Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thị Tuyết Sương

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thị Tuyết Sương

I/ TRẮC NGHIỆM : (4đ)

Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng:

 “ Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

 Người xưa có câu: “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” . Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng đánh giặc.

 Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.Muôn ngàn lời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! Và Sông Hồng bất khuất có cái chông tre.

 Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”

 ( “Cây tre Việt Nam” - Thép Mới. Sách Ngữ văn 6, tập 2)

1.Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

a. Thơ b. Truyện ngắn c. Tiểu thuyết d. Kí

2. Bài văn “Cây tre Việt Nam” thuộc phương thức biểu đạt chính nào?

 a. Tự sự b. Nghị luận c. Biểu cảm d. Miêu tả

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thị Tuyết Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH – THCS ĐỐNG ĐA
Lớp : 6
GV ra đề : Nguyễn Thị Tuyết Sương
KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn : Ngữ văn 6
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)
 Điểm	 Đề
Lời phê của thầy, cô giáo
I/ TRẮC NGHIỆM : (4đ) 
Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng:
	“ Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
	 Người xưa có câu: “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” . Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng đánh giặc.
	 Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.Muôn ngàn lời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! Và Sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
	 Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”
	 ( “Cây tre Việt Nam” - Thép Mới. Sách Ngữ văn 6, tập 2)
1.Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
a. Thơ	b. Truyện ngắn	c. Tiểu thuyết	d. Kí
2. Bài văn “Cây tre Việt Nam” thuộc phương thức biểu đạt chính nào?	
	a. Tự sự	b. Nghị luận	c. Biểu cảm	d. Miêu tả
3. Vì sao em biết truyện “Cây tre Việt Nam” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở 
câu 2
a. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc.	 c. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
b. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật, con người. d. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
4. Đoạn văn trích trên có nội dung như thế nào?
Nêu lên sự gắn bó của cây tre với con người trong chiến đấu.
Nêu lên sự gắn bó của cây tre với con người trong cuộc sống hằng ngày.
Nêu lên sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động.
Nêu lên sự gắn bó của cây tre với con người trong tương lai.
5. Trong câu: “ Sông Hồng bất khuất có cài chông tre”, hình ảnh Sông Hồng được dùng theo lối:
	a. Ẩn dụ	b. Hoán dụ	c. So sánh	d. Nhân hóa
6. Câu “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác” đã sử dụng phép nhân hóa theo kiểu nào?
Dùng những từ vốn để gọi người để gọi vật.
Trò chuyện xưng hô với vật như với người
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Tất cả đều đúng.
7. Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn?
Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.
Tre vốn cùng ta làm ăn, lại cùng ta mà đánh giặc.
Buổi đầu không có một tấc sắt trong tay, tre là tấ cả, tre là vũ khí.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
8. Ý nào dưới đây nêu đầy đủ nhất về khái niệm câu trần thuật đơn?
a. Câu trần thuật đơn là do một cụm c - v tạo thành dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc hoặc nêu ý kiến.
b. Câu trần thuật đơn là dùng để nêu một ý kiến.
c. Trần thuật đơn là câu do một cụm c - v tạo thành
d. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu sự vật, sự việc.
II/ TỰ LUẬN : (6điểm)
	Con đường làng từ nhà đến trường rất quen thuộc với em. Hãy tả con đường đó vào buổi sáng lúc em đi học.
	 NGƯỜI RA ĐỀ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nguyen_thi_tuyet_suo.doc