Đề kiểm tra môn Ngữ văn 8 thời điểm 28 tuần

Đề kiểm tra môn Ngữ văn 8 thời điểm 28 tuần

 Câu 1: Chép chính xác phần dịch thơ của bài thơ “Ngắm Trăng” – Hồ Chí Minh? Nêu những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 Câu 2: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 “(1) Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. (2) Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. (3) Tôi mời lão hút trước. (4) Nhưng lão không nghe

- (5) Ông giáo hút trước đi.

(6) Lão đưa đóm cho tôi

- (7) Tôi xin cụ.

(8) Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. (9) Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. (10) Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. (11) Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:

- (12) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”

a/ Tìm các câu trần thuật có trong đoạn trích trên?

b/ Câu “Ông giáo hút trước đi” thực hiện hành động nói nào?

c/ Đoạn văn trên có mấy lượt lời?

d/ Em hiểu gì về vai xã hội của các nhân vật tham gia cuộc thoại trên?

 Câu 3: Chứng minh tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản “Hịch tướng sĩ”.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 8 thời điểm 28 tuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 8
THỜI ĐIỂM 28 TUẦN
 Câu 1: Chép chính xác phần dịch thơ của bài thơ “Ngắm Trăng” – Hồ Chí Minh? Nêu những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. 
 Câu 2: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
	“(1) Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. (2) Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. (3) Tôi mời lão hút trước. (4) Nhưng lão không nghe
(5) Ông giáo hút trước đi.
(6) Lão đưa đóm cho tôi
(7) Tôi xin cụ.
(8) Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. (9) Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. (10) Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. (11) Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:
- (12) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”
a/ Tìm các câu trần thuật có trong đoạn trích trên? 
b/ Câu “Ông giáo hút trước đi” thực hiện hành động nói nào? 
c/ Đoạn văn trên có mấy lượt lời? 
d/ Em hiểu gì về vai xã hội của các nhân vật tham gia cuộc thoại trên? 
 Câu 3: Chứng minh tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản “Hịch tướng sĩ”. 
ĐÁP ÁN V À BIỂU ĐIỂM:
 Câu 1: (2.0 điểm).
 - Học sinh chép đúng bài thơ “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh như sau: 
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
 Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. (1.0 điểm)
 - Nội dung và nghệ thuật của văn bản(1.0 điểm)
 Câu 2: (3.0 điểm).
a- Các câu trần thuật có trong đoạn trích: 1,2,3,4,6,7,8,9,11,12. (1.0 điểm).
b- Câu 5 thực hiện hành động điều khiển (đề nghị). (0,5 điểm).
	c- Có 3 lượt lười. (0,5 điểm).
d- Vai xã hội của Lão Hạc và ông giáo: (1.0 điểm).	 
	+ Xét về tuổi tác: Lão Hạc ở vai trên, ông giáo ở vai dưới.
	+ Xét về địa vị xã hội, Lão Hạc có địa vị thấp hơn ông giáo.
 Câu 3: (5.0 điểm).
* Yêu cầu chung: 
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận đã học.
- Bài văn nghị luận trình bày mạch lạc, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường, chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
* Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo bố cục 3 phần theo những nội dung cơ bản sau đây:
a/. Mở bài: (1.0 điểm). 
- Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn. 
- Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Hịch Tướng Sĩ” và thể hịch. 
- Khẳng định tinh thần yêu nước của tác giả được thể hiện mãnh liệt trong tác phẩm này. 
b/. Thân bài: (3.0 điểm).
Học sinh chứng minh tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn bằng các luận điểm sau: 
- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng hết lòng vì dân vì nước, ông luôn lo cho vận mệnh của đất nước : 
 Dẫn chứng: “nữa đêm vỗ gối.vui lòng”. 
- Thấy nỗi nhục mất nước: Căm tức vì giặc ngang ngược, uất ức vì chúng đòi ngọc lụa, bắt nạt nhân dân 
 Dẫn chứng: “Sứ giặc nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ đòi ngọc lụa, thu bạc vàng vét của kho”. 
- Khát khao đánh đuổi quân thù một cách mạnh mẽ: Tập hợp binh thư soạn ra cuốn “Binh thư yếu lược” cho các tướng sĩ luyện tập; Yêu cầu các tưóng sĩ cùng nhau luyện tập và cảnh giác 
- Phân tích thêm giọng văn: Lúc thì sục sôi, lúc thì đau xót, lúc thì hả hê, lúc thì châm biếm để khích lệ tinh thần các tướng sĩ và tỏ rõ lòng mình 
c/. Kết bài: (1.0 điểm).
- Khẳng định lại truyền thống đấu tranh của quân dân nhà Trần. 
- Bài “Hịch” phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
Lưu ý: Trừ điểm tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả: (Trừ 1.0 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docNgan hang De Tran Viet Lam DS.doc