Đề kiểm tra học kỳ I các môn Lớp 9

Đề kiểm tra học kỳ I các môn Lớp 9

 I/ Trắc nghiệm: 3đ

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất.

Câu 1: (0,5đ) Cơ cấu ngành dịch vụ gồm:

a. Dịch vụ tiêu dùng

b. Dịch vụ sản xuất

c. Dịch vụ công cộng

d. a và b đúng câu c sai

e. Cả ý a, b, c đều đúng

Câu 2: (1đ) Nối kiến thức ở cột A với cột B sao cho thích hợp:

 

doc 27 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I các môn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Du	 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Dương Thị Hoa	 Môn: Sinh 9 
	 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A
I/ Trắc nghiệm: 3đ
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Loại ARN nào dưới đây có vai trò vận chuyển axít amin tương ứng tới nơi tổng hợp protêin:
a. tARN	b, m ARN	c, r ARN
2. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
a. số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN
b. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
c. Tỉ lệ ( A+ T) / ( G + X ) trong phân tử ADN
d. Cả b và x
3. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:
a. Trao đổi chất
b. tự nhân đôi
c. Biến đổi hình dạng
d. Co duỗi trong phân bào
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (1,5đ)
	Prôtêin được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố (1) là (2) được cấu trúc theo nguyên tắc (3)., bao gồm hàng trăm đơn phân là (4) thuộc hơn 20 loại khác nhau. Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại (5). này đã tạo nên tính (6). của protêin.
Trả lời:	 1:.	4:
	2:.	5:.
	3:..	6:
II/ Tự luận: 7đ
ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? (2đ)
Đột biến gen là gì? Nguyên nhân phát sinh đột biến gen. (2đ)
Ở cây lúa tính trạng hạt dài là trội, tính trạng hạt tròn là lặn. (3đ) 
Xác định kết quả F1 khi lai giống lúa hạt dài thuần chủng và hạt tròn.
Khi giao phấn hai cây lúa hạt dài với nhau thu được các loại hạt theo tỉ lệ 3 hạt dài; 1 hạt tròn. Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
 Duyệt của Ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du	 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Dương Thị Hoa	 Môn: Sinh 9 
	 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B
I/ Trắc nghiệm: 3đ
	Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là;
a. Trao đổi chất
b. Biến đổi hình dạng 
c. Tự nhân đôi
d. Co duỗi trong phân bào
 Loại ARN nào dưới đây có vai trò vận chuyển axít amin tương ứng tới nơi tổng hợp protêin:
a. mARN	b, t ARN	c, r ARN
3. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN
b. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
c. Tỉ lệ ( A+ T) / ( G + X ) trong phân tử ADN.
d. Cả b và c 
Câu 2: Điền từ thích kợp vào chỗ trống: (1,5đ)
	Prôtêin được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố (1) là (2) được cấu trúc theo nguyên tắc (3)., bao gồm hàng trăm đơn phân là (4) thuộc hơn 20 loại khác nhau. trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại (5). này đã tạo nên tính (6). của protêin.
Trả lời:	 1:.	4:
	2:.	5:.
	3:..	6:
II/ Tự luận: 7đ
ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? (2đ)
Đột biến gen là gì? Nguyên nhân phát sinh đột biến gen. (2đ)
Ở cây lúa tính trạng hạt dài là trội, tính trạng hạt tròn là lặn. (3đ) 
Xác định kết quả F1 khi lai giống lúa hạt dài thuần chủng và hạt tròn.
Khi giao phấn hai cây lúa hạt dài với nhau thu được các loại hạt theo tỉ lệ 3 hạt dài; 1 hạt tròn. Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
 Duyệt của Ban giám hiệu
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: SINH HỌC 9
ĐỀ A
I/ Trắc nghiệm: 
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,5 đ
1 – a	2 – a	3 – b
Câu 2: Mỗi ý đúng 0,25đ
1: C, H, O, N	2: Đại phân tử 	3: Đa phân
4: Axit amin	5: axit amin	6: đa dạng
ĐỀ B
I/ Trắc nghiệm: 
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,5 đ
1 – c	2 – b	3 – a
Câu 2: Mỗi ý đúng 0,25đ
1: C, H, O, N	2: Đại phân tử 	3: Đa phân
4: Axit amin	5: axit amin	6: đa dạng
II/ Tự luận: (dùng cho cả đề A và B)
Câu 1: 2đ
ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian (0,25đ)
ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu. (0,25đ)
Quá trình tự nhân đôi:
+ Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc (0,25đ)
+ Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do. Trong môi trường nội bào theo NTBS (0,25đ)
+ Hai mạch mới của ADN con dần được hình thành dựa trên khuôn mẫu của AND mạ theo chiều ngược lại (0,5đ)
+ Kết quả: 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống mẹ (0,5đ)
Câu 2: (2đ)
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen . (0,5đ)
Các dạng đột biến gen : mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtit . (0,5đ)
Nguyên nhân:
+ Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể. (0,5đ)
+ Do con người gây ra các đột biến bằng tác nhân vật lí, hoá học. (0,5đ)
Câu 3: (3đ)
Gọi gen A quy định hạt dài trội.
 Gọi gen a là hạt tròn lặn 	 0,5đ
à Kiểu gen hạt dài thuần chủng là AA
 Kiểu gen hạt tròn thuần chủng là aa	0,5đ
Sơ đồ lai:
P (hạt dài) AA x aa (hạt tròn)
GP A a 0,5đ
F1: Aa (hạt dài)
Tỉ lệ 3 hạt dài ; 1 hạt tròn theo quy luật phân tính của Menđen. Bố mẹ không thuần chủng có kiểu gen dị hợp Aa. (0,5đ)
Sơ đồ lai
P : Aa x Aa
GP: A, a A, a
F1: 
 u s 
A
a
A
AA
Aa
a
Aa
aa
Kết quả: kiểu gen: 1 AA ; 2 Aa : 1 aa
 Kiểu hình : 3 hạt dài; 1 hạt tròn
Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
 Duyệt của Ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du	 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Dương Thị Hoa	 Môn: Công nghệ 9
	 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A
 I/ Trắc nghiệm: 3đ
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất.
Muốn việc nấu ăn có hiệu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, người làm nghề nấu ăn phải: (0,5đ)
Có đạo đức nghề nghiệp.
Nắm vững kiến thức chuyên môn.
Có kĩ năng thực hành nấu nướng, biết tính toán chọn lựa thực phẩm.
Cả a, b, c đều đúng
Bữa ăn hợp lí phải đạt yêu cầu(0,5đ)
Bảo đảm đủ chất đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng, tiết kiệm
Theo nhu cầu dinh dưỡng
Thay đổi hàng ngày, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm
Tất cả các yêu cầu trên.
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (2đ)
Khi sử dụng:
Các dụng cụ sắc nhọn:.
Các dụng cụ , thiết bị có tay cầm:.
Các vật dụng dễ cháy:.
Bê những đồ dùng nấu sôi...
II/ Tự luận: (7đ)
Nêu cách sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp bằng đồ sắt (inox), đồ dùng điện, đồ nhôm, đồ nhựa.(2đ)
Trình bày cách sắp xếp và trang trí nhà bếp.(3đ)
Nêu cách trang trí bàn ăn đãi tiệc.(2đ)
Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
 Duyệt của Ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du	 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Dương Thị Hoa	 Môn: Công nghệ 9
	 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B
 I/ Trắc nghiệm: 3đ
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất.
1. Con người muốn khoẻ mạnh phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó: (0,5đ)
a. Aên uống đóng vai trò quan trọng nhất.
b. Chỉ cần tập thể dục nhiều.
c. Aên uống và tập thể dục không quan trọng
d. Chỉ cần giữ sức khoẻ là đủ.
2. Để tổ chức một bữa ăn hoàn hảo, ngon miệng nên chú ý: (0,5đ)
a. Chọn các loại thực phẩm đắt tiền.
b. Chuẩn bị thực đơn phù hợp với các yếu tố sẵn có.
c. Chọn các món ăn nhiều đạm thực vật.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
3. Điền từ thích hợp điền vào chỗ trống: (2đ)
Khi sử dụng:
a. Các dụng cụ sắc nhọn:.
b. Các dụng cụ , thiết bị có tay cầm:.
c.Các vật dụng dễ cháy:.
d.Bê những đồ dùng nấu sôi...
II/ Tự luận: (7đ)
Câu 1. Nêu cách sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp bằng đồ sắt (inox), đồ dùng điện, đồ nhôm, đồ nhựa.
Câu 2.Trình bày cách sắp xếp và trang trí nhà bếp.
Câu 3 : Nêu cách trang trí bàn ăn đãi tiệc.
Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
 Duyệt của Ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du
GV ra đề: Dương Thị Hoa
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN CÔNG NGHỆ 9
ĐỀ A
 I/ Trắc nghiệm (3đ)
Mỗi ý chọn đúng 0,5đ
1 – d ; 2 – d
3. Mỗi ý điền đúng 0,5đ
a. Cẩn thận, để đúng nơi quy định thích hợp
b. Kiểm tra tay cầm có chắc chắn không, nếu không phải xiết chặt.
c. Để xa nơi có nhiệt độ cao như: lửa..
d. Cẩn thận, có miếng lót tránh bị đổ, bỏng
ĐỀ B
 I/ Trắc nghiệm (3đ)
Mỗi ý chọn đúng 0,5đ
1 – a ; 2 – d
3. Mỗi ý điền đúng 0,5đ
a. Cẩn thận, để đúng nơi quy định thích hợp
b. Kiểm tra tay cầm có chắc chắn không, nếu không phải xiết chặt.
c. Để xa nơi có nhiệt độ cao như: lửa..
d. Cẩn thận, có miếng lót tránh bị đổ, bỏng
II/ Tự luận: (7đ) dùng cho cả đề A và B
Câu 1: (2đ) Cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ bằng:
- Đồ sắt (inox) (0,5đ)
+ Không đun lửa to.
+ Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu.
+ Không lau chùi bằng đồ nhám.
+ Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit
- Đồ dùng diện (0,5đ):
+ Trước khi sử dụng kiểm tra ổ cắm.
+ Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách
+ Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô
- Đồ nhôm: (0,5đ)
+ Nên cẩn thận khi sử dụng
+ Không để ẩm ướt
+ Không đánh bóng bằng giấy nhám
+ Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối, axit lâu ngày.
- Đồ nhựa (0,5đ)
+ Không để gần lửa
+ Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và thức ăn đang nóng.
+ Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén , phơi khô
Câu 2: (3đ)
*Những công việc cần làm trong nhà bếp: (1,5đ)
- Cất giữ thực phẩm chưa dùng
- Cất giữ dụng cụ làm bếp
- Chuẩn bị sơ chế thực phẩm
- Nấu nướng, thực hiện món ăn.
- Bày dọn thức ăn và bàn ăn
*Những đồ dùng cần thiết để thực hiện công việc nhà bếp (1,5đ)
- Tủ cất giữ thực phẩm hoặc tủ lạnh
- Bàn sửa soạn thức ăn.
- Bàn cắt thái, chậu rửa.
- Bếp đun
- Bàn để các nồi thức ăn vừa nấu xong
- Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn
Câu 3: Cách trang trí bàn ăn đãi tiệc (2đ)
Bàn ăn cần được bài trí trang nhã. Nên dùng khăn màu trắng hoặc trơn. Không nên dùng khăn trải bàn bằng vài hoa to hoặc rằn ri. (0,75)
Giữa ba ...  và nhân đạo.
-Vai trò của Liên hợp quốc:
+Giữ gìn hoà bình và an inh thế giới
+Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa Apacthai.
+Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá.
-Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc:
+Mối quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt nam ngày càng phát triển.
+Nước ta sẽ nhận được sự giúp đỡ to lớn, thiết thực và hiệu quả của Liên hợp quốc trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo vv
Câu 3: (1đ) Xu thế chung nhất của thế giới hiện nay là (Từ “đối đầu” chuyển sang “đối thoại” , hoà bình, hợp tác, phát triển kinh tế. vừa là thời cơ, vừa là thách thức đới với các dân tộc.
Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
 Duyệt của Ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du	 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Mỹ Yêm	 Môn: Ngữ văn 6
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B
 I/ Trắc nghiệm: 4đ
	Đọc đoạn văn với các câu hỏi và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi:
	“..Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói : “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”
	(SGK Ngữ văn 6-Tập 1- trang 19)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A, Con Rồng, cháuTiên	C. Thánh Gióng
B, Bánh Chưng, bánh giầy	D, Sơn Tinh, Thủy Tinh
2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?
A, Ngôi thứ ba	C, Ngôi Thứ nhất
B, Ngôi Thứ Hai	D, ngôi thứ nhất số nhiều
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A, Nghị luận	C, Miêu tả
B, Biểu cảm	D, Tự sự
4. Những từ nào sau đây là từ mượn tiếng Hán?
A, Vội vàng	C, Mừng rỡ
B, Sứ giả	D, cả 3 từ trên
5. Nghĩa của từ “lẫm liệt” được giải thích dưới đây theo cách nào?
Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
A, Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B, đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
C, Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
6. Văn bản “Thánh Gióng” thuộc loại truyện nào?
A, Truyện truyền thuyết	C, Truyện cổ tích
B, Truyện cươì	D, Truyện ngụ ngôn
7. Câu “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”, có mấy cụm danh từ?
A, Hai cụm	C. Bốn cụm
B, Ba cụm	D, Năm cụm
8. Em sẽ chọn từ nào sau đây đề điền vào chỗ trống cho câu: “Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí... làm lớp trưởng”?
A, bầu	C, đề bạt
B, cho	D, từ nào trong 3 từ cũng được.
II/ Tự luận: 6đ
Kể lại một việc làm tốt của em trong mùa hè vừa qua.
Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
 Duyệt của Ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du	 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2007-2008
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Mỹ Yêm	 Môn: Ngữ văn 6
	 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A
 I/ Trắc nghiệm: 4đ
Đọc đoạn văn với các câu hỏi và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi:
	“Bấy giờ có giặc Aân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói : “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”
	(SGK Ngữ văn 6-Tập 1- trang 19)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A, Sơn Tinh, Thủy Tinh	C. Bánh Chưng, bánh giầy
B, Thánh Gióng	D, Con Rồng, cháuTiên
2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?
A, Ngôi thứ nhất	C, Ngôi Thứ ba
B, Ngôi Thứ Hai	D, ngôi thứ nhất số nhiều
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A, Tự sự	C, Biểu cảm
B, Miêu tả	D, Nghị luận 
4. Những từ nào sau đây là từ mượn tiếng Hán?
A, sứ giả	C, vội vàng
B, mừng rỡ	D, cả 3 từ trên
5. Nghĩa của từ “lẫm liệt” được giải thích dưới đây theo cách nào?
Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
A, Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
B, Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
C, Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
6. Văn bản “Thánh Gióng” thuộc loại truyện nào?
A, Truyện truyền thuyết	C, Truyện ngụ ngôn
B, Truyện cổ tích	D, Truyện cươì	
7. Câu “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”, có mấy cụm danh từ?
A, Hai cụm	C. Bốn cụm
B, Ba cụm	D, Năm cụm
8. Em sẽ chọn từ nào sau đây đề điền vào chỗ trống cho câu: “Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí... làm lớp trưởng”?
A, đề bạt	C, bầu
B, cho	D, từ nào trong 3 từ cũng được.
II/ Tự luận: 6đ
Kể lại một việc làm tốt của em trong mùa hè vừa qua
Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
 Duyệt của Ban giám hiệu
TRường THCS Nguyễn Du
GV: Nguyễn Thị Mỹ Yêm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6
I/ Trắc nghiệm: 4 đ. Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5đ
Đề A
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
A
A
A
A
C
C
Đề B
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
D
B
B
A
C
A
II/ Tự luận: 6đ
1. Yêu cầu:
- Đúng thể loại văn tự sự
- Nội dung: kể lại được việc làm tốt trong mùa hè vừa qua. Kể lại sự việc tiêu biểu, đáng nhớ.
-Hình thức: Đầy đủ bố cục 3 phần, rõ ràng, mạch lạc Không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng. Câu đúng ngữ pháp, tránh lặp từ, dùng từ sai. Diễn đạt linh hoạt.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: 
Giới thiệu được việc làm tốt của em.
b. Thân bài: 
-Em đã làm được những việc tốt gì? HS có thể viết về 1 trong những nội dung sau:
+ Giúp đỡ các gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ.
+Dạy học cho trẻ em khó khăn mù chữ.
+ Giúp đỡ bố mẹ, ông bà những công việc có ích.
+Giúp đỡ chăm sóc trẻ mồ côi, làng trẻ SOS
-Em thấy như thế nào khi làm được việc tốt?
à HS kể lại theo dòng hồi tưởng, theo trình tự diễn biến.
c. Kết bài: 
Suy nghĩ của em về việc làm tốt này. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng làm những việc tốt.
3. Biểu điểm cụ thể:
-Điểm 6: Đạt tất cả các yêu cầu trên
-Điểm 5: Đạt những yêu cầu trên có thể mắc 1, 2 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
-Điểm 4: Mức độ đạt thấp hơn, diễn đạt kém hơn
-Điểm 3: Đúng thể loại, câu chuyện còn một số lỗi, kể hời hợt
-Điểm 2: Chưa nắm chắc thể loại, kể câu chuyện chưa rõ ràng, sai phạm nhiều lỗi.
-Điểm 1: Sai về yêu cầu thể loại, bài làm không đạt yêu cầu nội dung.
-Điểm 0: bỏ giấy trắng
Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên ra đề
 Duyệt của Ban giám hiệu
Trường THCS Nguyễn Du	 	 
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Thanh Ải	 ĐÁP ÁN
	 Môn: Lịch sử 9
ĐỀ B
 I/ Trắc nghiệm: 4đ
câu 1: ý (a)
câu 2: ý (a)
câu 3:	 nối 1 với c;	2 với d;	3 với b; 	4 với a.
Câu 4: Điền vào chổ trống: (2đ)
- “ Chiến tranh lạnh”: là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Biểu hiện: Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự , các căn cứ quân sự, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàng áp phong trào giải phóng dân tộc, Liên Xô và các nước XHCN tăng ngân sách quốc phòng và khã năng phòng thủ.
- Hậu quả: Thới giớ luông trong tình trạng căn thẳng(nguy cơ xảy ra chiến tranh thới giớ), các cường quốc tăng cường sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng ngàn căn cứ “quân sự”.
II/ Phần tự luận: (6đ)
Câu 1:Nêu 2 nội dung lớn (2đ).
- Hoàn cảnh: Sau khi dành được độc lập đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực, khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển và ổn định hoà bình khu vực. ngày 8 – 8 – 1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: Inđônêxia, Malaxia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.
- Mục tiêu hoạt động của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung gữa các thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
câu 2: (3đ)
Thông qua hội nghị I anta còn có một quyết định quan trọng khác là thành lập một tổ chức quốc tế mới là liên hợp quốc.
 Nhiệm vụ chính của liên hợp quốc:
+ Duy trì hoà bình và an ninh thới giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị gữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế văn hoá xã hội và nhân đạo.
- Vai trò của liên hợp quốc:
+ Giử gìn hoà bình và an ninh thới giới.
+ Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa ApacThai.
+ Giúp đở các nước phát triển kinh tế, văn hoá.
- Việt Nam là thành viên của liên hợp quốc:
+ Mối quan hệ giửa liên hợp quốc và Việt Nam ngày càng phát triển.
+ Nước ta sẻ được nhận được sự giúp đở to lớn , thiết thực và hiệu quả của liên hợp quốc trên nhiều mặt kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo. vv
Câu 3: (1đ)
Xu thế chung nhất của thới giới hiện nay là ( từ “đối đầu” chuyển sang “đối thoại” , hoà bình hợp tác, phát triển kinh tế, vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc).
	GV ra đề – đáp án
	 Nguyển Thị Thanh Ải

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_cac_mon_lop_9.doc