Đề A:
I/ Trắc nghiệm: (4đ) Khoanh tròn chữ cái đầu đáp án đúng nhất.
Câu 1: Sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người có thể tạo ra các loại chất thải nào?
a. Khí thải. c. Rác thải.
b. Nước thải. d. Cả a, b và c.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là gì?
a. Khí độc và bụi từ hoạt động của núi lửa.
b. Khói và bụi từ các đám cháy rừng.
c. Khí độc và bụi từ các hoạt động công nghiệp, giao thông và sinh hoạt của con người.
Câu 3: Rừng thuộc dạng tài nguyên nào?
a. Tài nguyên tái sinh. c. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
b. Tài nguyên không tái sinh. d. Tài nguyên vừa tái sinh vừa không tái sinh.
Câu 4: Tác nhân nào nêu dưới đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
a. Hoạt động của núi lửa c. Hoạt động của con người.
b. Hoạt động của đại dương. d. Thời tiết bất thường.
Câu 5: Ghép ý ở cột A và ý ở cột B cho phù hợp.
Trường THCS Nguyễn Du KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2007-2008) GV: Dương Thị Hoa Môn : Sinh Học 9 Thời gian: 45phút (không kể thời gian phát đề) Đề A: I/ Trắc nghiệm: (4đ) Khoanh tròn chữ cái đầu đáp án đúng nhất. Câu 1: Sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người có thể tạo ra các loại chất thải nào? a. Khí thải. c. Rác thải. b. Nước thải. d. Cả a, b và c. Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là gì? Khí độc và bụi từ hoạt động của núi lửa. Khói và bụi từ các đám cháy rừng. Khí độc và bụi từ các hoạt động công nghiệp, giao thông và sinh hoạt của con người. Câu 3: Rừng thuộc dạng tài nguyên nào? a. Tài nguyên tái sinh. c. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. b. Tài nguyên không tái sinh. d. Tài nguyên vừa tái sinh vừa không tái sinh. Câu 4: Tác nhân nào nêu dưới đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? a. Hoạt động của núi lửa c. Hoạt động của con người. b. Hoạt động của đại dương. d. Thời tiết bất thường. Câu 5: Ghép ý ở cột A và ý ở cột B cho phù hợp. Cột A Cột B 1. SO2 , CO2 , NO2 a. Khí độc hại cho cơ thể sinh vật 2. Săn bắn bừa bãi b. Hiện tượng lũ lụt 3. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ c. Chất phóng xạ 4. Đốt rừng, chặt phá rừng d. nguy cơ tuyệt chủng động vật quý hiếm e. Chất bảo vệ thực vật Đáp án: 1, . 2, .. 3, 4.. II. Tự luận: (6đ) 1. Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ. 2. Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. 3. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường? bản thân em phải làm gì để góp phần thực hiện các biện pháp đó. DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN RA ĐỀ Trường THCS Nguyễn Du KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2007-2008) GV: Dương Thị Hoa Môn : Sinh Học 9 Thời gian: 45phút (không kể thời gian phát đề) Đề B: I/ Trắc nghiệm: (4đ) Khoanh tròn chữ cái đầu đáp án đúng nhất. Câu 1: Sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người có thể tạo ra các loại chất thải nào? a. Rác thải c. Nước thải. b. Khí thải. d. Cả a, b và c. Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là gì? a. Khí độc và bụi từ các hoạt động công nghiệp, giao thông với sinh hoạt của con người. b. Khí độc và bụi từ hoạt động của núi lửa. c. Khói và bụi từ cá đám cháy rừng. Câu 3: Rừng thuộc dạng tài nguyên nào? a. Tài nguyên không tái sinh. c. Tài nguyên vừa tái sinh vừa không tái sinh b. Tài nguyên tái sinh. d. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu Câu 4: Tác nhân nào nêu dưới đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? a. Hoạt động của con người. c. Hoạt động của đại dương. b. Hoạt động của núi lửa d. Thời tiết bất thường. Câu 5: Ghép ý ở cột A và ý ở cột B cho phù hợp. Cột A Cột B 1. SO2 , CO2 , NO2 a. Khí độc hại cho cơ thể sinh vật 2. Săn bắn bừa bãi b. Hiện tượng lũ lụt 3. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ c. Chất phóng xạ 4. Đốt rừng, chặt phá rừng d. Nguy cơ tuyệt chủng động vật quý hiếm e. Chất bảo vệ thực vật Đáp án: 1, . 2, .. 3, 4.. II. Tự luận: (6đ) 1. Thế nào là chuổi thức ăn? Cho ví dụ. 2. Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. 3. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường bản thân em phải làm gì để góp phần thực hiện các biện pháp đó. DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN RA ĐỀ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC 9 Học kỳ II (năm học 2007 – 2008) I/ Trắc ngiệm: (4đ). Mỗi câu đúng 0,5đ Đề A: Câu 1: d , Câu 2: c, Câu 3: a, Câu 4: c Đề B: Câu 1: d, Câu 2: a, Câu 3: b, Câu 4: a Câu 5: chung cả cho 2 đề 1: a 2: d 3: e 4: b II/ tự luận: (6đ) Câu 1: (2đ) là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng (0,5đ) mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ (0,5đ). Cho ví dụ: (1đ) Cây cỏ chuột rắng. Câu 2: (2đ) * ô nhiễm môi trường. - làm bẩn môi trường ( 0,25đ) - làm thay đổi tính chất lý, hoá, sinh của môi trường, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.(0,5đ) * các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: - các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt (0,25đ) - thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hoá học ( 0,25đ) - các chất phóng xạ (0,25đ) - các chất thải rắn (0,25đ). - sinh vật (0,25đ) Câu 3: (2đ) * vai trò của con người nêu được 6 biện pháp chính: mỗi biện pháp (0,25đ) - hạn chế phát triển dân số quá nhanh. - sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. - bảo vệ các laọi sinh vật. - Phục hồi và trồng rừng. - kiểm soát và giảm thiểu các nguồn châtá thải gây ô nhiễm. - tạo nhiều giống cây trồng và vật nuôi. * liên hệ: (0,75đ) - góp phần hạn chế phát triển dân số nhanh. - góp phần bảo vệ các loài sinh vật. - kiểm soát giảm thiểu nguồn rác, nước thải Trường THCS Nguyễn Du KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2007-2008) GV: Dương Thị Hoa Môn : Công nghệ 9 Thời gian: 45phút (không kể thời gian phát đề) Đề A: I/ Trắc nghiệm: (3đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng . Câu 1: Để tổ chức một bữa ăn hoàn hảo, ngon miệng, nên chú ý: Chọn các loại thực phẩm đắt tiền. Chọn các món ăn nhiều đạm động vật. Chuẩn bị thực đơn phù hợp với các yếu tố sẵn có. Cả 3 câu đều đúng. Câu 2: Thực phẩm của món xào được làm chín: Trong hơi nước, nhiệt độ cao, thời gian ngắn. Trong chất béo, nhiệt độ thấp, thời gian dài. Trong chất béo, nhiệt độ cao, thời gian ngắn. Trong nước, nhiệt độ cao, thời gian ngắn. Câu 3: Không phải là sản phẩm lao động của nghề nấu ăn: Các loại món ăn. Các loại bánh mặn và ngọt. Các loại món ăn và bánh bông lan. Các loại bia và nước ngọt có ga. Câu 4: Bữa ăn hợp lý phải đạt yêu cầu: Theo nhu cầu dinh dưỡng. Thay đổi hàng ngày, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm. Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng, tiết kiệm. Tất cả các yêu cầu trên. Câu 5: Khăn ăn bằng giấy thường được đặt ở: a. Dưới bát ăn chính. c. Trên miệng bát. b. Trên miệng cốc. d. Tất cả đều sai. Câu 6: Nguyên tắc thay thế thực phẩm: Chỉ thay thế thực phẩm trong cùng nhóm. Có thể thay thế các nhóm lẫn nhau. Không nên thay thế. Cả 3 câu đều sai. II. Tự luận: (7đ) Câu 1: Khi thực hiện món rán, cần lưu ý những yếu tố nào? Về chất béo để rán .. Về lửa Về cách rán .. Về thành phẩm . Câu 2: Công việc trong nhà bếp gồm những gì? Các khu vực để thực hiện, các công việc đó cần được bố trí trong nhà bếp như thế nào cho hợp lí? Câu 3: Nêu yêu cầu kỹ thuật của món nướng. .. .. .. ........ DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN RA ĐỀ Trường THCS Nguyễn Du KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2007-2008) GV: Dương Thị Hoa Công nghệ 9 Thời gian: 45phút (không kể thời gian phát đề) Đề B: I/ Trắc nghiệm: (3đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng . Câu 1: Để tổ chức một bữa ăn hoàn hảo, ngon miệng, nên chú ý: Chuẩn bị thực đơn phù hợp với các yếu tố sẵn có. Chọn các loại thực phẩm đắt tiền. Chọn các món ăn nhiều đạm động vật. Cả 3 câu đều đúng. Câu 2: Thực phẩm của món xào được làm chín: a. Trong hơi nước, nhiệt độ cao, thời gian ngắn. b. Trong chất béo, nhiệt độ cao, thời gian ngắn. c. Trong chất béo, nhiệt độ thấp, thời gian dài. d.Trong nước, nhiệt độ cao, thời gian ngắn. Câu 3: Không phải là sản phẩm lao động của nghề nấu ăn: Các loại bia và nước ngọt có ga. Các loại món ăn. Các loại bánh mặn và ngọt. Các loại món ăn và bánh bông lan. Câu 4: Bữa ăn hợp lý phải đạt yêu cầu: Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng, tiết kiệm. Thay đổi hàng ngày, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm. Theo nhu cầu dinh dưỡng. Tất cả các yêu cầu trên. Câu 5: Khăn ăn bằng giấy thường được đặt ở: a. Trên miệng cốc. c. Trên miệng bát. b. Dưới bát ăn chính. d. Tất cả đều sai. Câu 6: Nguyên tắc thay thế thực phẩm: Không nên thay thế. Chỉ thay thế thực phẩm trong cùng nhóm. Có thể thay thế các nhóm lẫn nhau. Cả 3 câu đều sai. II. Tự luận: (7đ) Câu 1: Khi thực hiện món rán, cần lưu ý những yếu tố nào? Về chất béo để rán .. Về lửa Về cách rán .. Về thành phẩm . Câu 2: Công việc trong nhà bếp gồm những gì? Các khu vực để thực hiện, các công việc đó cần được bố trí trong nhà bếp như thế nào cho hợp lí? Câu 3: Nêu yêu cầu kỹ thuật của món nướng. .. .. .. ........ DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN RA ĐỀ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN CÔNG NGHỆ 9 Học kỳ II (năm học 2007 – 2008) ĐỀ A I/ Trắc nghiệm (3đ) Mỗi ý đúng 0,5đ Câu 1: c câu 4: d Câu 2: c câu 5: a Câu 3:d câu 6: a Đề B: Câu 1: a câu 4: d Câu 2: b câu 5: b Câu 3: a câu 6: b II/ Tự luận: (chung cả cho 2 đề) Câu 1:(2đ) Mỗi câu đúng 0,5đ Khi thực hiện món rán cần lưu ý: Về chất béo để rán: Khá nhiều Về lửa: Đun với lửa vừa Về cách rán: Cho thực phẩm vào rán trong chất béo đang nóng già Về thành phẩm: Màu vàng nâu, giòn, chín đều Câu 2: (4đ) Công việc trong nhà bếp (2đ): Mỗi ý đúng 0,5đ - Cất giữ thực phẩm chưa dùng - Cất giữ dụng cụ làm bếp - Chuẩn bị sơ chế thực phẩm - Nấu nướng, thực hiện món ăn, bày dọn bàn ăn * Bố trí các khu vực hoạt động (2đ): Mỗi ý đúng 0,5đ - Tủ cất giữ thực phẩm nên để gần cửa ra vào nhà bếp. - Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm - Bếp đun đặt vào 1 góc của nhà bếp. - Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong. Câu 3: Yêu cầu của món nướng: 1 đ - Thực phẩm chín đều, không dai, bóng, giòn - Mặt ngoài thực phẩm có màu vàng đều, không cháy đen - Mùi thơm ngon, vị đậm đà. ----------------------------------------hết -------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: