I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : Tự luận
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7, học kì 2.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo 9 bước như minh họa ở bên dưới).
- Xác định khung ma trận:
PHÒNG GD&ĐT LỘC NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : Tự luận Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7, học kì 2. Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo 9 bước như minh họa ở bên dưới). Xác định khung ma trận: Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Văn học Tục ngữ Văn bản nghị luận -C1: Trình bày nội dung khái niệm tục ngữ. - Chép được hai câu tục ngữ đảm bảo về nội dung và hình thức. - C2: Hiểu và nêu được vấn đề nghị luận của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Đồng thời chỉ ra câu văn thể hiện chủ đề của văn bản ấy. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :1 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Số câu:0 Số điểm :0 Tỉ lệ: 0% Số câu:0 Số điểm :0 Tỉ lệ: 0% Số câu:2 2,5 điểm=25% 2. Tiếng Việt - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Biện pháp tu từ -C3: HS nắm được đặc điểm của kiểu câu chủ động, câu bị động; Cách thức chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động. -C4: HS hiểu được thế nào là phép liệt kê. Từ đó, các em có thể vận dụng tạo lập được ngữ cảnh có chứa phép liệt kê. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: Số điểm Tỉ lệ: % Số câu:2 Số điểm :2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu:0 Số điểm :0 Tỉ lệ: 0% Số câu:2 2,5 điểm=25% 3. Tập làm văn Viết bài văn nghị luận về đạo lí làm người và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C5: HS vận dụng những kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận giải thích để giải thích một vấn đề về đạo lí làm người và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:0 Số điểm:o Tỉ lệ: ..% Số câu:0 Số điểm:o Tỉ lệ: ..% Số câu:0 Số điểm :0 Tỉ lệ: 0% Số câu:1 Số điểm :5 Tỉ lệ: 50% Số câu:1 5 điểm=50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu :1 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Số câu:2 Số điểm :2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu:1 Số điểm :5 Tỉ lệ: 50% Số câu:5 Số điểm:10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Tục ngữ là gì? Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm. (1,5 điểm) Câu 2: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” nghị luận về vấn đề gì? Vấn đề đó được thể hiện rõ ở câu văn nào? (1 điểm) Câu 3: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động: - Người lái đò đẩy thuyền ra xa. - Nhiều người tin yêu Hoa. - Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. (1,5 điểm) Câu 4: Hãy đặt một câu văn có sử dụng có sử dụng phép liệt kê một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi. (1 điểm). Câu 5: Tục ngữ có câu: “ Thương người như thể thương thân”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Hãy giải thích. (5 điểm). --------------- Hết ------------- V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Tục ngữ là gì? Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm. (1,5 điểm) Giải thích đúng khái niệm tục ngữ: Tục ngữ: những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động xản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. (1 điểm) Chép được mỗi câu tục ngữ đảm bảo về nội dung và hình thức đạt 0,25 điểm. Đủ hai câu đạt 0,5 điểm. Câu 2: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” nghị luận về vấn đề gì? Vấn đề đó được thể hiện rõ ở câu văn nào? (1 điểm) - Hiểu và nêu được vấn đề nghị luận của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”: Sự giản dị của Bác Hồ. (Đạt 0,5 điểm) Chỉ ra câu văn thể hiện chủ đề của văn bản :Nhan đề và câu đầu của văn bản. (0,5điểm). Câu 3: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động: (1,5 điểm) HS nắm được đặc điểm của kiểu câu chủ động, câu bị động; Cách thức chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động. - Người lái đò đẩy thuyền ra xa. à Thuyền được người lái đó đẩy ra xa. (0,5điểm) - Nhiều người tin yêu Hoa. à Hoa được nhiều người tin yêu. (0,5điểm) - Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. à Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi. Hoặc àNgôi nhà ấy được người ta phá đi. (0,5điểm) Câu 4: Hãy đặt một câu văn có sử dụng có sử dụng phép liệt kê một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi. HS hiểu được thế nào là phép liệt kê. Từ đó, các em có thể vận dụng tạo lập được ngữ cảnh có chứa phép liệt kê. (1 điểm). Câu 5: Tục ngữ có câu: “ Thương người như thể thương thân”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Hãy giải thích. (5 điểm). HS vận dụng những kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận giải thích để giải thích một vấn đề về đạo lí làm người và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Về mặt hình thức : Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. * Về nội dung : a) Mở bài : (1 điểm) - Giới thiệu vấn đề cần giải thích. (0,5 điểm) - Định hướng cho sự giải thích. (0,5 điểm) b) Thân bài : (3 điểm) - Giải thích nội dung, ý nghĩa : Đây là lời khuyên chí tình nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương, giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. (1,5 điểm) - Tại sao yêu thương người như thể yêu thương chính bản thân mình ? (1 điểm) - Điều này được biểu hiện như thế nào ? ( 0,5 điểm). c) Kết bài : (1 điểm) - Câu tục ngữ là bài học về đạo lí làm người. (0,5điểm) - Chúng ta phải phát huy truyền thống tốt đẹp này. (0,5 điểm) * Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm. * Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả: 1 điểm * Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm. Đồng Xoài, ngày 23 tháng 02 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Thị Tuyết --------------- Hết -------------
Tài liệu đính kèm: