Câu 1.
Chép thuộc lòng những câu thơ miêu tả cảnh mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu? Cho biết cảnh mùa hè được tác giả miêu tả như thế nào?
Câu 2. Thế nào là câu cầu khiến? Các câu dươi ây thuộc kiểu câu gì đã học?
a. Một bữa cơm đạm bạc sao mà ngon thế.
b. Các cháu không nên nói bậy thế.
Câu 3
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập Bác căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Em hiểu câu nói đó như thế nào? Bản thân em khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải làm gì để xứng đáng với lời căn dặn đó?
PHÒNG GD& ĐT VÕ NHAI Trường THCS Lâu Thượng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 8 ( Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1. Chép thuộc lòng những câu thơ miêu tả cảnh mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu? Cho biết cảnh mùa hè được tác giả miêu tả như thế nào? Câu 2. Thế nào là câu cầu khiến? Các câu dươi ây thuộc kiểu câu gì đã học? a. Một bữa cơm đạm bạc sao mà ngon thế. b. Các cháu không nên nói bậy thế. Câu 3 Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập Bác căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Bản thân em khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải làm gì để xứng đáng với lời căn dặn đó? ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu 1(2 Đ) - Học sinh chép thuộc lòng, đúng chính tả 6 câu thơ đầu miêu tả cảnh mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu.( 1Đ) - Mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do... Câu 2: HS trình bày khái niệm câu cầu khiến theo nội dung phần ghi nhớ SGK – văn 8 kỳ 2.( 1 Đ) a: Trần thuật( 0,5) b. Cầu khiến.(0,5) Câu 3. a. Mở bài: (1Đ) - Dẫn vào bài, - Giới thiệu về lời căn dặn của Bác nói vời thế hệ tương lai của đất nước. b. Thân bài: (4Đ) -Vai trò của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. -Nhiệm vụ của con người mới trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước. -Nhiệm vụ của mỗi học sinh đối với tương lai của non sông đất nước. -Người học sinh cần phải làm gì khi còn ngồi trên nghế nhà trường. + Phát huy những điểm mạnh gì của bản thân?( Liên hệ với cuộc vân động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ). + Hạn chế yếu kém gì của bản thân? c. Kết bài.(1đ) -Lời căn dặn của Bác bổ ích và quý báu. Bản thân cần rèn luyện như thế nao? Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.
Tài liệu đính kèm: