Đề tài Hệ thống một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh cuả học sinh THCS

Đề tài Hệ thống một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh cuả học sinh THCS

Phần A: Những vấn đề chung

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1/ Cơ sở lý luận:

Sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi “ Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” tất nhiên, để phát triển khoa học, nâng cao năng lực nội sinh, thì yếu tố con người trở thành cốt lõi,có tính quyết định. Khi đó, phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung và giáo dục thể chất nói riêng có vị trí quan trọng và ý nghĩa xã hội to lớn. Bởi vậy, không ít quốc gia đã nhận thức rõ sức khoẻ con người là tài sản quốc gia đặc biệt, nhà nước có trách nhiệm quản lý tài sản này là phát triển vốn dự trữ tiềm ẩn trong mỗi con người, ở nước ta có nghị quyết về giáo dục của Trung ương được thực hiện trrong kế hoạch phát triển thể chất trong trường học các cấp . Công tác giáo dục thể chất ở trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con nbgười mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hệ thống một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh cuả học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A: Những vấn đề chung
I/ Lý do chọn đề tài
1/ Cơ sở lý luận:
Sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi “ Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” tất nhiên, để phát triển khoa học, nâng cao năng lực nội sinh, thì yếu tố con người trở thành cốt lõi,có tính quyết định. Khi đó, phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung và giáo dục thể chất nói riêng có vị trí quan trọng và ý nghĩa xã hội to lớn. Bởi vậy, không ít quốc gia đã nhận thức rõ sức khoẻ con người là tài sản quốc gia đặc biệt, nhà nước có trách nhiệm quản lý tài sản này là phát triển vốn dự trữ tiềm ẩn trong mỗi con người, ở nước ta có nghị quyết về giáo dục của Trung ương được thực hiện trrong kế hoạch phát triển thể chất trong trường học các cấp . Công tác giáo dục thể chất ở trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con nbgười mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
2/Cơ sở thực tiển :
Trong quá trình giáo dục thể chất, nhiệm vụ giáo dục và phát triển toàn diện các tố chất thể lực là hết sức quan trọng. Đây chính là một trong những phương tiện giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường. Mặt khác các tố chất thể lực bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo , là những điều kiện quan trọng đối với mỗi học sinh .
Mục tiêu hàng đầu của giáo dục thể chất là người tập phải không ngừng phát triển và hoàn thiện các tốp chất thể lực và cũng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu. Trong quá trình giáo dục các tố chất thể lực là nhằm phát triển một cách toàn diện phải dựa trên cơ sở các bài tập phát triển chung.
Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình giáo dục các tố chất thể lực nói chung và giáo dục tố chất sức nhanh nói riêng cần phải chọn các phương tiện và phương pháp tập luyện để tạo nên một lượng vận động hợp lí với trình độ thể lực và tâm lí lứa tuổi người tập, chúng ta biết rằng sức nhanh là một tố chất thể lực, và là năng lực thực hiện một hoạt động vận động trong điều kiện đã được quy định trước với thời gian ngắn nhất. Tố chất thể lực sức nhanh phụ thuộc vào các yếu tố: Tính linh hoạt của quá trình thần kinh , sự phối hợp của hệ thống thần kinh cơ, sức mạnh nhanh khả năng đàn tính của cơ bắp , khả năng huy động các nguồn năng lượng nhanh và hợp lí, các phẩm chất tâm lí. Do đó tố chất thể lực sức nhanh cần phái giáo dục và phát triển ngay trong giai đoạn tập luyện. Lứa tuổi 10 đến 12 là thời điểm thuận lợi để phát triển tố chất sức nhanh.
Trong quá trình tập luyện phát triển tố chất sức nhanh thường sử dụng tất cả các bài tập có tác dụng phát triển năng lực phản ứng, có tần số cao . Ngoài ra còn sử dụng các môn bóng: Bóng ném, bóng đá .. các trò chơi vận động hoặc các bài tập khác .
Bởi vì thông qua các bài tập và trò chơi góp phần thúc đẩy các em học sinh phát triển nhanh chóng, cân đối và hoàn chỉnh. Thông qua môn trò chơi, hệ thần kinh của các em được củng cố và phát triển, các phản xạ thần kinh nhậy bén hơn, các quá trình thần kinh diễn ra linh hoạt và mãnh liệt hơn, làm cho các em lanh lợi, tháo vát trong cuộc sống
Đặc biệt là trò chơi góp phần khá lớn vào việc phát triển các tố chất thể lực của các em học sinh. Qua các trò chơi, tuy là nhẹ nhàng thoả mái, ngắn ngủi, nhưng cũng giúp cho các em nâng cao được thể lực khá nhiều. Thí dụ các em thường xuyên chơi “ Cướp cờ” , “ Thi phối hợp”, một thời gian sau đó cho kiểm tra chạy 30 m , 60 m tốc độ của các em sẽ tăng lên so với lúc chưa tập. Vì thế trong các buổi tập người ta thường xuyên dùng các trò chơi để phát triển các tố chất thể lực. Nó làm cho học sinh ham thích tập luyện, thoải mái, quên mệt mỏi.
Chính vì những lí do trên và tầm quan trọng của nó trong sự nghiệp giáo dục toàn diện nên tôi chọn đề tài: “ Hệ thống một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh cuả học sinh THCS”.
II- Mục đích và phương phỏp nghiờn cứu
Với đề tài này, mục đích của việc nghiên cứu là hệ thống một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh của học sinh THCS .
III- Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài hệ thống một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh cùa học sinh trung học cơ sở được sử dụng các phương pháp sau:
1/ phương pháp thu nhận phân tích và tổng hợp tư liệu thông tin qua đọc sách và tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
2/ Tham khảo các ý kiến của giáo viên dạy thể dục tại trường.
3/ Phương pháp thống kê.
4/ Phương pháp thực nghiệm: Thử áp dung vào việc giảng dạy ở trường bằng cách: Tiến hành dạy một lớp có sử dụng một số bài tập và trò chơi để so sánh với kết quả một lớp học bình thường.
IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đối với đề tài: “Hệ thống một số bài tập và trò chơi nhằm giaó dục tố chất sức nhanh của học sinh THCS “ cần phải giải quyết hai nhiệm vụ chính sau đây:
+ Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống các bài tập và trò chơi nhằm gioá dục tố chất sức nhanh của học sinh THCS
+ Nhiệm vụ 2: Tiến hành thực nghiệm một số bài tập và trò chơi vào quá trình giảng dạy.
V.Giới hạn của đề tài :
Thực hiện trong cỏc trường phổ thụng và cỏc trường đào tạo năng khiếu thể thao.
 VI. Kế hoạch thực hiện 
 - Kế hoạch thực hiện từ đầu năm cho đến khi kết thỳc đề tài.
Phần B: Nội dung
1 Cơ sở lý luận:
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở. Lúc này, chức năng của hệ thần kinh chịu ảnh hưởng của hoạt động nội tiết trong tuổi dạy thì. Các hóc môn sinh học và hóc môn của tuyến giáp tăng lên, làm cho khả năng hưng phấn của hệ thần kinh trung ương tăng lên và còn làm rối loạn thăng bằng giữa các quá trình hưng phấn và ức chế. Hoạt đông của tuyến yên cũng tăng lên và lại có tác dụng kích thích tuyến sinh dục. Quá trình ức chế tăng lên nhưng hưng phấn vẫn chiếm ưu thế. Hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển hơn nữa. Do sự phát triển rất mạnh mẽ của cơ và xương ở tuổi dạy thì nên sự phối hợp động tác chưa tốt, động tác vụng về, lóng ngóng. Khả năng hoạt đông của các tế bào thần kinh giảm nên nhanh chóng mệt mỏi. Từ 15 tuổi trở lên, ức chế có điều kiện phát triển, mối quan hệ giữa hưng phấn và ức chế được hoàn thiện hơn. Động tác tiết kiệm hơn và phối hợp tốt hơn.
2/Cơ sở thực tiển:
Về chức năng thực vật, tim phát triển mạnh. Tuy vậy, sự phát triển của tim không theo kịp sự tăng khối lương của cơ thể.
Hoạt động của tim còn gặp khó khăn là đường kính của động mạnh tương đối nhỏ. Nhịp phát triển của tim trong tuổi dạy thì cao hơn nhịp phát triển của mạch. Nhịp tim chậm hơn. Tim rất dễ hưng phấn do ảnh hưởng của thần kinh giao cảm, vì thế, người ta hay gặp loạn nhịp tim do thở, tim đập mạnh ngoại tâm thu, tiếng thổi tâm thu cơ năng ở những trẻ em trong tuổi dạy thì.
Tần số hô hấp thấp hơn:19-20 lần trong một phút. Dung tích sống tăng lên.
Chiều cao của trẻ em ở lúa tuổi này phát triển rất mạnh. Xương phát triển theo chiều dày và tiếp tục quá trình cốt hoá. Khung chậu, lồng ngực và cột sống tiếp tục hình thành. Cần phát triển đồng đều tất cả các cơ. Khối lượng cơ ở các chi trên, lưng, đai vai, chân phải phát triển mạnh.
 * Túm lại :
ở lứa tuổi học cấp hai hệ thống cơ đang phát triển, sức mạnh của các cơ tăng, khả năng hoạt động của các chức năng thực vật cao hơn và ức chế có điều kiện cũng phát triển tương đối mạnh.
Vì thế nội dung tập luyện của các em phải gây được hứng thú, hào hứng, phấn khởi. Nhưng bài tập phải có tác dụng hoàn thiện sự phối hợp động tác và phát triển các tố chất, đặc biệt là các tố chất sức nhanh là một trong 4 tố chất cơ bản của đời sống.
Sức nhanh là năng lực bột phát và vận động với tốc độ cao nhất. Sức nhanh có được là do:
- Do tốc độ của các xung động thần kinh gây ra sự co cơ trong thời gian phản ứng ngắn nhất có ý nghĩa quyết định đến tốc độ vận động.
- Bởi trong hệ thống thần kinh luon xuất hiện những xung đột thần kinh nối tiếp nhau để tạo điều kiện cho một tần số vận động cao. Trong quá trình thực hiện động tác,
 các cơ luân phiên nhau hoạt động đối lập: Một nhóm cơ này co trong khi một nhóm cơ khác duỗi và ngược lại. Nếu duỗi càng lớn thì lực đối kháng càng ít, động tác càng nhanh và biên độ càng lớn, do vậy thả lỏng trong khi chạy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó giúp cho người chạy duy trì được hoạt động với tốc độ cao trong một thời gian dài. Để nâng sự phối hợp giữa các cơ được tốt, các trung tâm thần kinh phối hợp được
 mau lẹ, chính xác thì cần phải thực hiện các động tác khởi động cho tốt 
3/ Thực trạng và những mõu thuẩn :
 Trong quỏ trỡnh gióng dạy, tụi nhận thấy đa số học sinh chưa nhận thức đỳng về giỏ trị của bộ mụn thể dục thường hay xem nhẹ bộ mụn này vỡ thế cỏc em hay mất tập trung và khụng tỏ ra cố gắng khi mỡnh chưa thực hiện tốt những nội dung mà giỏo viờn yờu cầu, 
*thuận lợi:
Được sự quan tõm, giỳp đở nhiệt tỡnh của BGH trường đả giỳp bản thõn em được cụng tỏc thuận lợi hơn 
*khú khăn :
Bờn cạnh đú bản thõn em gặp khụng ớt khú khăn do điều kiện thực tế sõn bói chưa được thuận lợi cho cụng tỏc gióng dạy, do trường ở vựng sõu điều kiện kinh tế cỏc hộ gia đỡnh cú con em đi học cũn nhiều khú khăn nờn sự quan tõm đến con em cũn hạn chế do phải lo về kinh tế gia đỡnh, điều đú đó làm cho cỏc em bị ảnh hưởng rất nhiều đến việc học.nhưng khú khăn lớn nhất đú là do nhà trường vẫn cũn thiếu đồ dung dạy học để phục vụ cho cụng tỏc gióng dạy.
 *Sức nhanh gồm có:
+ Phản ứng nhanh, là năng lực phản ứng rất nhanh của cơ thể bằng một động tác như xuất phát sai khi nghe thấy tiếng súng phát lệnh hoặc trong các động tác phản ứng lại động tác của đối phương.
+ Sức nhanh tối đa: là năng lực thực hiện đông tác với tốc độ cao nhất.
+ Sức nhanh mạnh: Là khả năng Thắng lực cản bằng tốc độ cao nhất.
+ Sức mạnh bền: là khả năng thực hiện động tác một cách liên tục, ổn định với tốc độ cao trên một quãng đường dài hoặc trong một khoảng thời gian qui định.
Chính vì những lý do trên, không nên dùng những bài tập tĩnh và khéo léo dài vì dễ gây mệt mỏi. Thỉnh thoảng lại cho nghỉ vài phút. Không nên dùng những bài tập có những động tác phối hợp quá phức tạp, đôi khi phải tổ chức dưới dạng trò chơi để phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh. Do đó, trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu tôi đã chọn lọc được một số bài tập và trò chơi sau, nhằm giáo dục tố chất sức nhanh của học sinh trung học cơ sở.
Số thứ tự
Tên bài tập
Mục đích yêu cầu
Lượng vận động thời gian
1
Chạy tăng tốc
Phát triển tốc độ, gây hứng thú kích thích tập luyện.
Yêu cầu chạy nhanhhết sức.
2+30m
2
Chạy tiếp sức: trao gậy tại chỗ, đi bộ chạy
Nhằm phát triển phản xạ nhanh và tốc độ nhanh.
 Yêu cầu trao và nhận gậy đúng hiệu lệnh, đúng khoảng cách qui định
10 phút
3
Xuất phát theo tín hiệu từ các tư thế khác nhau
 nhằm phát triển phản ứng nhanh.
 Yêu cầu thực hiện đúng tuần tự của kỹ thuật.
5-6 lần
4
a
Một  ... t cách tự nhiên giăng lưới. Đội kia giả làm những con cá, cá chạy tự do trên sân.
c/ Cách chơi:
 Khi có lệnh bắt đầu cuộc chơi, những em giả làm lưới và người bắt cá vây lưới dần dần thành vòng tròn để bắt cá, những em đóng vai cá phải nhanh chóng và khéo léo chạy chốn ra ngoài lưới bằng cách lọt ra khỏi 2 đầu lưới hoặc chui vào chỗ lưới bị thủng để ra ngoài . Em nào để bị quây vào trong vòng tròn coi như bị bắt không được tiếp tục chơi , sau đó lưới lại được giăng ra để chơi tiếp 2 lần nữa . Tiếp theo 2 đội đổi vai cho nhau, cuộc chơi tiếp tục cùng 3 lần giăng lướ như đội trước. Sau một số lần như vậy đội nào có số người bị bắt nhiều hơn đội đó thua cuộc.
d. Yêu cầu:
Trong quá trình chơi phải tích cực , tự giác chấp hành mọi qui ước của trò chơi đề ra.
9. Trò chơi “ Trao tín gậy” .
a. Mục đích:
 Nhằm rèn luyện sức nhanh , sự phối hợp đồng đội khéo léo linh hoạt.
b. Chuẩn bị :
 Kẻ 2 vạch giới hạn song song với nhau, cách nhau 15 m. Cách 2 vạch giới hạn về phía ngoài 1m đánh dấu 2 dấu chấm lớn hay 1 vòng tròn nhỏ.
 Tập hợp lớp 2-4 hàng dọc , phía 2 bên vạch giới hạn cách vị trí đánh dấu khoảng 1,5m- 2m .
Hai em số 1 của hai hàng đối diện nhau cầm một tín gậy dài 0,2m - 0,3m đường kính 0,03m- 0,05m.
c/ Cách chơi:
 Khi có lệnh các em số 1 chạy qua vạnh giới hạn về phía dấu chấm của hàng đối diện sau đó chạy vòng lại. Khi số 1 chạy đến đầu dấu chấm và bắt đầu vòng lại thì số 7 bắt đầu chạy về trước. Số 1 và số 7 cùng chạy và trao tín gậy cho nhau ở khoảng giữa hai vạch giới hạn. Số 1 trao tín gậy bằng tay phải, số 7 trao tín gậy bằng tay trái sau đó chuyển tín gậy sang tay phải để còn trao cho số 2, số 7 nhận được tín gậy tiếp tục chạy đến dấu chấm thì quay lại. Khi số 7 bắt đầu chạy quay lại thì số 2 xuất phát và cùng chạy và gặp nhau và trao gậy cho nhau ở khu giới hạn. Số 2 nhận tín gậy bằng tay trái rồi lại chuyển sang tay phải để trao gậy vào tay trái số 8, trò chơi cứ tiếp tục cho đến hết.
d/ Yêu cầu.
 Khi có lệnh xuất phát, số 1 mới chạy qua vạch giới hạn, phải chạt vào hoặc đặt
 chân vào chấm qui định. Phải trao và nhận tín gậy cho nhau ở khu qui định.
10/ Trò chơi: “ Ai nhanh và khéo hơn”
a/ Mục đích:
 Nhằm rèn luyện phối hợp các kỹ năng chạy, nhảy, leo trèo, mang vác phát triển sức nhanh, sự khéo léo và sức mạnh của chân.
b/ Chuẩn bị :
 Hai chiếc ghế băng loại to bản và chắc, hai chiếc vòng có đường kính 0,7m – 0,8m và 6 quả bóng nhỏ hoạc 4 quả bóng to ( bóng chuyền , bóng đá.).
 Trên đoạn đường 20m kẻ hai vạch giới hạn gọi là vạch 1 và vạch 2. Cách vạch 1 khoảng 3m kẻ hai vạch liên tiếp cách nhau 1,5m, sau đó cách 3m đặt chiếc nghế băng dọc theo hướng chạy, cách đầu kia nghế băng 2m đặt chiếc vòng chắn ngang đường, cách vòng 2m kẻ 1 vòng tròn có đường kính 0,5m trong để 3 quả bóng nhỏ hoạc 2 quả bóng to, cách vòng để bóng 4m , kẻ tiếp 1 vòng tròn thứ hai có đường kính tương đương.
 Chia lớp thành hai đội, một đội lại chia làm hai nhóm và đứng tập hợp ở hai bên vạch giới hạn.
c/ Cách chơi:
 Khi có lệnh bắt đầu cuộc chơi, hai em đứng trên cùng của hai hàng ở bên vạnh giới hạn số 1 chạy về trước, chạy qua 2 vạch kẻ cách nhau 1,5m, sau đó chạy tiếp 2m rồi leo lên đi hoặc chạy dọc theo nghế băng sang đầu kia nhảy xuống, chạy tiếp 2m rồi chui qua vòng, rồi chạy tiếp 2m và ôm bóng chạy sau đó đặt bóng vào vòng tròn tiếp theo rồi chạy tiếp đến vạch giới hạn thứ 2, đưa tay chạm tay bạn đứng đầu hàng của hàng đối diện rồi về tập hợp ở cuối hàng. Bạn đứng đầu hàng đối diện sau khi chạm tay làm ngược lại chiều bạn vừa rồi đang chạy và cùng làm động tác ôm chuyền bóng, chui qua vòng, đi trên nghế, nhảy qua 2 vạch qui định sau đó chạy tiếp đưa tay chạm tay bạn số 2 bên vạch giới hạn số 1. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước ít phạm quy là thắng cuộc.
d/ Yêu cầu:
-Không được chạy trước lệnh và trước khi chạm tay bạn chạy trước mình.
-Phải nhảy, đi, chui qua các vật.
-Thực hiện phải tự giác, tích cực.
B/ Kết quả khai thác một số bài tập và trò chơi trên cho giảng dạy
 Trong quá trình giảng dạy các loại bài trong chương trình thể dục ở trường THCS có sử dụng một số bài tập và trò chơi chọn lọc ở trên ta thấy kết quả đạt được cần quan tâm.
 Khi giảng dạy thực nghiệm kiểu bài cung cấp kiến thức mới, cũng như củng cố, ôn luyện những phần nhỏ của kỹ thuật thể thao cho học sinh trong cùng một môn” nhảy xa kiểu ngồi” ở một số lớp không sử dụng các bài tập và trò chơi, với một lớp có sử dụng bài tập và trò chơi để khai thác hết khả năng của học sinh. Thì ta thấy kết quả thu được ở lớp khi dạy có sử dụng bài tập và trò chơi làm phương tiện truyền đạt kỹ năng và rèn luyện thể lực. Học sinh nắm kiến thức một cách nhanh chóng, hiểu bài ngay tại lớp, thực hiện các kỹ thuật động tác đúng có kết quả cao, khắc sâu được kiến thức đối với học sinh. Đồng thời thông qua trò chơi, xây dựng cho học sinh tinh thần tự giác, chấp hành nội qui của tập thể đề ra, lòng dũng cảm, trung thực trong công tác. Khi mắc sai lầm giám nhận khuyết điểm và xây dựng cho các em tinh thần, tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau hiệp đồng chiến đấu bảo vệ lợi ích, danh dự của tập thể mình và tự hào về tập thể đó. Cũng qua trò chơi xây dựng cho các em ý chí kiên cường chiến đấu quyết tâm giành thắng lợi và sự sáng tạo tháo vát, nhanh nhẹn cần thiết cho lao động công tác sau này. Còn khi dạy loại bài trên mà không sử dụng bài tật bổ trợ và trò chơi thì học sinh hiểu bài không sâu, kết quả của tiết dạy chưa cao, không phát huy được tính tự giác, tích cực và sáng tạo của học sinh. Bởi vì thể dục là môn học ở ngoài trời, do đó các em thường bị phân tán tư tưởng bởi các hoạt động khác ở xung quanh, nên mức độ tập trung chú ý vào bài học không cao. Do đó chúng ta cần phải có hình thức tổ chức dạy học phù hợp để thu hút sự tập chung chú ý cao độ của học sinh.
 Nếu dạy một tiết thể dục mà có sử dụng bài tập bổ trợ và kết hợp với trò chơi thì kết quả dạy học bài đó coi như thành công. Vì thông qua bài tập và trò chơi giúp các em nắm được kỹ thuật nhanh và có hứng thú học tập, tiếp thu bài một cách chủ động, tự giác, tích cực.
 Tóm lại dạy môn thể, nhất là chương trình thể dục ở TTHSS chỉ đạt kết quả cao khi nó được gắn liền với các bài tập bổ trợ, hoặc được tổ chức thông qua hình thức trò chơi. Nếu dạy một giờ thể dục mà không kết hợp với bài tập và trò chơi thì bài giảng đó cũng thành công, nhưng kết quả học tập của học sinh không cao. Cụ thể như đã thực nghiệm ở 2 lớp khác nhau, nhưng cùng lứa tuổi( lớp 6), số lương học sinh bằng nhau (50 học sinh).bài “Nhảy xa kiểu ngồi” và lúc này tốc độ chạy đà chậm, góc giậm nhảy chưa mạnh.nên kết quả đạt được chưa cao.
+ Loại giỏi đạt 18%
+Loại khá đạt 60%
+Loại đạt 22%
Còn đối với một lớp có sử dụng bài tập và trò chơi vào bài học ,tốc độ chạy đà nhanh, góc độ giậm nhảy lớnthì kết quả đạt được là:
+Loại giỏi :25%
+Loại khá :65%
+Loại đạt :10%
Từ kết quả trên ta thấy rằng thông qua các bài tập bổ trợ và trò chơi đã lôi cuốn được học sinh tham gia tích cực ,tự giác ,quên mệt mỏi .do đó nếu ta biết vận dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi thích hợp với từng môn thể dục trong quá trình giáo dục thể chất ,thì nó sẽ hình thành kĩ thuật động tác nhanh và đúng cho học sinh .nếu như kĩ thuật động tác đúng thì thành tích thể thao được nâng lên 
Phần c: Kết luận.
I/ Kết luận.
 Qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi tỷ mỷ từng bước, từng vấn đề, phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu, với sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu của bản thân tôi và sự ủng hộ nhiệt tình của đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm..Đã giúp tôi thu được kết quả sau:
 Đã hệ thống được một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh, để phục vụ cho quá trình giảng dạy thể dục ở trường trung học cơ sở.
 Do bài tập bổ trợ và trò chơi giúp học sinh phát triển hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức và có thành tích thể thao cao. Đồng thời trò chơi có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng, giáo dục con người. Nó không chỉ thúc đẩy cho cơ thể của các em học sinh phát triển nhanh chóng tới mức hoàn chỉnh mà nó còn nâng cao được thể lực và đạo đức của các em. Do vậy, tôi đã biết căn cứ vào yêu cầu , mục đích cụ để sắp xếp bài tập và trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi , trình độ sức khoẻ , văn hoá và giới tính của học sinh , phù hợp với điều kiện sân bãi, dụng cụ sẵn có của cơ sở mình và phù hợp với mục đích, yêu cầu của đề tài đặt ra.
Cụ thể để chứng minh điều đó các kết quả của việc hệ thống và khai thác bài tập và trò chơi, trong quá trình giảng dạy ở trường trung học cơ sở tôi đã nêu ở phần kết quả nghiên cứu.
 Qua quá trình nghiên cứu tôi đã học hỏi được một số kinh nghiệm, biết cách tổ chức bài tập và trò chơi sao cho khoa học, phù hợp với mục đích, yêu cầu của từng môn thể dục. Phục vụ triệt để cho mục đích daỵ học.Qua đó tôi đã áp dụng có hiệu quả một số bài tập và trò chơi phục vụ cho mục đích giảng dạy ở trường trung học cơ sở.
II. Đề suất, kiến nghị :
Trong quá trình nghiên cứu với thực trạng về giảng dạy thể dục ở trường trung học cơ sở tôi có một số đế suất, kiến nghị sau:
-Đội ngũ giáo viên thể dục phải xây dựng được một hệ thống bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh để phục vụ cho mục đích dạy học, tránh hiện tượng dạy cứng nhắc . Vì thể dục là bộ môn khoa học thực nghiệm , dạy cứng nhắc hiệu quả không cao . Hiện nay ở trường trung học cơ sở thì việc áp dụng một số bài tập và trò chơi vào quá trình dạy học còn ít, do đó chưa phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh, nên kết quả học tập đạt được chưa cao.
-Đội ngũ giáo viên trong quá trình giảng dạy ngại sưu tầm trò chơi và tìm tòi
 nghiên cứu một số bài tập bổ trợ , do đó hiệu quả học tập không cao. Bởi vậy đội ngũ giáo viên cần phải có trách nhiệm hơn , quan tâm hơn. Bên cạnh đó đề nghị nhà trường, tổ thể dục của phũng và cỏc cấp trờn cú liờn quan cần quan tõm hơn đến trang thiết bị và đồ dùng dạy học của mụn thể dục đầy đủ hơn nhằm để phục vụ cho cụng tỏc gióng dạy tốt hơn, qua đú để làm đồ dùng cho quá trình thực hiện trò chơi . Vì có đồ dùng đầy đủ thì việc tổ chức cho các em chơi trò chơi sẽ thuận lợi hơn, phong phú hơn, tránh sự lặp đi lặp lại một số trò chơi dẫn đền nhàm chán kết quả học tập đạt được không cao.
-Trên đây là một số kinh nghiệm về hệ thống một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh của học sinh THCS, những kết quả đạt được mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, cần phải đầu tư hơn nữa về thời gian , kiến thức, kinh nghiệm để có kết quả cao hơn . Tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp .
 Ba Sao, ngày 8 thỏng 3 năm 2012.
 Người thực hiện 
 Phạm Ngọc Tài 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Sỏch GK 6,7,8,9 của Bộ giỏo dục và đào tạo 
Sỏch gv 6,7,8,9 của Bộ giỏo dục và đào tạo.
Mạng Internet .
Giỏo trỡnh nghiờn cứu thể dục năng khiếu . 
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Tài liệu đính kèm:

  • docHe thong mot so bai tap va tro choi nham giao ducto chat suc nhanh cua hoc sinh THCS.doc