A. Đặt vấn đề:
1. Lời mở đầu:
Tác phẩm văn chương là kết tinh giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật mà nhà văn kí thác vào đó và muốn truyền gửi tới bạn đọc. Do đó dạy văn là công việc không đơn giản, nó đòi hỏi người dạy không chỉ vững vàng kiến thức, khả năng thẩm thấu tác phẩm mà còn là một nghệ thuật chuyển hoá “tinh hoa mật ngọt” mà người nghệ sĩ muốn truyền tới người đọc qua tác phẩm của mình. Ai cũng biết rằng tác phẩm văn chương là sự thống nhất hai mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Nói đến hình thức là nói đến phương tiện thể hiện và truyền tải nội dung. Một tác phẩm hay là bởi nghệ thuật đạt đến đọ điêu luyện “đáng nể”. Và không phải nhà văn nào cũng có thể đạt được. Song tiếp cận với sáng tác của Nam Cao, ta có thể nhận ra một ngòi bút bậc thầy và khả năng sáng tạo tuyệt vời của ông. Với cái sắc sảo của nhà văn bản lĩnh, Nam Cao đã góp thêm vào dòng văn học hiện thực phê phán một phong cách mới. Có thể thấy sức hấp dẫn của truyện ngắn Nam Cao nói chung và tác phẩm “Lão Hạc” nói riêng chính là ở nghệ thuật tác phẩm . Phong cách nghệ thuật Nam Cao thể hiện trên nhiều mặt: Cấu trúc tác phẩm, xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, triết lí sâu sắc về chuyện đời, cách nhìn người. Với những ai có cái nhìn và hiểu biết hời hợt chắc hẳn khó có thể nhận ra . Chính vì vậy, công việc của người giáo viên dạy ngữ văn là giúp các em học sinh nhận ra “sức hấp dẫn” tuyệt vời trong nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Nam Cao qua các tác phẩm học trong nhà trường.
A. Đặt vấn đề: Lời mở đầu: Tác phẩm văn chương là kết tinh giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật mà nhà văn kí thác vào đó và muốn truyền gửi tới bạn đọc. Do đó dạy văn là công việc không đơn giản, nó đòi hỏi người dạy không chỉ vững vàng kiến thức, khả năng thẩm thấu tác phẩm mà còn là một nghệ thuật chuyển hoá “tinh hoa mật ngọt” mà người nghệ sĩ muốn truyền tới người đọc qua tác phẩm của mình. Ai cũng biết rằng tác phẩm văn chương là sự thống nhất hai mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Nói đến hình thức là nói đến phương tiện thể hiện và truyền tải nội dung. Một tác phẩm hay là bởi nghệ thuật đạt đến đọ điêu luyện “đáng nể”. Và không phải nhà văn nào cũng có thể đạt được. Song tiếp cận với sáng tác của Nam Cao, ta có thể nhận ra một ngòi bút bậc thầy và khả năng sáng tạo tuyệt vời của ông. Với cái sắc sảo của nhà văn bản lĩnh, Nam Cao đã góp thêm vào dòng văn học hiện thực phê phán một phong cách mới. Có thể thấy sức hấp dẫn của truyện ngắn Nam Cao nói chung và tác phẩm “Lão Hạc” nói riêng chính là ở nghệ thuật tác phẩm . Phong cách nghệ thuật Nam Cao thể hiện trên nhiều mặt: Cấu trúc tác phẩm, xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, triết lí sâu sắc về chuyện đời, cách nhìn người... Với những ai có cái nhìn và hiểu biết hời hợt chắc hẳn khó có thể nhận ra . Chính vì vậy, công việc của người giáo viên dạy ngữ văn là giúp các em học sinh nhận ra “sức hấp dẫn” tuyệt vời trong nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Nam Cao qua các tác phẩm học trong nhà trường. Xuất phát từ lí do trên và qua vận dụng phương pháp dạy học cho học sinh tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn trong giảng dạy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao”. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Thực trạng: Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khai thác nghệ thuật khi dạy tác phẩm truyện ngắn đã trở nên quen thuộc với nhiều giáo viên dạy văn. Song trên thực tế, vẫn còn một số giáo viên khi giảng dạy tác phẩm truyện thường chưa chú ý đến yếu tố này mà phần lớn chỉ đi sâu khai thác phần nội dung tác phẩm. Do đó khi học xong tác phẩm nếu “Tets” qua học sinh thì phần lớn các em đều không chỉ ra được nghệ thuật trong tác phẩm vừa học, nếu có cũng chỉ là mơ hồ kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Thực tế cho thấy đa số học sinh biết cảm nhận và đánh giá về tác phẩm truyện một cách thấu đáo chỉ có thể xảy ra với những giờ giảng văn mà giáo viên đi sâu khai thác và chú trọng hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật tác phẩm. Qua việc dạy học sinh Hà Ninh tìm hiểu và khai thác nghệ thuật truyện ngắn “Lão Hạc”, giáo viên nhận thấy: Phần lớn học sinh biết khai thác và có nhiều phát hiện đặc sắc về tác phẩm, viết tốt đoạn văn thuyết minh (giới thiệu về tác phẩm truyện). Đặc biệt trong một số bài làm văn, học sinh đã có những đánh giá sắc nhọn về nghệ thuật tác phẩm ... Tất cả diều này có được là do các em đã được giáo viên chú trọng hướng dẫn các em tìm hiểu, khai thác nghệ thuật tác phẩm truyện trong quá trình giảng dạy. * Mặt mạnh: Đây là khâu quan trọng để học sinh nắm bắt cái hay, cái hấp dẫn trong tác phẩm từ đó có thể đồng sáng tạo cùng nhà văn. Thực hiện tốt cách dạy học nàykhi dạy tác phẩm truyệncòn giúp học sinh có khả năng tích hợp tốt với phân môn tập làm văn ở kiểu bài văn thuyết minh về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học văn. Đây cũng là khâu quan trọng giúp giáo viên phát hiện chất “văn” ở học sinh để bồi dưỡng học sinh giỏi văn. * Hạn chế: Phương pháp dạy học khai thác nghệ thuật tác phẩm truyện trong dạy tác phẩm “Lão Hạc” phải lồng vào khai thác cùng nội dung tác phẩm chứ không được tách bạch riêng – Bởi nếu tách ra phân tích riêng thì sẽ phá vỡ tính lô gíc của truyện. Cũng có khi học sinh quá sa đà tìm hoểu nghệ thuật dẫn đến suy diễn nội dung tác phẩm theo ý chủ quan của mình. Kết quả của thực trạng: Qua điều tra so sánh và thực tế giảng dạy học sinh hai lớp 8 ở trường THCS Hà Ninh, tôi nhận thấy: nhìn chung đa ssố học sinh đều cảm thấy hứng thú, hiểu bà, bước đầu biết nhận ra và khai thác nghệ thuật tác phẩm truyện, một số học sinh khá giỏi đã biết đánh giá về nghệ thuật truyên ngắn của Nam Cao. Kết quả cụ thể qua kiểm tra bài làm của học sinh như sau: Điểm Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 8A(30hs) 3 10 16 1 8B(30 hs) 1 12 17 0 Từ đó, tôi đã thường xuyên vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuệt truyện ngắn trong các giờ giảng dạy tác phẩm truyện. B. Giải quyết vấn đề: I. Các giải pháp thực hiện: 1. Những quan niệm về tìm hiểu, khai thác nghệ thuật tác phẩm truyện: Nói đến khai thác, tìm hiểu nghệ thuật tác phẩm truyện, đã có nhiều tranh luận và thực hành thao nhiều cách khác nhau. Người thì cho rằng đã khai thác nghệ thuật tác phẩm truyện phải tách thành mục riêng sau khi đã giảng xong phần nội dung tác phẩm. Có người thì cho rằn nên khai thác lồng ghép nghệ thuật cùng nội dung để tránh lặp lại mà học sinh dễ cảm nhận .... Song suy cho cùng, cái đích của người giảng văn là truyền đạt chính xác nội dung tư tưởng tác phẩmvà thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới bạn đọc qua tác phẩm của mình. Vì vậy, dù chọn cách giảng dạy nào thì người giáo viên cũng phải nên khai thác tốt yếu tố nghệ thuậổttong tác phẩm – vì nó là phương tiện để truyền tải nội dung tư tưởng tác phẩm. Và điều quan trọng hơn ở chỗ không phải chỉ gợi ra cho học sinh thấy mà phải chỉ ra giá trị thông báo nhiệm màu, tức cái đặc sắc của yếu tố nghệ thuật đó trong tác phẩm. 2. Cách tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn: - Bước 1: Phải đọc kĩ tác phẩm để nắm nội dung tư tưởng tác phẩm một cách thấu đáo.Bởi đây là yếu tố chính để tìm hiểu nghệ thuật trong tác phẩm . - Bước 2: Phải căn cứ vào từng tác phẩm để tìm và chỉ ra nghệ thuật của tác phẩm ấy. Thông thường các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm truyện bao gồm: Ngệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí, ngoại hình, tính cách nhân vật, xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật kể truyện, nghệ thuật cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ, lời văn trong tác phẩm ... có truyện ngắn chứa đựng chất trữ tình, chất thơ, chất truết lí suy ngẫm sâu sắc của nhà văn. - Bước 3: Sau khi phát hiện và chỉ ra yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm, để giúp các em nhận ra đặc sắc của nó, người giáo viên phải phân tích chỉ rõ tác dụng, tức cái hay, cái độc đáo của nghệ thuật tác phẩm. Đây là khâu quan trọng trong quá trình dạy tác phẩm truyện. Vì thế, người giáo viên vừa tổ chức hướng dẫn các em phát hiện vừa chỉ ra cái hay của nghệ thuật tác phẩm thì giờ dạy văn mới đạt hiệu quả. ít nhất trong giờ học, với học sinh trung bình cũng phải nhận ra tác phẩm truyện ấy có đặc sắc nghệ thuật gì, còn với học sinh khá, giỏi phải biết cảm và khơi được cái hay, cái độc đáo của ngòi bút sáng tạo nhà văn trong tác phẩm vừa học. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện: Vận dụng học sinh tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. 1. Nghệ thuật cấu trúc tác phẩm: Có thể thấy với các tác phẩm truyện nói chung của Nam Cao và “Lão Hạc” nói rêng,nghệ thuật cấu trúc tác phẩm là nét thành công phải kể đến đầu tiên của nhà văn. Và vì thế truyện của Nam Cao hấp dẫn bạn đọc nhiều thế hệ. Mạch truỵên “Lão Hạc” được tổ chức theo cái lô gíc quanh co quen thuộc và tự nhiên trong nhận thức của ông giáo: cứ ngộ nhận rồi vỡ lẽ, rồi cuối cùng lại kết thúc bằng một vỡ lẽ muộn màng, hụt hẫng. Lão Hạc cứ âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình, tình toán đâu ra đấy mà có ai biết- ngay cả đến ông giáo, người thân cận nhất, chỗ mà lão Hạc hay giãi bà tâm sự cũng chẳng hề hay biết. Đến khi nhận ra sự “chu đáo” của ông già khổ sở thì cũng là lúc lão Hạc ở vào cái giây phút cuối cùng sắp từ giã cõi đời. Cách cấu trúc tác phẩm của Nam Cao thường gây bất ngờ và ám ảnh người đọc khôn nguôi khi truyện kết thúc. Cái chết của lão Hạc thực sự đã ám ảnh, day dứt người đọc về kiếp nhân sinh, về lẽ sống ở đời. Cái sắc sảo trong ngòi bút Nam Cao là ở chỗ ông cứ viết về những cuộc đời nhỏ mọn tầm thường, những chuyện tủn mủn vặt vãnh, chuyện cơm áo hằng ngày... mà dư ba, xáo trộn lòng người. 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: a. Xây dựng nhân vật chính trong mối tương quan với nhân vật khác: Lão Hạc được xây dựng trong một chùm những tương quan các nhân vật trong tác phẩm. Mỗi một tương quan đều làm sáng ngì vẻ đpj phẩm chất và chân dung lão Hạc. Lão Hạc được xây dựng song song với ông giáo để đối sánh nổi bật tâm lí người nông dân bên cạnh tâm lí người trí thức. Tương quan với Binh Tư để tạo ra sự đối chọi gay gắt: một người lương thiện đến mức thánh thiện, một kẻ bất lương đến thành lưu manh. Lão Hạc muốn trọn đạo người làm cha thì phải chết, Binh Tư cố bám lấy cái sống thì đã phải thủ tiêu phẩm chất con người. Lão Hạc tương quan với vợ ông giáo là để gíp ta nhận rõ: ở lão Hạc, dù cuộc sống khốn quẫn đến mấy cũng không tiêu diệt được lòng vị tha ,nhân hậu. Còn vợ ông giáo vì quá khổ đã sinh ra lòng vị kỉ, hẹp hòi. Nhân vật lão Hạc trong tương quan với con trai lại nời lên trong người cha còm cõi ấy môtl tình phụ tử thiêng liêng vĩnh cửu. Cả đời lão sống là sống cho con.Lão quý cái đạo làm người, đạo làm cha song lại bất lực bởi cái nghèo. Để rồi khi con trai ra đi, lão luôn sống trong day dứt, ân hận và nỗi dằn vặt “lực bất tòng tâm” . Cuối cùng chọn cái chết dể cho con phần sống, để cho con còn vườn. Như vậy qua chùm tương quan , dù ở điểm nhìn nào, nhân vật lão Hạc cũng đều lung linh phẩm chất cao đẹp- thứ vàng mười trong nhân cách người nông dân Việt Nam.Phải chăng đó là “cái hạt ngọc ẩn sâu trong con người” mà Nam Cao suốt đời nhìn thấy và phản ánh trong tác phẩm của mình. b. Xây dựng nhân vật có tính chất điển hình: Lão Hạc- một ông lão nông dân có vẻ lẩn thẩn, lủi thủi nhưng dưới ngòi bút Nam Cao, trở nên rạng ngời nhữnh phẩm chất cao đẹp: lòng tự trọng sáng ngời, nhân hậu, vị tha, lương thiện, hiền lành đến thành thánh thiện. Dường như cái bản tính tốt đẹp của người nông dân Việt Nam hội tụ đầy đủ trong con người lão trở thành vầng hào quang rực sáng, để mỗi người cố nông nào trong xã hội áycũng dều nhận ra một nét của riêng mình.Cuộc sống cơ cực, “đói deo đói dắt” của lão Hạc là minh chứng cho cuộc sống đói nghèo , đối mặt với miếng cơm manh áo của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. Cái chết dữ dội kết thúc cuộc đời bần hàn của lão hạc ở cuối truyện là minh chứng cho số phận cùng đường, là bi kịch của bao gia đình nông dân ViệtNam thời kì đen tối. Có thể nói với ngòi bút tài hoa và sự am hiểu tận tường về người nông dân, Nam Cao đã xây dựng và tái hiện trong tác phẩm của mình nhân vật lão Hạc diển hình cho người nông dân một thời.Đây cũng chính là thành công và sáng tạo tài tình của bút pháp thể hiện nhân vật của nhà văn thiên tài Nam Cao. 3. Nghệ thuật mêu tả tâm lí nhân vật: Đọc sáng tác của Nam Cao, người đọc thường bị hấp dẫn, lôi cuốn theo các nhân vật trong tác phẩmbởi nhà văn hiểu rất sâu sắc đời sống nội tâm nhân vật mình,cùng suy nghĩ, cùng buồn viu với nhân vật.Một điều dễ nhận ra ở Nam Cao là nhà văn ít chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật . Ông chỉ chú trọng miêu tả những nét, những chi tiết phục vụ cho biểu hiện tâm lí nhân vật. Những ai đọc “Lão Hạc” đều rất ấn tượng với những câu từ, những đoạn văn Nam Cao miêu tả nỗi đau đớn, ân hận của ông già nông dân chân chất hiền lành sau khi vừa bán con Vàng yêu quí: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước....”; “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngộe về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. ....”Chỉ cần vài chi tiết miêu tả, Nam Cao đã lột tả được sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc... tất cả đang dâng trào, đang oà vỡ trong lòng ông già giàu tình thương , giàu lòng nhân hậu khi có người hỏi đến. Có thể nói cái hay, cái đặc sắc ở các chi tiết miêu tả của Nam Cao là nhà văn đã thể hiện thật chân thật, thật cụ thể và chính xác tuần tự từng diễn biến tâm trạng cứ dâng lên không thể kìm nén nỗi đau, cũng rất phù hợp với tâm lí người già. Cứ nhẹ nhàng, cứ thản nhiên, ngòi bút nhà văn đi sâu diễn tả tâm trạng nhân vật mình từ đầu đến cuối, từng nét, từng cử chỉ dẫn tới đỉnh điểm dể rồi oà vỡ thành tiếng khóc hu hu như con nít. Văn Nam Cao cứ điềm tĩnh, cứ nhẹ nhàng mà luồn lách khám phá chiều sâu nội tâm, ngóc ngách tâm hồn và cả những day dứt, dằng xé trong nội tâm nhân vật. Xung quanh việc bán con Vàng, lão Hạc đau đớn dằn vặt mình vì “Bằng nấy tuổi đầu còn lừa một con chó ...”. Lão xót xa đến cùng cực khi phải đứng trước một sự lựa chọn thật nghiệt ngã, dẫu có chọn bên nào cũng không tránh được đau đớn và mất mát:Muốn sống thì lỗi đạo làm cha mà muốn tròn chữ đạo với con trai, muốn giữ nhân cách trong sạch thì phải chọn cái chết. (Nếu lão sống thì sẽ phải xâm phạm đến mảnh vườn của con, và sẽ phải liên luỵ đến hàng xóm láng giềng – cả hai điều ấy lão Hạc đều không thể.) Có thể nói miêu tả tâm lý nhân vật chính là biệt tài trong sáng tác của Nam Cao. Khắc hoạ tâm trạng nhân vật, Nam Cao không dùng ở miêu tả những tình cảm, cảm giác nhân vật mà ông còn đi sâu khai thác cách suy nghĩ, thậm chí ý nghĩ bên trong của nhân vật. Vì vậy, truyện của Nam Cao có khả năng thâm nhập vào tâm hồn người đọc. Đây phải chăng là con đường của trái tim đến với trái tim. 4. Nghệ thuật kể chuyện. Một trong những yếu tố tạo nên thành công truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, phải kể đến nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn và vô cùng sinh động. Toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối đều được kể bằng ngôi thứ nhất “tôi” (nhân vật ông giáo). Là người gần gũi – nưi dốc bầu tâm sự của Lão Hạc, chứng kiến toàn bộ cảnh đời Lão Hạc nên, ông giáo kể chuyện trở nên gần gũi, chân thực và khách quan. Nhà văn Nam Cao như nhập vai vào nhân vật tôi để kể lại truyện. Vì thế câ chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt theo thời goan, vừa kết hợp với hồi tưởng bộc lộ trữ tình. Việc chọn ngôi kể thứ nhât, nhà văn có thể sử dụng nhiều loại giọng điệu khác nhau khiến câu chuyện diễn ra tự nhiên và sâu sắc, thú vị. 5. Chất triết lý sâu sắc. Có lẽ nét riêng biệt trong chất sáng tạo của Nam Cao là hầu như qua các tác phẩm của mình, dù ít dù nhiều bao giờ nhà văn cũng nói lên tiếng nói của mình, hoặc quan điểm nào đó về cách nhìn đời, nhìn người ... qua suy tư triết lý. Chất triết lý thể hiện chiều sâu suy ngẫm của nhà văn và mở ra cho người đọc chân trời chiêm nghiệm, suy ngẫm diệu kỳ. Mượn suy nghĩ của nhân vật tôi, Nam Cao đã thốt lên: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố ttình mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn. Không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương.” Qua thật đọc những suy nghĩ này ta nhận ra sự chiêm nghiệm cuộc đời, mắt quan sát qua tấm lòng nhân hậu của Nam Cao, giúp ông khẳng định được thái độ sống, một cách ứng sử mang tinh thần nhân đạo. Ta khẽ lắng nghe lời khuyên của Nam Cao với tất cả mọi người: cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình yêu thương san sẽ, bằng sự chân trọng nâng niu tát cả những giừ đáng thương, đáng quý nhất ở đời. Đây là vấn đề “đôi mắt” nhất quán trong sáng tác của Nam Cao. Đọc Lão Hạc, ta như cảm nhận một Nam Cao với những suy tư trăn trở chuyện đời. Lão Hạc xin Binh tư ít bã chó, cái chết dữ dội của Lão làm mọi người bàng hoàng, trước sự việc ấy, ông giáo cũng bày tỏ “cuộc đời cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ... cuộc đời chưa hẳn đã dáng buồn, hay vẫn đáng buòn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Nghe tin Lão Hạc xin bã chó, ông giáo buồn, thất vọng trước sự thay đổi cách sống “đói ăn vụng, túng làm càn” của một người đầy tự trọng như Lão Hạc. Nhưng sau cái chết bất ngờ của Lão Hạc thì suy nghĩ của ông có nhiều biến chuyển. Cuộc đời này không đáng buồn vì vẫn có cái chết đầy hy sinh và bi phẫn như cái chết của Lão Hạc. Nhân tính và lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hoá. “Đáng buồn” theo một nghia xkhác là bởi những người lương thiện, đáng thương như Lão Hạc lại rơi vào bế tắc cùng đường, tìm đến cái chết như là một sự giải thoát bất đắc dĩ. C. Kết luận 1. Kết quả nghiên cứu: Sau khi vận dụng phưng pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn trong dạy học tác phẩm Lão Hạc ở lớp 8, tôi đã thu đưcợ kết quả như sau: - Qua khảo sát có 92 học sinh (hs) cảm thấy có hứng thú thật sự với phương pháp học tập này. Từ chỗ các em còn mơ hồ, chưa biết xác định yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm chuyện đến chỗ biết tìm ra nhiều đắc sắc nghệ thuật rồi chỉ rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong truyện ngắn một cách chính xác. * Kết quả giảng dạy khi không sử dụng phương pháp hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn: Lớp SL Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 8A 30 1 3 5 17 19 63 5 17 8B 30 0 0 5 17 18 60 7 23 * Kết quả giảng dạy có sử dụng phương pháp tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn: Lớp SL Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 8A 30 3 10 10 33 16 53 1 3 8B 30 1 3 12 40 17 57 0 0 Vận dụng từ thực tế giảng dạy và bản thân tôi nhận thấy đây là phươngpháp hữu ích phát huy năng lực sáng tạo, cảm thụ tác phẩm văn chương cảu các em. Với bài viết này, người viết bài chỉ khiêm tốn trình bày một kinh nghiệm nho nhỏ trong dạy học văn ở bậc THCS. Quả đúng như nhiều người vẫn nói học văn đã khó song tìm ra một phương phãp học tập đúng đắn là chìa khoá mở đường cho nhận thức và lĩnh hội kiến thức. Mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung từ các đồng nghiệp để công việc dạy văn của chúng ta cũng là một nghệ thuật tác động vào lòng người. 2. ý kiến đề xuất. - Với nhà trường. + Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên ngữ văn. + Ban giám hiệu có thể tổ chức cho giáo viên giao lưu với các trường điểm trong huyện, tỉnh để giáo viên có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm dạy học. - Với Phòng GD&ĐT. + Đề nghị Phòng GD&ĐT tạo điều kiện giúp đỡ về trang thiết bị, đồ dùng dạy học để việc dạy và học đạt hiệu quả cao. + Đề nghị Phòng GD&ĐT tăng cường mở các chuyên đề đổi mới phương pháp, cử giáo viên dạy giỏi dạy thực nghiệm các tiết học khó để giáo viên cùng rút kinh nghiệm, học hỏi. Hà Ninh, ngày 25 tháng 03 năm 2010 Người viết Lê Thị Hinh Mục lục Mục Nội dung Trang A Phần đặt vấn đề 2 1 Lời mổ đầu 2 2 Thực trạng nghiên cứu 2 B Giải quyết vấn đề 3 I Giải pháp thực hiện 3 II Các biện pháp tổ chức thực hiện 4 C Kết luận 8 1 Kết quả nghiên cứu 9 2 ý kiến đề xuất 10
Tài liệu đính kèm: