I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó khoanh tròn vào mỗi câu trả lời đúng nhất.
“ Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lử khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa ”
(Trích – Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Ca Huế trên sông Hương B. Ý nghĩa văn chương
C. Sự giàu đẹp của Tiếng việt D. Đức tính giản dị của Bác Hồ
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Phạm Văn Đồng B. Đặng Thai Mai
C. Hà Ánh Minh D. Hoài Thanh
Câu 3: Nội dung “nhật dụng” của văn bản “ Ca Huế trên sông Hương “ là gì ?
A. Đây là chứng nhân lịch sử của kinh đô Huế
B. Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm và mộng mơ của Huế
C. Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp của văn hoá cố đô Huế
D. Không phải những nội dung trên
PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC: 2007-2008 GV ra đề: Nguyễn Văn Thương Môn : Ngữ văn 7 - Thời gian: 90’ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó khoanh tròn vào mỗi câu trả lời đúng nhất. “ Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lử khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa” (Trích – Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Ca Huế trên sông Hương B. Ý nghĩa văn chương C. Sự giàu đẹp của Tiếng việt D. Đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai ? A. Phạm Văn Đồng B. Đặng Thai Mai C. Hà Ánh Minh D. Hoài Thanh Câu 3: Nội dung “nhật dụng” của văn bản “ Ca Huế trên sông Hương “ là gì ? Đây là chứng nhân lịch sử của kinh đô Huế Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm và mộng mơ của Huế Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp của văn hoá cố đô Huế Không phải những nội dung trên Câu 4: Câu văn “ Đêm” là loại câu gì ? A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt C. Câu cầu khiến D. Câu bị động Câu 5: Xác định trạng ngữ trong câu văn: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt” A. Trong khoang thuyền B. Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt C. Không có trạng ngữ Câu 6: Xác định kiểu liệt kê trong câu văn :“ Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn tì bà, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam” A. Liệt kê tăng tiến B. Liệt kê không tăng tiến C. Liệt kê theo từng cặp II. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: (2đ)- Thế nào là văn bản hành chính ? - Văn bản hành chính có những đặc điểm gì ? Câu 2: (5đ) Em hãy giải thích câu tục ngữ sau : “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Giáo viên ra đề thi ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM – NGỮ VĂN 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. ( Mỗi câu đúng 0.5đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A C C A A B II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2đ) - Là loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày bỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan và người có thẩm quyền xem xét, giải quyết. (0.5đ) Vd: Báo cáo, Thông báo, Đề nghị, Giấy xin phép, Đơn xin việc (0.5đ) - Đặc điểm: (1đ) Loại văn bản này đựơc trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu ) và nhất thiết ghi rõ. + Quốc hiệu- tiêu ngữ + Địa điểm, ngày tháng năm làm văn bản + Họ tên chức vụ người nhận hay cơ quan nhận văn bản + Họ tên chức vụ người gửi hay cơ quan gửi văn bản + Nội dung văn bản + Ký ghi rõ họ tên Câu 2: (5đ) * Yêu cầu: - Thể loại: Lập luận giải thích - Hình thức: Sạch sẽ, rõ ràng, có bố cục rõ ràng, chặt chẽ. - Nội dung: Giải thích làm rõ nội dung câu tục ngữ - Bố cục: + Mở bài: Giới thiệu khái quát câu tục ngữ và tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam + Thân bài: Giải thích nghĩa đen , nghĩa bóng của câu tục ngữ Vì sao một cây làm chẳng nên non ? Vì sao nhiều cây chụm lại nên hòn núi cao ? Vì sao trong đời sống phải có tình đoàn kết ? Nếu không đoàn kết sẽ như thế nào? ( Cần đưa ra dẫn chứng: “ Đoàn kết là sức mạnh” “Đoàn kết , đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” “ Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết” ... ) + Kết bài: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ đối với bản thân Lời khuyên dành cho mọi người Giáo viên ra đề
Tài liệu đính kèm: