Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Vũ Hoàng Thiện

Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Vũ Hoàng Thiện

I/Trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

1/Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.

 P. chó lông dài x chó lông ngắn không thuần chủng, kết quả f1 thế nào?

A. Toàn lông ngắn B.Toàn lông dài

C.1 lông ngắn, 1 lông dài D. 3 lông ngắn, 1 lông dài

2/Trong nguyên phân, NST bắt đầu co ngắn đóng xoắn diễn ra ở.

A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối

3/Trong nguyên ngân NST ở kì giữa.

A. Tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. Bắt đầu co ngắn đóng xoắn.

C. Phân ly về 2 cực tế bào.

D. Tự nhân đôi.

4/Cấu tạo hoá học của AND có đặc điểm gì?

A. AND có kích thước lớn.

B. AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân).

C. Thành phần chủ yếu trong ADN là các nguyên tố C, H, O, N, P.

D. Cả A, B, C

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Vũ Hoàng Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH&THCS ĐÀO DUY TỪ
GV: Vũ Hoàng Thiện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2007-2008)
Môn: Sinh 9
Thời gian 45 phút
	Đề:
I/Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1/Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
	P. chó lông dài x chó lông ngắn không thuần chủng, kết quả f1 thế nào?
A. Toàn lông ngắn	B.Toàn lông dài
C.1 lông ngắn, 1 lông dài	D. 3 lông ngắn, 1 lông dài
2/Trong nguyên phân, NST bắt đầu co ngắn đóng xoắn diễn ra ở.
A. Kì đầu	B. Kì giữa 	C. Kì sau	D. Kì cuối
3/Trong nguyên ngân NST ở kì giữa.
A. Tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. Bắt đầu co ngắn đóng xoắn.
C. Phân ly về 2 cực tế bào.
D. Tự nhân đôi.
4/Cấu tạo hoá học của AND có đặc điểm gì?
A. AND có kích thước lớn.
B. AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân).
C. Thành phần chủ yếu trong ADN là các nguyên tố C, H, O, N, P.
D. Cả A, B, C 
Câu 2: (1 điểm) Hãy sắp xếp số mạch đơn và các loại đơn phân tương ứng với AND và ARN.
Trả lời
Số mạch đơn và các loại đơn phân
1/ADN
2/ARN
1/.......................................
2/.......................................
a)Một. c)A, G, X, T 
b)Hai. d)A, G, U, X
Câu 3: (2 điểm) Dùng các từ, cụm từ điền vào chỗ trống.
Giống nhau về hình thái, từng cặp, lưỡng bội, sinh dưỡng, từ bố, trong giao tử.
Trong tế bào (1) (tế bào xoma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng 
 (2) , kích thước, trong cặp NST tương đồng, một có nguồn gốc (3) , còn 1 có nguồn gốc từ mẹ. Do đó các gen trên NST cũng tồn tại thành (4) 
tương ứng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là (5) được kí hiệu là 2n, Bộ NST
 (6) chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu n.
II/Tự luận: (6 điểm)
Câu 4: (2 điểm) Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
Câu 5: (2 điểm) Trình bày các dạng cấu trúc prôtein.
Câu 6: (2 điểm) Phân biệt thường biến với đột biến.
Hết.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN SINH LỚP 9
I/Trắc nghiệm:
Câu 1: 
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
A
A
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2: 
Câu
1
2
Đáp án
b, c
A, d
Điểm
0,5
0,5
Câu 3: Trả lời
	1/ Sinh dưỡng	2/ Giống nhau về hình thái	3/ Từ bố
	4/ Từng cặp	5/ Lưỡng bội 	6/ Trong giao tử
II/Tự luận:
Câu 4: (2 điểm) Phương pháp phân tích các thế hệ lai, có nội dung cơ bản là.
-Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tình trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng lẽ của từng cặp tính trạng đó. Trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
-Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.
Câu 5: Các dạng cấu trúc prôtêin.
-Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.
-Cấu trúc bậc 2 thông thường là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bên lai với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợ chịu lực khoẻ hơn.
-Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộc xếp theo kiểu đặc trưng cho từng loại prôtein.
-Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtein gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng hay khác loại kết hợp với nhau.
Câu 6:
Thường biến
Đột biến
-Là biến dị kiểu hình không liên quan với biến đổi kiểu gen nên không di truyền.
-Thường phát sinh đồng loại theo cùng một hướng, tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật.
-Là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền (AND, NST) nên di truyền được.
-Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên và thường có hại nhưng cũng có khi có lợi.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_vu_hoang_thien.doc