Đề kiểm tra Ngữ văn 9 chuẩn kiến thức kỹ năng

Đề kiểm tra Ngữ văn 9 chuẩn kiến thức kỹ năng

ĐỀ SỐ 1

1. Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

2. Phân tích đoạn thơ :

Không có kính rồi xe không có đèn

 Không có mui xe thùng xe có xước

 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

 Chỉ cần trong xe có một trái tim

 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

 BÀI VĂN THAM KHẢO

 Đồng chí ! Ôi tiếng gọi sao mà thân thương tha thiết. Bởi đây biểu hiện thật đầy đủ tình đồng đội của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng Pháp. Cảm nhận được tình cảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà thơ - chiến sĩ đã xúc động viết bài thơ Đồng chí. Với lời thơ chân chất, tràn đầy tình cảm, bài thơ đã để lại bao cảm xúc trong lòng người đọc.

 Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. Họ là những người xuất thân từ nhân dân lao động chỉ quen việc "cuốc cày" ở những vùng quê nghèo khác nhau, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau từ xa lạ bỗng trở thành thân quen. Chính Hữu đã kể về những con người ấy bằng lời thơ thật xúc động :

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn 9 chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 1
1. Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
2. Phân tích đoạn thơ : 
Không có kính rồi xe không có đèn
 	Không có mui xe thùng xe có xước
 	Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 	Chỉ cần trong xe có một trái tim
	 	(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
 BÀI VĂN THAM KHẢO
 Đồng chí ! Ôi tiếng gọi sao mà thân thương tha thiết. Bởi đây biểu hiện thật đầy đủ tình đồng đội của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng Pháp. Cảm nhận được tình cảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà thơ - chiến sĩ đã xúc động viết bài thơ Đồng chí. Với lời thơ chân chất, tràn đầy tình cảm, bài thơ đã để lại bao cảm xúc trong lòng người đọc.
	Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. Họ là những người xuất thân từ nhân dân lao động chỉ quen việc "cuốc cày" ở những vùng quê nghèo khác nhau, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau từ xa lạ bỗng trở thành thân quen. Chính Hữu đã kể về những con người ấy bằng lời thơ thật xúc động : 
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Họ đều xuất thân từ những vùng đất khô cằn, nghèo khổ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá". Từ "xa lạ" gặp nhau. Thật là thú vị, nhà thơ không nói hai người xa lạ mà là "đôi người xa lạ", vì thế ý thơ được nhấn mạnh, mở rộng thêm. "Hai người" cụ thể quá. Đôi người là từng "đôi" một - nhiều người. Trong đơn vị quân đội ấy, ai cũng thế. Hình ảnh những con người chẳng hẹn quen nhau nói lên một sự thật. Những con người vốn xa lạ khi tham gia kháng chiến, đã cùng nhau chiến đấu, cùng nhau chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau. Vì thế họ trở thành thân nhau, hiểu nhau, thương nhau và gọi nhau là "đồng chí".
 Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
 Đồng chí
 Tình cảm ấy thật thân thương, thật tha thiết. Giọng thơ đang liền mạch nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình, bỗng ngắt nhịp đột ngột. Từ Đồng chí lại được tách ra làm câu riêng, một đoạn riêng. Với cấu trúc thơ khác thường ấy tác giả đã làm nổi bật ý thơ. Nó như một nốt nhấn của bản nhạc, bật lên âm hưởng gây xúc động lòng người. Câu thơ chỉ có một từ Đồng chí - một tiếng nói thiêng liêng. Đồng chí - một tiếng reo, một sự cảm kích chất chứa nhiều đổi thay trong quan hệ tình cảm.
 Tình cảm ấy lại đựơc biểu hiện cụ thể trong cuộc sống chiến đấu kể cho nhau nghe chuyện quê nhà. Chuyện "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày", "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay", cả chuyện "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"... Từ những tâm tình ấy, ta hiểu, các anh chiến sĩ mỗi người đều có một quê hương, có những kỉ niệm thân thiết gắn bó với quê nhà và khi ra đi họ mang theo hình bóng quê hương. Các miền quê tuy khác nhau nhưng đều có những nét gần quí nhau. Các anh cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu gian khổ bên nhau. Trong gian lao vất vả họ tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong mối tình đồng chí. Làm sao các anh có thể quên được những lúc ướt mồ hôi, cùng chịu với nhau từng cơn ớn lạnh. Cuộc sống bộ đội nghèo vất vả nhưng không thiếu niềm vui. Dẫu áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá... dẫu trời có buốt giá thì miệng vẫn cười tươi. Tình cảm chân thành tha thiết ấy không diễn tả bằng lời mà lại thể hiện bằng cách nắm lấy bàn tay. Thật giản dị và cảm động. Không là vật chất của cải, không là lời hoa mĩ phô trương. Những người chiến sĩ biểu hiện tình đồng chí "tay trong tay". Chính đôi bàn tay nắm chặt đã nói lên tất cả ý nghĩ thiêng liêng cao đẹp của mối tình đồng chí.
 	 Đêm nay rừng hoang sương muối
 	 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo
Đoạn thơ kết vừa tả cảnh thực vừa mang nét tượng trưng. Tác giả tả cảnh những người lính phục kích chờ giặc trong đêm sương muối giữa đèo núi cao. Vầng trăng lơ lửng giữa trời như treo trên đầu ngọn súng. Đồng thời "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng. Vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Đây là hình ảnh đẹp tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thật độc đáo gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và mối tình đồng chí thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.
	Bằng ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực gợi tả có sự khái quát cao. Bài thơ là niềm xúc động về tình cảm cách mạng của người lính trong chiến đấu chống kẻ thù chung. Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh thơ từ những chi tiết thực của cuộc sống đời thường của người chiến sĩ, không phô trương, không lãng mạn hóa, thi vị hóa. Chính những nét thực đó tạo nên sự thành công của tác phẩm. Bài thơ đánh dấu một bước ngoặt mới trong phương pháp sáng tác và cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong thơ thời kì chống Pháp.
2. BÀI VĂN THAM KHẢO
 Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Ông được gọi là "Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca" bởi đã mang cả hào khí thời đại cùng dãy Trường Sơn vào thơ. Đặc biệt mảng thơ về người lính lái xe của thi sĩ đã để lại ấn tượng thật thú vị. Đó là những "Vết xe lăn" nóng bỏng trong những bài thơ trên đường ra trận thời chống Mĩ.
 Trong số những vần thơ thông minh, dí dỏm về người lính lái xe này của Phạm Tiến Duật, phải kể đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
 Bài thơ được viết năm 1969, in trong tập "Vầng trăng - Quầng lửa". Hình tượng thơ hết sức độc đáo : những chiếc xe không kính băng băng ra trận bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Để cuối bài thơ, tác giả đưa ra một ý tưởng thật bất ngờ - đó là "trái tim cầm lái": 
	Không có kính rồi xe không có đèn
	 	Không có mui xe thùng xe có xước
	 	Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
	 	Chỉ cần trong xe có một trái tim
 Ở phần đầu bài thơ, Phạm Tiến Duật đã giải thích rất đơn giản mà sắc sảo : "Không có kính không phải vì xe không có kính" bởi vì : "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Chiến tranh bom đạn tàn phá, xe không kính chắn gió vẫn ra trận thanh thản mà ung dung. Hai câu đầu khi kết, tác giả một lần nữa tả hình dáng của chiếc xe quân sự thời chống Mĩ :
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
 Đã không kính - gió, bụi, mưa tuôn vào buồng lái, khó khăn chồng chất hơn khi xe lại không có đèn, rồi không có mui xe thùng xe có xước. Một hình ảnh thực qua bao trận chiến. Người lái xe phải huy động mọi giác quan, năng lực để lái xe trong hiểm nguy. Tất cả đều vượt qua bởi : 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
 Đây là chủ đề sâu thẳm của bài thơ. Đây mới là điều hệ trọng và thiêng liêng mà cả bài thơ đầy giọng "ngang tàng", lạc quan chưa hé lộ. Nhà thơ đã nói đúng tinh thần thời đại : Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu). Cả nước lên đường đánh Mĩ vì Miền Nam ruột thịt. Vậy là trái tim đã giúp những người lính vượt qua gian khổ trên những chiếc xe không kính, không đèn, không mui xe... Trái tim rực lửa căm thù giặc và nóng bỏng yêu thương đồng bào Miền Nam ấy chính là vẻ đẹp sâu thẳm của tâm hồn Việt Nam thời đánh Mĩ, là trái tim nhân hậu, thủy chung của cả dân tộc .
	Thơ là thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước trong những năm tháng đánh Mĩ hi sinh gian khổ mà vĩ đại của dân tộc ta.
	Chiến tranh đã lùi xa mãi mãi, nhưng những "dấu xe trên dãy Trường Sơn" của những chiếc xe độc đáo một thời góp phần làm nên kì tích trong thơ Phạm Tién Duật sẽ còn đánh thức tâm hồn chúng ta.
ĐỀ SỐ 2
1. Phân tích tính biểu tượng của hình ảnh : "Đầu súng trăng treo" (Đồng chí - Chính Hữu) và hình ảnh "trăng" (Ánh trăng - Nguyễn Duy).
1. BÀI VĂN THAM KHẢO
Hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu.
	Đầu súng trăng treo là câu kết bài thơ Đồng chí, cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng. Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hai hình ảnh tưởng là đối lập đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hoà hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu, gian khổ, hi sinh là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ, thơ mộng, dịu dàng là lãng mạn. Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ, hi sinh nhưng xét về phương diện tinh thần, tình cảm thì đây chính là cuộc chiến mang vẻ đẹp của chính nghĩa, của lòng yêu nước. Súng và trăng : cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.
 Chính Hữu đã thành công với hình ảnh Đầu súng trăng treo - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm. Tác giả đã từng nói : "Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng đi phục kích giặc trong đêm trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật : Khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quện với nhau tạo ra hình ảnh đầu súng trăng treo"
 Đầu súng trăng treo, đã trở thành một biểu tượng đẹp của người ...  bài thơ thời chiến tranh mà con người chỉ có một lí tưởng là chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, con người không có điều kiện để sống cho những gì thuộc về riêng tư, hay chuyện đời thường. Đọc bài thơ này ta nhận ra cái điều mới lạ ấy. Bước từ chiến tranh sang thời bình, con người bắt đầu có những toan tính, những ham muốn được hưởng thụ. Nguyễn Duy mượn vầng trăng và người lính nói về một sự thay đổi trong lòng người. 
	Vầng trăng trong thời tuổi thơ và chiến tranh gắn bó đẹp là vậy thế mà do hoàn cảnh, con người đã lãng quên để rồi từ trong sâu thẳm tâm hồn, con người phải day dứt. Hai khổ kết bài thơ là một sự thức tỉnh, một bài học làm người.
Trăng cứ tròn vành vạnh
.....................................
Đủ cho ta giật mình
	Vầng trăng vẫn đẹp và tròn đầy như biểu tượng bao dung, nghĩa tình của nhân dân không đòi hỏi được đền đáp. Nhưng trăng cũng "im phăng phắc" với ánh mắt nghiêm nghị, thái độ nghiêm khắc. Khiến tình cảm người lính trong giây lát đã lãng quên quá khứ, trong sa ngã đời sống đã tự vấn lương tâm mình, tự sám hối với lòng mình. Cái rưng rưng muốn bật khóc và cái giật mình tỉnh ngộ là tấm lòng chân thực của người lính vốn cao đẹp không thể khác.
	Với ý nghĩa này, Ánh trăng mang tính chất triết lí sâu sắc, có tác dụng cảnh tỉnh những ai dễ lãng quên quá khứ tốt đẹp. Cần biết sống thủy chung, nghĩa tình.
Sau chiến tranh "Thời tôi sống biết bao câu hỏi lớn/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi". Ánh trăng của Nguyễn Duy giúp mỗi người tìm được câu trả lời thấm thía trong cái "giật mình", "rưng rưng" ấy.
ĐỀ SỐ 13
Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân (chủ yếu từ khi ông nghe tin làng theo giặc chở đi).
BÀI VĂN THAM KHẢO
 “Làng” (Kim Lân) thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên diễn biến sự việc mà chú trọng miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật, từ đó làm nổi rõ tình yêu làng thống nhất trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai.
Là một người nông dân suốt cuộc đời sống ở quê, gắn bó máu thịt với từng nếp nhà, thửa ruộng..., vì giặc ngoại xâm ông Hai phải đi tản cư nhưng lòng vẫn không thôi đau đáu về quê, ông bày tỏ nỗi nhớ, tình yêu quê của mình trong những câu chuyện hàng ngày.
Cũng vì quá yêu làng, tự hào về làng, ông lại càng chua xót, tủi khổ hơn khi nghe cái tin làng ông làm Việt gian theo Tây mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên. Tin đó quá đột ngột khiến ông Hai sững sờ “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được...”. Trong điều kiện, hoàn cảnh lúc này, ông không thể biết được tin này thực hư ra sao. Nhưng những người tản cư đã kể quá rành rọt, họ còn khẳng định “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin, nên càng khiến ông đau buồn, khổ sở. Tin ấy không chỉ làm cho ông cảm thấy đau về thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh , day dứt tinh thần. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn cứ dõi theo “Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó !... Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!” khiến ông đau đớn, xấu hổ “cúi gằm mặt xuống mà đi”.
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con, cảm thấy tủi thân, nước mắt cứ giàn ra. “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi ư ?...” Tin hay không tin ? Ông ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm ? Nhưng rồi nghĩ rằng “người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy”. Suốt cả ngày sau, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp, lắng tai nghe ngóng động tĩnh bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy...”. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề, biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật, sự sợ hãi ám ảnh tâm trạng ông Hai.
Càng yêu làng, tự hào về làng, thì khi làng theo Tây càng tỏ nỗi đau, nỗi nhục ở ông Hai. Cái đau, cái nhục ấy cũng chính là lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai. Bao nhiêu ý nghĩ ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu óc ông, đẩy ông Hai vào tình huống phải lựa chọn “hay là quay về làng ?”, “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Tình yêu quê và tình yêu Tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Cuối cùng ông đã lựa chọn “Không thể được ! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đối với người nông dân thuần phác ấy, tình yêu nước rộng lớn, hướng về kháng chiến, cụ Hồ đã bao trùm lên tình yêu quê.
Nỗi lòng đó của ông được trút vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ: “Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?”; “Thế con ủng hộ ai ?”... Phải chẳng, cũng chính là lời ông Hai tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng. Ông Hai bày tỏ nỗi lòng sâu xa, chân thành của người nông dân với quê, với Tổ quốc, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ.
Tình yêu làng, lòng tin ở làng, cùng với nỗi day dứt, đau khổ lo lắng đã được giải toả ở tình huống cuối cùng của câu chuyện. Đó là việc ông chủ tịch làng Dầu lên cải chính cái tin làng Dầu đi làm Việt gian. Bao sung sướng, hạnh phúc, tự hào về làng trở về với ông Hai. Trên khuôn mặt buồn thiu mọi ngày bỗng rạng rỡ lên. Mặc dù biết Tây nó đốt cả nhà mình mà ông không xót xa. Cái dáng vẻ “lật đật” đi đâu cũng múa tay lên mà khoe tin ấy, tưởng như không bình thường nhưng hoàn toàn chân thực. Ông Hai đã quên sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của quê hương đất nước. Tình yêu làng của ông đã mở rộng hoà trong tình yêu nước.
Thành công của Kim Lân là diễn tả diễn biến tâm lý cụ thể ở một con người - ông Hai, mang tình cảm chung của người nông dân Việt Nam đối với làng, với nước. Bên cạnh đó, truyện để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi chính cảm xúc, khát khao, vui buồn của nhà văn, tạo dư âm vang vọng cho tác phẩm.
ĐỀ SỐ 14
Vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt nam trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
a) Đảm bảo bài viết là một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, hợp lí ; có cách diễn đạt trong sáng, gãy gọn, gợi cảm ; không mắc lỗi diễn đạt và chính tả. 
 b) Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. 
 c) Phân tích, đánh giá được vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai - người nông dân Việt Nam, trong truyện ngắn “Làng".
- Xác định vẻ đẹp tâm hồn chính là vẻ đẹp của tình yêu làng quê, tình yêu đất nước, trung thành với cách mạng, kháng chiến của ông Hai. 
- Trước cách mạng, ông Hai là người luôn gắn bó, tự hào về làng chợ Dầu quê ông, tuy nhiên tình cảm đó còn có những hạn chế do chưa được giác ngộ. Bên cạnh niềm tự hào chính đáng về quê hương giàu đẹp, được biểu hiện qua thói khoe làng của ông (nêu được dẫn chứng và phân tích). Đặc biệt ông còn khoe về cái sinh phần viên tổng đốc làng ông, điều này khi được giác ngộ ông thấy chỉ đáng thù nó vì nó đã làm cho ông và dân làng ông khổ. 
- Sau cách mạng, lòng yêu làng của ông Hai tiếp tục được phát triển, hoà nhập với lòng yêu nước, yêu cách mạng, trung thành với kháng chiến, với lãnh tụ :
+ Khi buộc phải xa làng đi tản cư vì hiểu đi tản cư cũng là kháng chiến, ông Hai luôn nhớ về làng và càng hay khoe làng nhưng ông đã khoe khác (học sinh nêu được dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng ấy, chú ý thái độ khi khoe làng và nội dung lời khoe của ông Hai). 
+ Ông Hai vô cùng đau khổ, tủi hổ khi đột ngột nghe tin làng ông theo giặc từ người đàn bà tản cư ở dưới xuôi lên. Phân tích diễn biến tâm lí của ông Hai được tác giả miêu tả hết sức cụ thể nhưng tinh tế từ lúc mới nghe tin, lúc trở về nhà. 
+ Phân tích được nỗi ám ảnh nặng nề đã biến thành nỗi sợ hãi trong ông Hai. 
+ Trong lúc lâm vào tình thế đau khổ, bế tắc cùng cực ông Hai càng bộc lộ lòng yêu làng, yêu nước của mình. 
Khi nghe tin làng theo giặc trong ông diễn ra cuộc xung đột nội tâm sâu sắc: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm tình yêu làng, tuy nhiên dù xác định như vậy ông vẫn không dứt bỏ tình cảm với làng, và điều này càng làm ông đau khổ. (dẫn chứng và phân tích). 
Khi mụ chủ nhà biết tin, rơi vào tình thế cùng đường, ông càng bộc lộ rõ tình yêu đất nước. Ông không biết đi đâu, ông cũng không muốn trở về làng vì về làng là chịu quay lại làm việt gian cho thằng Tây... Chú ý phân tích làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai với tư cách công dân bằng cách so sánh đối chiếu với người nông dân trước cách mạng ; chú ý phân tích đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm hết sức chân thực thể hiện một cách cảm động tình yêu làng quê - yêu đất nước, trung thành với cách mạng, kháng chiến của ông Hai. 
+ Ông Hai vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi nghe tin cải chính. Ông trở lại vui vẻ, linh hoạt như xưa, lại đi khoe cái tin ấy khắp mọi nơi cùng với tin nhà ông bị giặc đốt trụi. 
- Ông Hai đau khổ hạnh phúc... cuộc sống của ông đều gắn liền với làng quê, đất nước của mình. Ở ông tình yêu làng đã thống nhất, hoà nhập với lòng yêu nước, yêu cách mạng. Vẻ đẹp trong tâm hồn ông chính là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Vẻ đẹp đó kế thừa và phát huy vẻ đẹp, giá trị truyền thống của dân tộc được Đảng và Bác Hồ giác ngộ đưa lên một tầm cao mới, tạo nên giá trị mới, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docOn.doc