Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 7 - Trường THCS Long Tuyền

Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 7 - Trường THCS Long Tuyền

I/ PHẦN TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM)

 Câu 1: (2điểm)

 Thế nào là câu chủ động và câu bị động? ( 2điểm)

Câu 2:(2điểm)

Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của đức tính này trong cuộc sống? ( 2điểm)

II/PHẦN TẬP LÀM VĂN ( 6 ĐIỂM)

 Đề bài :

 Em hãy giải thích câu ca dao:

 “Bầu ơi thương lấy bí cùng

 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 7 - Trường THCS Long Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN BÌNH THỦY
TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NĂM HỌC 2010-2011)
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút(không kể phát đề)
I/ PHẦN TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM)
 Câu 1: (2điểm)
 Thế nào là câu chủ động và câu bị động? ( 2điểm)
Câu 2:(2điểm) 
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của đức tính này trong cuộc sống? ( 2điểm)
II/PHẦN TẬP LÀM VĂN ( 6 ĐIỂM)
 Đề bài : 
 Em hãy giải thích câu ca dao:
 “Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NĂM HỌC 2010-2011)
MÔN: NGỮ VĂN 7
I/ PHẦN TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM)
 Câu 1: (2điểm)
-Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động) ( 1điểm)
-Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động). ( 1điểm)
Câu 2:(2điểm) 
– Giản dị: sống một cách đơn giản tự nhiên trong cuộc sống, trong lời ăn tiếng nói. Đó là một nét đẹp trong nhân cách ( 1điểm)
- Ý nghĩa: sống giản dị dễ hòa đồng với mọi người, dễ được mọi người giúp đỡ, phải có ý thức mới đạt được sự giản dị. ( 1điểm )
II/PHẦN TẬP LÀM VĂN( 6 ĐIỂM)
1.Yêu cầu về kĩ năng: 
- Hs biết cách làm một bài văn nghị luận .
- Bài văn phải có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, văn viết có hình ảnh và cảm xúc, dùng từ chính xác, ít mắc các lỗi chính tả thông thường.
2.Yêu cầu về nội dung:
 - Giới thiệu khái quát câu tục ngữ.
 - Giải thích nghĩa đen câu cao dao (1 đ)
 - Suy ra nghĩa bóng của câu ca dao (1 đ)
 - Liên hệ sâu câu ca dao với đời sống (2 đ)
 - Khẳng định lại giá trị câu ca dao và liên hệ bản thân (1đ)
* Thang điểm:
	-Điểm 6: Đạt yêu cầu trên, bài viết phong phú, đa dạng.
	-Điểm 5: Đạt yêu cầu các phần trên, sai 2,3 lỗi chính tả, ngữ pháp.
	-Điểm 3: Bài viết trình bày được, thuyết minh chưa hay, chưa kết hợp đầy đủ về cấu tạo, công dụng, chất liệu, sai 5,6 lỗi chính tả, câu.
	-Điểm 1: Bài viết sơ sài, chưa diễn tả về nội dung, thiếu mạch lạc, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
	-Điểm 0: Chưa nhận biết được đề bài, bỏ giấy trắng.
	-Các điểm còn lại căn cứ vào giữa các điểm trên.
	* Lưu ý: 
	Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, hướng dẫn cơ bản. Khi vận dụng để chấm cần trao đổi, bàn bạc để linh hoạt từng bài làm của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvăn 7.doc