I. TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm)
Câu 1 (2 điểm) : Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất.
1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp:
A. Theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. B. Theo chiều từ kim loại đến phi kim.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân D. Theo chiều số elec tron lớp ngoài
nguyên tử. cùng tăng dần.
2. Có một khí A đựng trong bình kín, đưa vào bình mảnh giấy quỳ ẩm thì mảnh giấy quỳ này bị mất màu. Vậy A là khí nào trong số các khí sau:
A. NH3 B. Cl2 C. H2S D. CO.
3. Dựa vào dữ kiện nào sau đây có thể cho rằng một chất là vô cơ hay hữu cơ :
A. Trạng thái (rắn, lỏng, khí) B. Màu sắc.
C. Độ tan trong nước. D. Thành phần nguyên tố.
4. Dầu mỏ là:
A. Một đơn chất. B. Một hợp chất phức tạp .
C. Một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon D. Một hợp chất hiđrocacbon.
PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ Lớp:............................................. Họ và tên:................................... KIỂM TRA HỌC KỲ II , NĂM HỌC 2007-2008 Môn : HÓA HỌC 9 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) ĐỀ A ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN I. TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp: A. Theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. B. Theo chiều từ kim loại đến phi kim. C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân D. Theo chiều số elec tron lớp ngoài nguyên tử. cùng tăng dần. 2. Có một khí A đựng trong bình kín, đưa vào bình mảnh giấy quỳ ẩm thì mảnh giấy quỳ này bị mất màu. Vậy A là khí nào trong số các khí sau: A. NH3 B. Cl2 C. H2S D. CO. 3. Dựa vào dữ kiện nào sau đây có thể cho rằng một chất là vô cơ hay hữu cơ : A. Trạng thái (rắn, lỏng, khí) B. Màu sắc. C. Độ tan trong nước. D. Thành phần nguyên tố. 4. Dầu mỏ là: A. Một đơn chất. B. Một hợp chất phức tạp . C. Một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon D. Một hợp chất hiđrocacbon. 5. Dãy chất nào sau đây gồm toàn axit hữu cơ: A. CH3COOH ; C15H29COOH ; C17H33COOH . B. CH3OH ; CH3COOH ; C2H5OH . C. CH3COOH ; CH3COOC2H5 ; C2H5OH . D. CH3COOH ; C15H31COOH; CH3OH. 6. Phương pháp hoá học nào sau đây được dùng để loại bỏ khí etilen lẫn trong khí metan? A. Đốt cháy hỗn hợp trong không khí. B. Dẫn hỗn hợp khí đi qua nước. C. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư. D. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch bạc nitrat dư. 7. Rượu etylic phản ứng được với nước là do: A. Tan tốt trong nước. B. Trong phân tử có nhiều nguyên tử hiđro. C. Trong phân tử có nhiều nguyên tử oxi. D. Trong phân tử có một nguyên tử hiđro linh động 8. Chỉ có quỳ tím và nước, có thể nhận biết được dãy chất nào sau đây? A. Rượu etylic, axit axetic, chất béo. B. Axit axetic, benzen , chất béo. C. Rượu etylic , benzen , etyl axetat. D. Benzen , axit axetic , etyl axetat. Câu 2 (1,5 điểm) : Các chất trong các thí nghiệm sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ nào trong số các hợp chất hữu cơ sau: C2H4 ; C2H5OH; CH3COOC2H5 ; CH4 ; C6H6 ; C2H6 ; CH3COOH; C2H5ONa. Đưa bình đựng hỗn hợp khí A và khí Clo ra ánh sáng, màu vàng nhạt của Clo mất đi A: Đun nóng hỗn hợp gồm chất B và brom (có bột sắt), màu nâu đỏ của brom bị mất. B: Dẫn khí C qua dung dịch brom màu da cam, dung dịch brom bị mất màu. C: Cho mẫu Na vào ống nghiệm đựng rượu etylic, sinh ra chất D và có sủi bọt khí. D: Cho chất E vào ống nghiệm có mảnh kẽm, mảnh kẽm tan dần và có sủi bọt khí. E: Đun sôi hỗn hợp chất G và dung dịch axit axetic (có H2SO4 đ), sinh ra etyl axetat (chất có mùi thơm, không tan trong nước) và hơi nước. G: II. TỰ LUẬN: (6,5đ) Câu 3 (1,0 điểm): Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các lọ khí sau bị mất nhãn (kèm theo các phương trình phản ứng) : CO2, C2H4, CH4 Câu 4 (2,5 điểm): Hoàn thành sơ đồ biến hoá hoá học sau đây (ghi rõ điều kiện nếu có) Tinh bột glucozơ rượu etylic axit axetic etyl axetatnatri axetat Câu 5 (3,0 điểm) : Cho hỗn hợp A gồm Mg và Zn (tỷ lệ mol 2:1) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit axetic thì sau phản ứng thu được 6,72 lít khí khí X (đktc) và một dung dịch Y. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. c) Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch Y. Giả sử đã dùng 151,44 ml dung dịch axit axetic (D = 1,25g/ml.) ( Cho biết nguyên tử khối : Mg =24, Zn = 65, C =12, H =1, O = 16 , Na = 23) ----------Hết----------- PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ Lớp:............................................. Họ và tên:................................... KIỂM TRA HỌC KỲ II , NĂM HỌC 2007-2008 Môn : HÓA HỌC 9 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) ĐỀ B ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN I. TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp: A. Theo chiều từ kim loại đến phi kim. B. Theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. C. Theo chiều số elec tron lớp ngoài D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân cùng tăng dần. nguyên tử. 2. Có một khí A đựng trong bình kín, đưa vào bình mảnh giấy quỳ ẩm thì mảnh giấy quỳ này bị mất màu. Vậy A là khí nào trong số các khí sau: A. H2S B. CO. C. NH3 D. Cl2 3. Dựa vào dữ kiện nào sau đây có thể cho rằng một chất là vô cơ hay hữu cơ : A. Màu sắc. B. Trạng thái (rắn, lỏng, khí) C. Thành phần nguyên tố. D. Độ tan trong nước. 4. Dầu mỏ là: A. Một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon B. Một hợp chất hiđrocacbon. C. Một đơn chất. D. Một hợp chất phức tạp . 5. Dãy chất nào sau đây gồm toàn axit hữu cơ: A. CH3COOH ; CH3COOC2H5 ; C2H5OH . B. CH3COOH ; C15H31COOH; CH3OH. C. CH3COOH ; C15H29COOH ; C17H33COOH . D. CH3OH ; CH3COOH ; C2H5OH . 6. Phương pháp hoá học nào sau đây được dùng để loại bỏ khí etilen lẫn trong khí metan? A. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư. B. Đốt cháy hỗn hợp trong không khí. C. Dẫn hỗn hợp khí đi qua nước. D. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch bạc nitrat dư. 7. Rượu etylic phản ứng được với nước là do: A. Trong phân tử có nhiều nguyên tử oxi. B. Trong phân tử có nhiều nguyên tử hiđro. C. Tan tốt trong nước. D. Trong phân tử có một nguyên tử hiđro linh động 8. Chỉ có quỳ tím và nước, có thể nhận biết được dãy chất nào sau đây? A. Axit axetic, benzen , chất béo. B. Rượu etylic, axit axetic, chất béo. C. Benzen , axit axetic , etyl axetat. D. Rượu etylic , benzen , etyl axetat. Câu 2 (1,5 điểm) : Các chất trong các thí nghiệm sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ nào trong số các hợp chất hữu cơ sau: C2H4 ; C2H5OH; CH3COOC2H5 ; CH4 ; C6H6 ; C2H6 ; CH3COOH; C2H5ONa. Đưa bình đựng hỗn hợp khí A và khí Clo ra ánh sáng, màu vàng nhạt của Clo mất đi A: Đun nóng hỗn hợp gồm chất B và brom (có bột sắt), màu nâu đỏ của brom bị mất. B: Dẫn khí C qua dung dịch brom màu da cam, dung dịch brom bị mất màu. C: Cho mẫu Na vào ống nghiệm đựng rượu etylic, sinh ra chất D và có sủi bọt khí. D: Cho chất E vào ống nghiệm có mảnh kẽm, mảnh kẽm tan dần và có sủi bọt khí. E: Đun sôi hỗn hợp chất G và dung dịch axit axetic (có H2SO4 đ), sinh ra etyl axetat (chất có mùi thơm, không tan trong nước) và hơi nước. G: II. TỰ LUẬN: (6,5đ) Câu 3 (1,0 điểm): Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các lọ khí sau bị mất nhãn (kèm theo các phương trình phản ứng) : CO2, C2H4, CH4 Câu 4 (2,5 điểm): Hoàn thành sơ đồ biến hoá hoá học sau đây (ghi rõ điều kiện nếu có) Tinh bột glucozơ rượu etylic axit axetic etyl axetatnatri axetat Câu 5 (3,0 điểm) : Cho hỗn hợp A gồm Mg và Zn (tỷ lệ mol 2:1) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit axetic thì sau phản ứng thu được 6,72 lít khí khí X (đktc) và một dung dịch Y. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. c) Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch Y. Giả sử đã dùng 151,44 ml dung dịch axit axetic (D = 1,25g/ml.) ( Cho biết nguyên tử khối : Mg =24, Zn = 65, C =12, H =1, O = 16 , Na = 23) ----------Hết----------- PHÒNG GD&ĐT ĐAK PƠ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN HÓA HỌC 9 HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2007 - 2008 I. TRẮC NGHIỆM : ( 3.5 điểm) Câu 1 (2 điểm). Mỗi đáp án đúng đựơc 0.25 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐỀ A C B D C A C D A ĐỀ B Câu 2 (1,5 điểm). Mỗi chất chọn đúng được 0.25 điểm. A B C D E G ĐỀ A CH4 C6H6 C2H4 C2H5ONa CH3COOH C2H5OH ĐỀ B II- TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm) Câu 3 (1,0 điểm ) : Trích mỗi khí ra làm nhiều mẫu để thí nghiệm -Cho từng khí vào dung dịch nước vôi trong, nhận ra CO2 nhờ làm đục nước vôi CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + H2O - Dùng dung dịch brom để thử 2 khí còn lại, nhận ra C2H4 làm mất màu da cam của dung dịch brom. Chất còn lại là CH4 C2H4 + Br2 ® C2H4Br2 0,5đ 0,5đ Câu 4 ( 2,5đ) : Mỗi PTHH viết đúng ( ghi rõ điều kiện nếu có) được 0,5 điểm (-C6H10O5-)n + nH2O n C6H12O6 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH Câu 5 ( 3,0 điểm) a,b) Số mol H2 : Gọi x là số mol Zn trong hỗn hợp A Þ số mol Mg là 2x (mol) 2CH3COOH + Mg ® (CH3COO)2Mg + H2 2x 2x 2x mol 2CH3COOH + Zn ® (CH3COO)2Zn + H2 x x x mol Ta có phương trình: 3x = 0,3 Þ x = 0,1 mol Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp : mZn = 0,1 ´ 65 = 6,5 gam mMg = 0,2 ´ 24 = 4,8 gam c) Khối lượng dung dịch CH3COOH đã dùng : 1,25 ´ 151,44 = 189,3 gam Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng : 6,5 + 4,8 + 189,3 – (0,3´ 2) = 200 gam Nồng độ % của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng : 0,25 đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ * Lưu ý: - Nếu HS viết phương trình phản ứng sau điều kiện hoặc cân bằng sai thì trừ ½ số điểm của phản ứng đó. Nếu có sai CTHH thì phương trình phản ứng không được tính điểm. - Câu 3 và câu 5, học sinh có thể giải bằng phương pháp khác nhưng nếu lập luận đúng và có kết quả đúng thì vẫn được điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: