ĐỀ:
I. Trắc nghiệm: (4đ)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: (0,5đ) Để tổ chức một bữa ăn hoàn hảo, ngon miệng nên chú ý:
A. Chọn các loại thực phẩm đắt tiền.
B. Chọn các món ăn nhiều đạm động vật.
C. Chuẩn bị thực đơn phù hợp với các yếu tố sẵn có.
Câu 2: (0,5đ) Thực phẩm của món xào được làm chín:
A. Trong hơi nước, nhiệt độ cao, thời gian ngắn.
B. Trong chất béo, nhiệt độ thấp, thời gian dài.
C. Trong chất béo, nhiệt độ cao, thời gian ngắn.
Câu 3: (0,5đ) Không phải là sản phẩm lao động của nghề nấu ăn:
A. Các loại món ăn.
B. Các loại bánh mặn và ngọt.
C. Các loại món ăn và bánh bông lan (gato).
D. Các loại bia và nước ngọt có ga.
Câu 4: (0,5đ) Bữa ăn hợp lý phải đạt yêu cầu:
A. Theo nhu cầu dinh dưỡng
B. Thay đổi hàng ngày hỗn hợp nhiều loại thực phẩm.
C. Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng, tiết kiệm.
D. Tất cả các yêu cầu trên.
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II GV ra đề: Nguyễn Văn Trung MÔN: CÔNG NGHỆ 9 THỜI GIAN: 45’ ĐỀ: Trắc nghiệm: (4đ) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: (0,5đ) Để tổ chức một bữa ăn hoàn hảo, ngon miệng nên chú ý: Chọn các loại thực phẩm đắt tiền. Chọn các món ăn nhiều đạm động vật. Chuẩn bị thực đơn phù hợp với các yếu tố sẵn có. Câu 2: (0,5đ) Thực phẩm của món xào được làm chín: Trong hơi nước, nhiệt độ cao, thời gian ngắn. Trong chất béo, nhiệt độ thấp, thời gian dài. Trong chất béo, nhiệt độ cao, thời gian ngắn. Câu 3: (0,5đ) Không phải là sản phẩm lao động của nghề nấu ăn: Các loại món ăn. Các loại bánh mặn và ngọt. Các loại món ăn và bánh bông lan (gato). Các loại bia và nước ngọt có ga. Câu 4: (0,5đ) Bữa ăn hợp lý phải đạt yêu cầu: Theo nhu cầu dinh dưỡng Thay đổi hàng ngày hỗn hợp nhiều loại thực phẩm. C. Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng, tiết kiệm. D. Tất cả các yêu cầu trên. Câu 5: (0,5đ) Thực đơn nào được sắp xếp hợp lý: Món nộm – món lẩu – món súp – món tráng miệng. Món nộm – món súp – món rán – món nấu – món tráng miệng. Món lẩu – món nộm – món rán – món nấu – món tráng miệng. Câu 6: (0,5đ) Khăn ăn bằng giấy thường được đặt ở: Dưới bát ăn chính Trên miệng cốc Trên miệng bát Cả A, B, C đều sai Câu 7: (0,5đ) Nguyên tắc thay thế thực phẩm: Chỉ thay thế thực phẩm trong cùng nhóm Có thể thay thế các nhóm lẫn nhau Không nên thay thế Cả A, B, C đều sai. Câu 8: (0,5đ) Trong bữa tiệc, để tỏ sự niềm nở, thân mật cần phải: Vừa nhai, vừa nói. Cầm dao, dĩa trong tay, ra điệu bộ khi nói. Thường xuyên nói chuyện với người bên cạnh. Cả A, B, C đều sai. Tự luận: (6đ) Câu 1: (2đ) Khi thực hiện món rán cần lưu ý những yếu tố nào? a.Về chất béo để rán . b.Về lửa . c.Về cách rán . d.Về thành phẩm .. Câu 2: (4đ) Cho biết cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ nấu ăn bằng nhôm, thủy tinh DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ĐÁP ÁN MÔN CÔNG NGHỆ GV ra đề: Nguyễn Văn Trung Trắc nghiệm (4đ) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất, mỗi câu đúng 0,5đ: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D D C A A D Tự luận : (6đ) Câu 1: (2đ) a.Về chất béo để rán: vừa đủ, không nhiều hoặc ít quá. b.Về lửa: lửa đều, không to quá. c.Về cách rán: + Cho thực phẩm vào rán trong chất béo đang nóng già + Trở thực phẩm để mặt ngoài có lớp vàng nâu giòn và chín đều. + Vớt ra để ráo dầu (mỡ). d. Về thành phẩm: thực phẩm giòn, xốp, ráo dầu (mỡ) và chín đều, hương vị thơm ngon, màu vàng nâu, không cháy xém. Câu 2: (4đ) Yêu cầu cách sử dụng và bảo quản dụng cụ nấu ăn bằng nhôm, thủy tinh: Về Nhôm: (2đ) + Nên để cẩn thận khi sử dụng vì khi sử dụng dễ móp méo + Không để ẩm ướt. + Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại bằng nước rửa chén bát. + Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit lâu ngày trong đồ dùng. Về thủy tinh: (2đ) + Nên cẩn thận trong khi sử dụng vì dễ vỡ và tróc lớp men. + Chỉ nên đun lửa nhỏ. + Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa (muỗng) bằng gỗ để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm. + Sử dụng xong phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén bát. + Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men. DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Tài liệu đính kèm: