướng dẫn của GV có định hướng đến thu thập kiến thức xã hội – bảo vệ môi trường là một trong những cách thức mới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8/1 và lớp 8/2 trường THCS Lâm Kiết (mỗi lớp có 23 học sinh). 
3.2.Thiết kế nghiên cứu
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8/1 là nhóm thực nghiệm, lớp 8/2 là nhóm đối chứng. Tôi ra đề bài kiểm tra về đề tài môi trường – xã hội ( bảo vệ môi trường) cho học sinh làm bài kiểm tra trước tác động.
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
- Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu ở nhóm thực nghiệm bằng công thức:
r(pearson) = correl( bài KT 01, bài KT 01’) = 0,93 > 0,5
- Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu ở nhóm đối chứng bằng công thức:
r(pearson) = correl( bài KT 02, bài KT 02’) = 0,83 > 0,5
Xác định tính tương đương giữa hai nhóm bằng phép ttest độc lập:
	P = ttest (bài KT 01, bài KT 02, 2, 3) = 0,93 > 0,05 
à So sánh với tiêu chuẩn cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Chọn thiết kế nghiên cứu: thiết kế 2 Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương
Bảng: Thiết kế nghiên cứu 
Nhóm
KT trước tác động
Tác động
KT sau tác động
TN
01
01’
Tổ chức cho học sinh tập viết bài tập làm văn về đề tài môi trường
03
ĐC
02
02’
Không tác động
04
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T.tes độc lập.
3.3.Quy trình nghiên cứu 
-Chuẩn bị của giáo viên :
+ Lớp đối chứng vẫn dạy và ôn bài bình thường
+ Lớp thực nghiệm : giáo viên chọn những bài viết đề tài về môi trường cho học sinh nghiên cứu và tập viết bài làm văn về đề tài bảo vệ môi trường sống. 
+ Sưu tầm các bài văn về đề tài ô nhiễm môi trường ( photo)
-Tiến hành tác động : Giáo viên photo những bài văn đã chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu trong các giờ ôn bài (nghiên cứu trong 2 tuần đầu, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 30’), sau đó hướng dẫn các em thảo luận về những vấn đề được nêu trong các bài văn. ( Còn 3 tuần còn lại giáo viên cho học sinh tập viết bài làm văn các đề tài về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở trường học ( rác thải...) cũng như địa phương mà các em đang sống.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra kiến thức về việc bảo vệ môi trường (thực hiện hai lần)
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra kiến thức về việc bảo vệ môi trường được thiết kế riêng.
 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Sau thời gian tiến hành tác động (6 tháng), tiến hành cho học sinh 2 lớp (thực nghiệm và đối chứng ) làm bài kiểm tra sau tác động (cũng là bài kiểm tra kiến thức về việc bảo vệ môi trường được thiết kế riêng).
Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông số: Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau kiểm chứng
Bảng So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB
7,21
8,09
Độ lệch chuẩn
0,93
0,72
Giá trị P của T- test
0,00003
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,9
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng Flash và video clip đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
5. BÀN LUẬN 
Cơ sở để lựa chọn các đối tượng học sinh để nghiên cứu cho đề tài là:
- Cùng học chương trình THCS.
- Cùng học 01 giáo viên môn Văn
- Điều kiện học tập như nhau (được bố trí buổi ôn bài sau giờ học chính khóa)
- Ý thức học tập như nhau.
- Trình độ như nhau, kiến thức về bảo vệ môi trường tương đương.
- Giao1 viên chủ nhiệm quan tâm như nhau
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề tài đặt ra. Các kết quả khá thống nhất với nghiên cứu trước đó.
Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00003< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu việc tổ chức ch học sinh tập viết bài làm văn về đề tài bảo vệ môi trường trong giờ ôn bài của học sinh lớp 8/1 ở trường THCS Lâm Kiết là có khả năng thực hiện. Để tạo tính hiệu quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và phát triển.
Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00003< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Việc tổ chức cho học sinh tập viết bài làm văn trong giờ ôn bài môn Ngữ văn có thể giúp HS nâng cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cũng như góp phần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho người dân thông qua học sinh.
- Khuyến nghị:
	+ Đối với lãnh đạo trường:đáp ứng các nhu cầu về tư liệu để phục vụ cho cách dạy học nêu trên. Nhân rộng cách thức cho các lớp khác, GV khác
	+ Giáo viên Ngữ văn nên có sự phản biện, đóng góp ý kiến để cách thức thực hiện tốt hơn.
7.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tan, C. (2008) Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
- Luật bảo vệ môi trường. Số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 
- Bùi Phương Nga & Lương Việt Thái (2005) Khoa học 4, Tr. 62 – 80. NXB GD
- Phần mềm Giáo dục môi trường cấp THCS. blog.moi.truong@gmail.com
- Tài liệu hội thảo tập huấn: 
+ Giáo dục bảo vệ MT trong môn Ngữ văn THCS của Nhà xuất bản giáo dục.
 + Đổi mới nội dung và phương pháp dạy môn Ngữ văn. 
- Mạng Internet:  ; thuvientailieu.bachkim.com ; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net 
8. PHỤ LỤC
- Bảng điểm kiểm tra trước tác động của 02 nhóm.
- Bảng điểm kiểm tra sau tác động của 02 nhóm.
- Các bài viết về chủ đề môi trường – xã hội cho HS nghiên cứu ( GV pho to)

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai nghien cuu khoa hoc su pham ung dung mon nguvan 8.doc