ĐỀ:
I. Trắc nghiệm: (4đ) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: (0,5đ) Tác phẩm nào không được viết theo thể thất ngôn bát cú?
A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
B. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
C. Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
D. Muốn làm thằng cuội (Tản Đà)
Câu 2: (0,5đ) Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
A. Thế thì con biết làm thết nào được! (Ngô Tất Tố)
B. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)
C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
D. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu)
Câu 3: (0,5đ) Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”
A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô.
B. Khẳng định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô.
C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.
D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II GV ra đề: Nguyễn Thị Thu Diệu MÔN: NGỮ VĂN 8 THỜI GIAN: 90’ ĐỀ: Trắc nghiệm: (4đ) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1: (0,5đ) Tác phẩm nào không được viết theo thể thất ngôn bát cú? Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu) Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) Muốn làm thằng cuội (Tản Đà) Câu 2: (0,5đ) Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán? Thế thì con biết làm thết nào được! (Ngô Tất Tố) Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao) Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn) Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu) Câu 3: (0,5đ) Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô. Khẳng định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua. Câu 4: (0,5đ) Câu nào dưới đây không thể hiện hành động hứa hẹn? Con sẽ chăm chỉ học bài hơn nữa. Chúng em xin hứa sẽ phấn đấu đạt kết quả cao trong kỳ thi này. Họ đang quyết tâm hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! Câu 5: (0,5đ) Trật tự câu “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” dựa trên cơ sở nào? Bọn phát xít và triều đình phong kiến bị đánh đổ. Nhân dân ta thoát được cảnh “một cổ ba tròng” Biểu thị thứ tự trước sau của sự kiện. Biểu thị sự kiện quan trọng lúc bấy giờ. Câu 6: (0,5đ) Câu văn nào dưới đây có ý nghĩa tương đương câu “theo điều học mà làm” trong “Bàn luận về phép học”? Học ăn, học nói, học gói, học mở. Ăn vóc học hay. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Học đi đôi với hành. Câu 7: (0,5đ) Đề bài nào không phải là đề văn thuyết minh? Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. Giới thiệu phương pháp làm một chiếc đèn lồng bằng giấy. Giới thiệu bố cục của cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập II. Nêu những suy nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. Câu 8: (0,5đ) Mục nào dưới đây không có trong văn bản thông báo? A. Quốc hiệu, tiêu ngữ. Tên văn bản. Bình luận về nội dung thông báo. Nơi gửi. Tự luận: (6đ) Câu 1: (2đ) Những câu nghi vấn dưới đây dùng để làm gì? Anh có thích đọc Tam quốc? (Đôi mắt, Nam Cao) Kìa non non, nước nước, mây mây. “Đệ nhất động” hỏi là đây có phải? (Hương Sơn phong cảnh ca – Chu Mạnh Trinh) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ, Nhớ rừng) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! (Ngô Tất Tố – Tắt đèn) Câu 2: (4đ) Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 8 GV ra đề: Nguyễn Thị Thu Diệu Trắc nghiệm (4đ) Yêu cầu khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng, mỗi câu đúng 0,5đ: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C C C D D C Tự luận : (6đ) Câu 1: (2đ) Chức năng câu nghi vấn. Mỗi câu đúng 0,5đ. Hỏi. Khẳng định. Bộc lộ cảm xúc Đe dọa. Câu 2: (4đ) Yêu cầu chung cần đạt: Theo phương pháp trình bày luận điểm, thể loại văn nghị luận. Yêu cầu bài có đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Yêu cầu cụ thể: Mở bài: (1,0đ) Nêu khái quát mục đích việc học của Nguyễn Thiếp trong “Bàn luận về phép học” và khẳng định phương pháp học đúng đắn “học đi đôi với hành” Thân bài: (2,0đ) Ý nghĩa, mục đích của việc của La Sơn Phu Tử qua hình ảnh so sánh “ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” Phê phán những trường hợp trong thực tế chỉ học lý thuyết mà không tận dụng thực hành. Mối quan hệ giữa “học” và “hành”, câu tục ngữ “học đi đôi với hành”. Kết bài: (1,0đ) Cần nêu cao tinh thần tự giác, học gắn liền với hành trong tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Tài liệu đính kèm: