Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8,9 - Năm học 2010-2011

Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8,9 - Năm học 2010-2011

3/ Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên 2 lần thì công suất hao phí toả nhiệt trên đường dây tải điện thay đổi như thế nào?

A. Tăng 2 lần B. Giảm 4 lần C. Giảm 2 lần D. Tăng 4 lần.

4/ Khi tia sáng truyền từ thuỷ tinh sang không khí thì:

A. Góc tới bằng góc khúc xạ. C. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

B. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới D. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

5/ Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló nào dưới đây?

A. Tia ló có đường kéo dài qua tiêu điểm B. Tia ló cất trục chính tại một điểm nào đó.

C. Tia ló song song trục chính D. Tia ló đi qua tiêu điểm.

6/ Khi vật đặt trong khoảng f < d="">< 2f="" của="" thấu="" kính="" hội="" tụ="" thì="" cho="">

A. Ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật B. Thật, ngược chiều, lớn hơn vật

C. Thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật D. Ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

7/ Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, AB là vật sáng, A’B’ là ảnh thật cùng nằm trên trục chính của thấu kính, d là khoảng cách giữa vật và thấu kính. Trong các vị trí sau đây, vị trí nào cho khoảng cách giữa ảnh và vật là nhỏ nhất?

A. d = f B. d > f C. d = 2f D. d > 2f

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8,9 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2010 – 2011
MÔN VẬT LÝ 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
I/ Khoanh tròn chữ cái của ý đúng nhất trong các câu sau:
1/ Trong các cách sau đây, cách nào làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín
A. Đặt nam châm trước cuộn dây dẫn kín	B. Đặt nam châm trong lòng cuộn dây dẫn kín.
C. Đưa nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây dẫn kín.
D. Cho lõi sắt quay trong cuộn dây dẫn kín.
2/ Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính nào dưới đây?
A. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.	B. Cuộn dây dẫn và nam châm.
C. Ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên.	D. Nam châm vĩnh cữu và hai thanh quét.
3/ Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên 2 lần thì công suất hao phí toả nhiệt trên đường dây tải điện thay đổi như thế nào?
A. Tăng 2 lần	B. Giảm 4 lần	C. Giảm 2 lần	D. Tăng 4 lần.
4/ Khi tia sáng truyền từ thuỷ tinh sang không khí thì:
A. Góc tới bằng góc khúc xạ.	C. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
B. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới	D. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
5/ Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló nào dưới đây?
A. Tia ló có đường kéo dài qua tiêu điểm	B. Tia ló cất trục chính tại một điểm nào đó.
C. Tia ló song song trục chính	D. Tia ló đi qua tiêu điểm.
6/ Khi vật đặt trong khoảng f < d < 2f của thấu kính hội tụ thì cho ảnh:
A. Ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật	B. Thật, ngược chiều, lớn hơn vật
C. Thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật	D. Ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
7/ Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, AB là vật sáng, A’B’ là ảnh thật cùng nằm trên trục chính của thấu kính, d là khoảng cách giữa vật và thấu kính. Trong các vị trí sau đây, vị trí nào cho khoảng cách giữa ảnh và vật là nhỏ nhất?
A. d = f	B. d > f	C. d = 2f	D. d > 2f
8/ Trong trường hợp nào dưới đây, chùm sáng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau?
A. Chùm sáng trắng đi qua một lăng kính
B. Chùm sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.
C. Cho chùm sáng trắng phản xạ trên một gương phẳng.
D. Ánh sáng Mặt trời chiếu vào các bong bóng xà phòng.
9. Câu nào dưới đây không đúng?
A. Vật màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng.	B. Vật màu đen không tán xạ ánh sáng.
C. Vật màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng.
D. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.
II. Điền chữ Đ hoặc chữ S vào ô trống của các câu sau đây:
10. Lăng kính không phải là dụng cụ để phân tích ánh sáng trắng
11. Cấu tạo của mắt hoàn toàn giống cấu tạo của kính hiển vi
12. Thấu kính phân kỳ cho ảnh ảo, cùng chiều nhỏ hơn vật và nằm trong khoảng tiêu cự
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
1. Một máy biến thế có số vòng cuộn thứ cấp là n2 = 2200 vòng, khi đặt hiệu điện thế xoay chiều U1 = 24V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì giữa hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế xoay chiều U2 = 120V.
a/ Máy này là máy tăng thế hay giảm thế. Giải thích?
b/ Tính số vòng n1 của cuộn sơ cấp.
2. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm; vật AB dạng mũi tên cao h = 5cm, đặt vuông góc với trục chính của thấu kính tại A và cách thấu kính một khoảng d = 12cm, cho ảnh A1B1 qua thấu kính.
a/ A1B1 là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Vẽ ảnh A1B1.
b/ Bằng kiến thức hình học, hãy tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến thấu kính.
c/ Tìm vị trí đặt vật để có ảnh thật A2B2 qua thấu kính với tỉ lệ giữa ảnh thật và vật là 
HƯỚNG DẪN GIẢI
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
C
B
B
B
A
B
C
C
C
10. S	11. S	12. Đ
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
1. a/ Là máy tăng thế. Vì U2 > U1.
b/ 
2. a
a/ A1B1 là ảnh ảo vì d < f
Vẽ ảnh A1B1. 
b/ Chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến thấu kính:
Xét ∆FAB ~ ∆FOI
 Mà OI = A1B1; FA = FO – OA
Thay vào (1) suy ra h’ = A1B1 = 25cm
Xét ∆OAB ~ ∆OA1B1
 suy ra d’ = OA1 = 60cm
Từ (1) suy ra FA = 22.5cm. Do vật có ảnh thật nên FA = OA – OF
Hay OA = OF + FA = 22.5 + 15 = 37.5cm
(Có thể làm theo nhiều cách khác nhau vẫn đúng)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2010 – 2011
MÔN VẬT LÝ 8
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
I/ Khoanh tròn chữ cái của ý đúng nhất trong các câu sau:
1/ Dạng năng lượng nào có trong cái cung đã được giương:
a. Thế năng đàn hồi	b. Thế năng hấp dẫn
c. Động năng	d. Thế năng và động năng.
2/ Khi viên đạn được bắn ra từ một nòng súng có những năng lượng nào?
a. Cơ năng	b. Nhiệt năng	c. Hoá năng	d. Cả A và B
3/ Khi tăng cùng một nhiệt độ cho 2 miếng đồng và nhôm có cùng khối lượng, cần cung cấp:
a. Nhiệt lượng cho miếng đồng nhiều hơn	b. Nhiệt lượng cho miếng nhôm nhiều hơn
c. Nhiệt lượng cho miếng nhôm ít hơn	d. Nhiệt lượng cho 2 miếng như nhau.
4/ Năng lượng Mặt trời được truyền xuống đất bằng cách nào sau đây:
a. Đối lưu	b. Dẫn nhiệt qua không khí
c. Bức xạ nhiệt	d. Đối lưu và dẫn nhiệt của không khí.
5/ Đại lượng nào sau đây của vật không đổi khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật thay đổi:
a. Khối lượng	b. Nhiệt độ
c. Thể tích	d. Khối lượng và thể tích
6/ Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu được hiểu là:
a. Nhiệt lượng toả ra do lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
b. Nhiệt lượng toả ra do 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
c. Nhiệt lượng toả ra do 1 kg nhiên liệu dầu bị đốt cháy hoàn toàn.
d. Nhiệt lượng cần để 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
7/ Định luật bảo toàn năng lượng được hiểu như thế nào khi thả miếng nhôm được nung nóng đến 1000C vào cốc đựng nước lạnh?
a. Nhiệt lượng của nước hấp thu bằng tổng nhiệt lượng củanhôm toả ra và nhiệt lượng hao phí.
b. Nhiệt lượng do nước toả ra bằng nhiệt lượng nhôm hấp thu vào
c. Nhiệt lượng nhôm toả ra bằng tổng nhiệt lượng nước hấp thu và nhiệt lượng hao phí.
d. Nhiệt lượng do nhôm toả ra bằng nhiệt lượng do nước hấp thụ.
8/ Khi bơm xe đạp bằng bơm tay, ống bơm bị nóng lên, khi đó trong ống bơm có sự chuyển hoá năng lượng nào:
a. Nhiệt năng thành cơ năng	b. Cơ năng thành nhiệt năng.
c. Thế năng thành nhiệt năng	d. Thế năng thành động năng.
II. Điền chữ Đ hoặc chữ S vào ô vuông trong các câu sau đây:
9/ Đơn vị nhiệt lượng là W
10/ Đơn vị nhiệt năng là Jun
11/ Cơ năng có thể chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt năng.
12/ Đường tan trong nước là hiện tượng khuếch tán
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
1/ Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K nghĩa là gì?
2/ Viết công thức tính nhiệt lượng toả ra, cho biết tên các đại lượng và đơn vị có trong công thức.
3/ a. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 50g dầu hoả trong một bếp dầu. Cho năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.106 J/kg.
b. Bếp dầu có hiệu suất H = 40%. Tính nhiệt lượng có ích do bếp dầu cung cấp.
c. Với nhiệt lượng tính được ở câu b thì có thể đun sôi bao nhiêu lít nước đựng trong ấm nhôm có khối lượng 0,5kg; nhiệt độ ban đầu của nước và ấm là 200C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
I. Trắc nghiệm:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
D
B
C
A
B
C
B
II. 1S, 2Đ, 3Đ, 4Đ
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Nêu đúng ý nghĩa	(1,5 điểm)
Viết đúng công thức
Đủ, đúng tên các đại lượng
Đủ và đúng tên các đơn vị
a/ Viết đúng công thức
Thế số và tính được Qtoả = 2200000J
b/ Viết được công thức H = Qci/Qtp => Qci = H.Qtp
Thế số tính được Qci = 880000J
c/ Viết được công thức tính nhiệt lượng nước và ấm thu vào để nước và ấm tăng từ 200C
Q = mnh.Cnh + mn.Cn(100 – 20)
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q = Qci.
Thế số tính được mn ≈ 2,3kg => V = 2,3l.
Học sinh có thể làm bằng cách khác nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc ky II Ly 8 9 20102011(1).doc