Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Lê Thị Thanh Huyền

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Lê Thị Thanh Huyền

Đề bài :

I/ TRẮC NGHIỆM : (5 điểm)

 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

 . Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh chết hết lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

 (Ngữ văn 6 – tập một)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

a. Biểu cảm c. Miêu tả

b. Tự sự d. Nghị luận

2. Trong đoạn văn trên, từ loại nào được dùng nhiều nhất?

a. Chủ từ c. Động từ

b. Tính từ d. Đại từ

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Lê Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS YA HỘI	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
GV: Lê Thị Thanh Huyền 	Môn : Ngữ văn 6
	Thời gian : 90 phút
Đề bài : 
I/ TRẮC NGHIỆM : (5 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
.. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh chết hết lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
	(Ngữ văn 6 – tập một)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
a. Biểu cảm	c. Miêu tả
b. Tự sự	d. Nghị luận
2. Trong đoạn văn trên, từ loại nào được dùng nhiều nhất?
a. Chủ từ	c. Động từ 
b. Tính từ	d. Đại từ
3. Đoạn văn trên được kể theo ngôi nào?
a. Ngôi thức nhất số ít	c. Ngôi thứ ba
b. Ngôi thứ hai	d. Ngôi thứ nhất số nhiều
4. Đoạn văn trên nhằm mục đích gì?
a. Miêu tả chân dung người anh hùng làng Gióng.
b. Kể lại sự việc Thánh Gióng đánh giặc.
c. Nêu cảm nghĩ về việc Thánh Gióng đánh giặc.
d. Bàn về ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.
5. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào?
a. Kể sự việc theo thứ tự thời gian (trước, sau).
b. Theo kết quả trước, nguyên nhân sau.
c. Theo vị trí từ xa đến gần.
d. Không theo thứ tự nào.
6. Trong câu : “Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc” có mấy cụm động từ?
a. Một cụm	c. ba cụm
b. Hai cụm	d. Bốn cụm
7. Trong câu “Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc” có mấy cụm danh từ?
a. Một cụm	c. ba cụm
b. Hai cụm	d. Bốn cụm
8. Trong các cụm từ sau đây, từ nào là từ mượn?
a. Vang dội	c. Chạy trốn
b. Tráng sĩ	d. Đón đầu
9. Trong chú thích sau đây, từ áo giáp được giải nghĩa bằng cách nào?
Áo giáp : Áo được làm bằng chất liệu đặt biệt (da thú hoặc sắt ) nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể.
a. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
b. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
c. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
d. Cả ba trường hợp trên đều sai.
10. Từ đường trong đoạn văn trên có mấy nghĩa?
a. Một nghĩa	c. Ba nghĩa
b. Hai nghĩa	d. Bốn nghĩa
II/ TỰ LUẬN : (5 điểm)
Em hãy tưởng tượng một đoạn kết mới cho chuyện Cây bút thần.
Viết một đoạn văn ngắn kể lại đoạn đó.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM : 
Câu số : 1	2	3	4	5	6	7	8	9	10
Đáp án : 
II/ TỰ LUẬN : 
1. Yêu cầu chung cần đạt : 
Người viết cần nắm được cách viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng. Kể được các sự việc và hành động chính cho đoạn kết mới. Dù ngắn hay dài bài viết phải có ba phần đầy đủ : Mở bài, thân bài, kết bài. Văn phong sáng sửa không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng.
2. Một số ý cụ thể cần có : 
a. Mở bài bằng nhiều cách khác nhau. Miễn là phải biết giới thiệu qua : sau khi Mã Lương vẽ biển đánh chìm thuyền rồng, tiêu diệt cả triều đình và bè lũ vua quan tham ác.
Mã Lương đã đến rất nhiều nơi  hoặc  (học sinh có thể tưởng tượng ra nhiều hoàn cảnh mới để giới thiệu).
b. Thân bài : Kể lại những sự việc và hành động mới của Mã Lương.
+ Mã Lương đã đi những đâu? Làm những gì?
+ Mã Lương đã giúp đỡ mọi người như thế nào?
+ Những việc làm của Mã Lương đã được người đời truyền tụng như thế nào?
c. Kết thúc : nêu kết quả và bài học qua những việc làm của Mã Lương với cây bút thần.
3. Biểu điểm : 
a . Hình thức : (1đ)
Bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày và sử dụng đúng ngôi kể.
b. Nội dung : (4 điểm) 
Mở bài : 0,5đ; kết bài 0,5đ. Thân bài 3 điểm.
Ghi chú : Trên đây chỉ là những gợi ý chung, vì đề văn văn thuộc kiểu bài kể chuyện tưởng tượng, nên giáo viên chấm bài căn cứ vào đề văn và tình hình làm bài cụ thể của học sinh để đánh giá cho điểm một cách linh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_le_thi_thanh_huyen.doc