B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là bài văn như thế nào?
A. Miêu tả là chính, tự sự và biểu cảm là thứ yếu
B. Tự sự là chính, có đan xen miêu tả và biểu cảm
C. Biểu cảm là chính, có đan xen tự sự và miêu tả
D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm đều là các yếu tố chính
2. Văn thuyết minh là gì?
A. Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết
phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng
B. Trình bày, giới thiệu, giải thích. nhằm cung cấp tri thức về các
sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội
C. Trình bày sự việc, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con
người và bày tỏ thái độ khen chê
D. Dùng các chi tiết, hình ảnh. nhằm tái hiện một cách sinh động để
người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh
1 ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 2, LỚP 8 Đề số 2 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao Tổng Mức độ Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Phương thức biểu đạt C8 1 Văn học Nội dung C7 1 Tình thái từ, trợ từ, thán từ C 9 1 Các kiểu câu C10 C12 2 Lượt lời C6 1 Tiếng Việt Hành động nói C 11 1 Các kiểu văn bản C2 C3 2 Viết bài văn thuyết minh C14 1 Yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự C 1 1 Tập làm văn Văn bản tường trình, thông báo C 4 C5 C13 3 Tổng số câu Trọng số điểm 4 1 8 2 1 3 1 4 14 10 Mỗi câu trắc nghiệm 0,25 điểm. Câu tự luận 13 được 3 điểm, câu 14 được 4 điểm. 2 B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là bài văn như thế nào? A. Miêu tả là chính, tự sự và biểu cảm là thứ yếu B. Tự sự là chính, có đan xen miêu tả và biểu cảm C. Biểu cảm là chính, có đan xen tự sự và miêu tả D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm đều là các yếu tố chính 2. Văn thuyết minh là gì? A. Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng B. Trình bày, giới thiệu, giải thích... nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội C. Trình bày sự việc, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê D. Dùng các chi tiết, hình ảnh... nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh 3. Văn bản nào sau đây được xếp vào loại văn nghị luận? A. Bình Ngô đại cáo B. Tôi đi học C. Lão Hạc D. Tức nước vỡ bờ 4. Mục đích của văn bản tường trình là trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Điều này đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 3 5. Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19 tháng 5, Ban Giám hiệu cần viết và chuyển đến toàn trường văn bản gì? A. Tường trình B. Thông báo C. Đề nghị D. Báo cáo 6. Lượt lời là gì? A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại B. Là lời nói của chủ thể nói năng trong các cuộc hội thoại C. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau D. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại đối thoại với nhau • Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ câu 7 đến câu 12) À ! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết một hạn công - ta. Lão Hạc đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng thêm một hạn nữa Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó lại nhảy vọt sang chuyện thằng con như vậy: - Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc. Lão Hạc không lo được. Ý thằng con lão thì nó muốn bán 4 vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại, bán vườn đi, thì cưới vợ, về ở đâu? (Trích Lão Hạc, Ngữ văn lớp 8, tập 1) 7. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Nêu tâm sự của lão Hạc về hoàn cảnh khó khăn túng bấn B. Kể về việc cưới vợ của con trai lão Hạc C. Nêu suy nghĩ của ông giáo về hoàn cảnh của lão Hạc D. Bàn luận về hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc và con trai 8. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh 9.Từ “Ấy” trong phần trích “Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy.” thuộc từ loại nào? A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Từ nối 10. Câu “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!...” thuộc loại câu nào? A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu trần thuật 11. Câu nói “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt ” thuộc hành động nói nào? A. Hành động trình bày B. Hành động điều khiển 5 C. Hành động hứa hẹn D. Hành động hỏi 12. Câu nào dưới đây không đủ kết cấu C - V ? A. Nó đi năm sáu năm rồi. B. Nhưng họ thách nặng quá C. Vả lại, bán vườn đi, thì cưới vợ, về ở đâu? D. Lão đem thư sang, mượn tôi xem. II. Tự luận (7 điểm): 13. (3 điểm): Viết bản tường trình về một sự việc đã xảy ra liên quan đến em (Lưu ý: không điền họ và tên thật). 14. (4 điểm): Viết bài thuyết minh giới thiệu một tác phẩm văn học mà em thích.
Tài liệu đính kèm: