Câu 1: Tục ngữ là gì? Cho ví dụ minh họa các đặc điểm của tục ngữ?(1đ)
Câu 2: Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả đã nghị luận về vấn đề gì? Trình tự lập luận như thế nào?(1đ)
Câu 3: Cấu tạo hai câu in đậm dưới đây có gì khác nhau?(1đ)
a) -Khi nào mình thi học kì?
-Tháng năm.
b) Ô, hay quá! Mình sắp được đi du lịch rồi.
Câu 4: Viết đoạn văn ( từ 7-> 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ, thái độ, tình cảm của em đối với nhân vật “ Quan phụ mẫu” trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một câu có dùng cụm chủ - vị để mở rộng thành phần( gạch chân các câu ấy và xác định thành phần của cụm chủ - vị trong câu)? (2đ) .
Tổ Ngữ văn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN:NGỮ VĂN –LỚP 7 II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức đề kiểm tra: Tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN CẤP ĐỘ TÊN CHỦ ĐỂ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG THẤP CAO 1. Văn học: - Tục ngữ. -Nghị luận hiện đại Việt Nam Xác định được luận điểm, đề tài nghị luận và trình tự lập luận của văn bản. Nêu khái niệm về tục ngữ. Cho được ví dụ để minh họa. - Số câu: - Số điểm: - Tỷ lệ %: 1 1 10% 1 1 10% 2 2 20% 2. Tiếng Việt: - Các loại câu Nhận diện được câu rút gọn , câu đặc biệt. Tạo lập được đoạn văn trong đó có sử dụng được câu đặc biệt; cụm c-v mở rộng thành phần câu. - Số câu: - Số điểm: - Tỷ lệ %: 1 1 10% 1 2 20% 2 3 30% 3. Tập làm văn: Nghị luận Tạo lập một văn bản nghị luận chứng minh hoàn chỉnh. - Số câu: - Số điểm: - Tỷ lệ %: 1 5 50% 1 5 50% - Tổng số câu: - Tổng số điểm: - Tỷ lệ %: 2 2 20% 1 1 10% 1 2 20% 1 5 50% 5 10 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Tục ngữ là gì? Cho ví dụ minh họa các đặc điểm của tục ngữ?(1đ) Câu 2: Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả đã nghị luận về vấn đề gì? Trình tự lập luận như thế nào?(1đ) Câu 3: Cấu tạo hai câu in đậm dưới đây có gì khác nhau?(1đ) -Khi nào mình thi học kì? -Tháng năm. b) Ô, hay quá! Mình sắp được đi du lịch rồi. Câu 4: Viết đoạn văn ( từ 7-> 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ, thái độ, tình cảm của em đối với nhân vật “ Quan phụ mẫu” trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một câu có dùng cụm chủ - vị để mở rộng thành phần( gạch chân các câu ấy và xác định thành phần của cụm chủ - vị trong câu)? (2đ) . Hết. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ II Câu 1: (1 điểm) -Trình bày được khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. -Cho được ví dụ một câu tục ngữ có các đặc điểm về hình thức: ngắn gọn, có vần, có nhịp, có hình ảnh. Câu 2: (1 điểm) -Nêu được đề tài nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. -Nêu được luận diểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báo của ta. - Trình tự lập luận: chứng minh theo trình tự thời gian từ xưa đến nay. Câu 3: (1 điểm) - Câu a là câu rút gọn vì có thể khôi phục lại phần bị rút gọn( Mình thi học kì) -Câu b là câu đặc biệt vì không tìm được CN- VN. Câu 4: (2 điểm) -Viết đoạn văn từ 7-> 10 câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt , câu có thành phần mở rộng bằng cụm C- V .Giữa các câu có sự liên kết. - Nhận xét ,đánh giá phù hợp về tên “quan phủ” lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm. Câu 5: (5 điểm) a). Yêu cầu chung: - Viết bài văn nghị luận chứng minh có bố cục đủ ba phần. - Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ; sử dụng luận cứ phù hợp, tiêu biểu. b). Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: (0,5 điểm) - Nêu luận điểm cần chứng minh, đó là một tư tưởng hoàn toàn đúng. -Khẳng định vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống của con người. * Thân bài: (4 điểm) - Rừng giúp cân bằng sinh thái, chống sạt lở, sói mòn, là lá phổi xanh của nhân loại -Cung cấp thực phẩm, dược phẩm cho con người -Cung cấp các nguyên vật liệu quí giá, cần thiết. - Nguồn tài nguyên quí giá của mỗi quốc gia, nhân loại. * Kết bài: (0,5 điểm) -Không thể thiếu rừng. - Cần chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng. * Chú ý : - Những bài làm sáng tạo (có thể khác với đáp án nhưng thuyết phục được người đọc ) vẫn cho điểm tối đa. - Cần có cái nhìn tổng quát đánh giá bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm, chú ý đến kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài một cách hợp lí. - Cần có sự khuyến khích đối với những bài làm có hình thức trình bày tốt
Tài liệu đính kèm: