Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Võ Thị Thanh (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Võ Thị Thanh (Có đáp án)

PHẦN I : Trắc nghiệm (4 điểm – mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bẳng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỡ ru mạn thuyền rời gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như từ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, buân khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi nam canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.

 (Ngữ văn 7 – tập 2, NXB)

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?

A. Ý nghĩa văn chương C. Sài Gòn tôi yêu

B. Ca Huế trên sông Hương D. Sống chết mặc bay

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Võ Thị Thanh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD ĐAKPƠ	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường THCS Ya Hội	Môn : Ngữ văn lớp 7
GV : Võ Thị Thanh	Thời gian : 90 phút
PHẦN I : Trắc nghiệm (4 điểm – mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bẳng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỡ ru mạn thuyền rời gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như từ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, buân khuâng, có tiếc thương ai oán  Lời ca thong thả, trang trọng trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi nam canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
	(Ngữ văn 7 – tập 2, NXB)
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Ý nghĩa văn chương	C. Sài Gòn tôi yêu
B. Ca Huế trên sông Hương	D. Sống chết mặc bay
2. Thời gian được miêu tả trong đoạn văn là khi nào?
A. Sáng	C. Chiều
B. Trưa	D. Đêm khuya
3. Trong câu văn sau, tác giả sử dụng phép tu từ nào?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, buân khuâng có tiết thương ai oán”
A. Chơi chữ	C. Hoán dụ	B. Nhân hoá	D. Liệt kê
4. Dấu chấm lửng trong câu trên có tác dụng gì?
A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
B. Nói lên sự bi từ của người viết.
C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu ca Huế.
D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn.
5. Từ nào không phải là từ Hán Việt trong các từ sau đây : 
A. Ca Nhi	B. Quả phụ	C. Tương tư	D. Du dương
6. Trong đoạn văn trên, tác giả kểâ ra bao nhiêu làn điệu dân ca Huế?
A. 7 	B. 6 	C. 4	D. 5
7 Nghĩa nào trong các nghĩa sau giải thích đúng nhất cho từ “Gái lịch”?
A. Cô gái làm nghề ca hát	C. Cô gái chơi nhạc cung đình
B. Cô gái trẻ	C. Cô gái thanh nhã, lịch sự.
8. Nếu viết : “Xa xa bờ bên kia” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
A. Thiếu trạng ngữ	C. Thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ
B. Thiếu chủ ngữ	D. Thiếu vị ngữ
PHẦN II : Tự luận (6 điểm)
 Hãy giải thích câu nói của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK II - MÔN NGỮ VĂN 7
PHẦN I : Đối với câu hỏi trắc nghiệm
(4 điểm : Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1 : B	Câu 2 : D	Câu 3 : D	Câu 4 : C 
Câu 5 : D 	Câu 6 : A	Câu 7 : D 	Câu 8 : C 
PHẦN II : Bài tự luận 
Bài viết giải thích (6 điểm)
Yêu câu : Đúng thể loại văn nghị luận giải thích
Nội dung : (5 điểm)
- Mở bài : (1đ) : Giới thiệu câu nói của Bác Hồ và nêu suy nghĩ chung của cá nhân về câu nói đó.
- Thân bài : (3đ) 
+ Giải thích vì sao Bác lại nói : “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
+ Giải thích rõ : Thế nào là trồng người? Tại sao vì lợi ích trăm năm phải trồng người ?
- Kết bài : (1đ)
- Những suy nghĩ cá nhân về câu nói của Bác.
- Hình thức : (1đ)
- Chữ viết đẹp, lời văn lưu loát, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_vo_thi_thanh_co_dap_a.doc