I. TRẮC NGHIỆM: ( 3đ )
1. Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ đề cập đến sắc thái nào của tình yêu nước ?
A. Luôn biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
B. Luôn tiềm tàng kín đáo.
C. Khi tiềm tàng kín đáo, lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
D. Luôn sôi nổi, mạnh mẽ.
2. Trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương “, Hoài Thanh đã khẳng định văn chương có những công dụng nào sau đây ?
A. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
B. Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
C. Văn chương giúp ta có thể sống trong một thế giới ảo.
D. Đáp án A và B.
3. Trong văn bản “ sự giàu đẹp của Tiếng Việt “ Đặng Thai Mai đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên phương diện nào ?
A. Từ vựng B. Các phương tiện liên kết câu
C. Ngữ âm D. Ngữ pháp
4. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là tục ngữ ?
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
B. Một nắng hai sương.
C. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
D. Tấc đất, tấc vàng.
TRƯỜNG TH&THCS LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II GV RA ĐỀ: VÕ THỊ HẠNH Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian: 90 phút) I. TRẮC NGHIỆM: ( 3đ ) 1. Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ đề cập đến sắc thái nào của tình yêu nước ? A. Luôn biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. B. Luôn tiềm tàng kín đáo. C. Khi tiềm tàng kín đáo, lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. D. Luôn sôi nổi, mạnh mẽ. 2. Trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương “, Hoài Thanh đã khẳng định văn chương có những công dụng nào sau đây ? A. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có. B. Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. C. Văn chương giúp ta có thể sống trong một thế giới ảo. D. Đáp án A và B. 3. Trong văn bản “ sự giàu đẹp của Tiếng Việt “ Đặng Thai Mai đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên phương diện nào ? A. Từ vựng B. Các phương tiện liên kết câu C. Ngữ âm D. Ngữ pháp 4. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là tục ngữ ? A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. B. Một nắng hai sương. C. Học ăn, học nói, học gói, học mở. D. Tấc đất, tấc vàng. 5. Trong các câu tục ngữ sau câu nào có nghĩa trái ngược với câu: “ Uống nước nhớ nguồn “ ? A. Aên cây nào rào cây nấy. B. Uống nước nhớ người đào giếng. C. Aên quả nhớ kẻ trồng cây. D. Aên cháo đá bát. 6. Tại sao văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “ giàu sức thuyết phục người đọc người nghe ? A. Vì tác giả sử dụng luận cứ toàn diện. B. Dẫn chứng phong phú, cụ thể và xác thực. C. Vì tác giả có mối quan hệ gần gũi, gắn bó lâu dài với Bác Hồ. D. Cả 3 đáp án trên. II. TỰ LUẬN: ( 7đ ) Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “ Aên quả nhớ kẻ trồng cây “, “ Uống nước nhớ nguồn “. Giáo viên ra đề Võ Thị Hạnh ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM: ( 3đ ) Mỗi câu đúng 0,5đ. Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: B Câu 5: D Câu 6: D II. TỰ LUẬN: ( 7đ ) Học sinh làm theo các ý sau: a. Mở bài: ( 1đ ) Dẫn dắt nêu vấn đề cần chứng minh “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây “, “ uống nước nhớ nguồn “ b. Thân bài: ( 5đ ) - Chứng minh lòng biết ơn, sống có tình nghĩa: uống nước phải biết nước ở đâu ra. - Giải thích từ “ nguồn “: là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. - Quên nguồn, quên gốc là vong ơn bội nghĩa. - Hái quả trên cây phải nghĩ tới người trồng cây, vun xới, chăm chút. - Bưng bát cơm thơm, ơn người một nắng hai sương làm ra sản phẩm .. - “ Uống nước nhớ nguồn “, “ Aên quả nhớ kẻ trồng cây “ là hai cách nói ẩn dụ, gợi cảm để nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ông bà, nhớ đến những người có công với nước, các anh hùng liệt sĩ.. với tấm lòng thành kính, biết ơn. c. Kết bài: ( 1đ ) : - “ Nhớ nguồn “, “ nhớ kẻ trồng cây “ cần phải hành động tích cực. - Bảo vệ, kế thừa, phát huy: trồng thật nhiều “ cây “, gieo thật nhiều “ giống “ để mãi mãi truyền cho các thế hệ mai sau.
Tài liệu đính kèm: