Đề kiểm tra học kì II Môn: Lịch Sử Khối 6 - Trường THCS Quang Trung

Đề kiểm tra học kì II Môn: Lịch Sử Khối 6 - Trường THCS Quang Trung

I/ Phần trắc nghiệm ( 7đ): Chọn đáp án đúng nhất:

 1. Kinh đô nước ta dưới thời Trưng Vương là:

 a. Cổ Loa c. Mê Linh

 b. Bạch Hạc d. Phong Khê

 2. Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

 a. Giành độc lập cho dân tộc

 b. Nối lại nghiệp xưa của các vua Hùng

 c. Trả thù cho chồng

 d. Cả 3 ý trên đều đúng

 3. Tên gọi của nước ta vào giữa thế kỉ I, giữa thế kỉ VI là:

 a. Giao Chỉ c. Âu Lạc

 b. Giao Châu d. Cửu Chân

 4. Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, bắt dân ta nói tiếng Hán nhằm mục đích gì ?

 a. Để thuận lợi trong giao tiếp c. Để dân ta biết đọc chữ Hán

 b. Để dân ta khỏi mù chữ d. Để đồng hoá dân ta

 5. Chính sách thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nước ta là;

 a. Bóc lột nhân dân ta

 b. Đổi nước ta thành các quận, huyện của Trung Quốc

 c. Đồng hoá nhân dân ta

 d. Đàn áp, khủng bố nhân dân ta

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Môn: Lịch Sử Khối 6 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Trường THCS Quang Trung
	Người ra đề: Trương Thị Minh Yến
Đề kiểm tra học kì II/ 2007
Môn: Lịch Sử Khối 6
	I/ Phần trắc nghiệm ( 7đ): Chọn đáp án đúng nhất:
	1. Kinh đô nước ta dưới thời Trưng Vương là:
	a. Cổ Loa	c. Mê Linh
	b. Bạch Hạc	d. Phong Khê
	2. Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
	a. Giành độc lập cho dân tộc
	b. Nối lại nghiệp xưa của các vua Hùng
	c. Trả thù cho chồng
	d. Cả 3 ý trên đều đúng
	3. Tên gọi của nước ta vào giữa thế kỉ I, giữa thế kỉ VI là:
	a. Giao Chỉ	c. Âu Lạc
	b. Giao Châu	d. Cửu Chân
	4. Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, bắt dân ta nói tiếng Hán nhằm 	mục đích gì ?
	a. Để thuận lợi trong giao tiếp	c. Để dân ta biết đọc chữ Hán
	b. Để dân ta khỏi mù chữ	d. Để đồng hoá dân ta
	5. Chính sách thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nước ta là;
	a. Bóc lột nhân dân ta
	b. Đổi nước ta thành các quận, huyện của Trung Quốc
	c. Đồng hoá nhân dân ta
	d. Đàn áp, khủng bố nhân dân ta
	6. Hai Bà Trưng đã hy sinh ở:
	a. Núi Tùng ( Hậu lộc, Thanh Hoá)	c. Cấm Khê ( Ba Vì, Hà Tây )
	b. Hát Môn ( Hà Tây, Hà Nội )	d. Mê Linh ( Hà Tây, Vĩnh Phúc)
	7. Bà Triệu nổi dậy khởi nghĩa vào năm:
	a. Năm 40	b. Năm 428	c. Năm 248	d. Năm 284
	8. Bà Triệu khởi nghĩa chống quân giặc nào:
	a. Nam Hán	b. Đông Hán	c. Ngô	d. Tần
	9. Những cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta dưới ách đô hộ của nhà Đường 	trong các thế kỉ VII- IX là:
	a. Khởi nghĩa Lý Bí ( năm 542)
	b. Khở nghĩa Mai Thúc Loan ( năm 722)
	c. khởi nghĩa Phùng Hưng ( 776 – 791 )
	d. Cả b, c đều đúng
	10. Dạ Trạch Vương là ai:
	a. Lí Bí	b. Mai Thúc Loan	c. Triệu Quang Thục	d. Ngô Quyền
	11. Người được nhân dân tôn kính gọi là Bố Cái Đại Vương là:
	a. Mai Thúc Loan	c. Lí Bí
	b. Triệu Quang Thục	d. Phùng Hưng
	12. Ở các thế kỉ I – VI bọn phong kiến phương Bắc đã đưa những tôn giáo nào 	vào nước ta:
	a. Đạo Nho ( Nho giáo)	c. Nho giáo, đạo giáo & phật giáo
	b. Thiên chúa giáo	d. Nho giáo & đạo giáo
	13. Giá trị văn hoá nghệ thuật đặc sắc của người Chăm đã được UNESCO công nhận 	di sản văn hoá thế giới là:
	a. Tháp Chăm ( Phan Rang) 	c. Khu Thánh Địa Mĩ Sơn ( Quảng Nam)
	b. Chữ viết	d. Cả a, b đều đúng
	14. Cách đánh của Triệu Quang Thục trong cuọcc kháng chiến chống quân Lương là:
	a. Phản công quyết liệt bất kể ngày đêm
	b. Ban ngày ẩn nấp, ban đêm đánh úp trại giặc
	c. Cho quân mai phục khắp nơi
	d. Ban đêm ẩn nấp, ban ngày đánh giặc
	II/ Phần tự luận: ( 3đ )
	Câu 1: ( 1,5 đ )
	Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lí Bí đã làm gì? Việc Lí Bí xưng đế có ý nghĩa gì?
	Câu 2: ( 1,5 đ )
	Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được phong tục, tập quán gì? Ý 	nghĩa của đều này?
Đáp án sử 6
	I/ Phần trắc nghiệm 7 điểm, đúng mỗi câu 0,5 điểm
	1. c	8. c
	2. d	9. d
	3. b	10. c
	4. d	11. d
	5. c	12. c
	6. c	13. c
	7. c	14. b
	II/ Phần tự luận 3 điểm, mỗi câu 1,5 điểm
	1/ những việc làm của Lí Bí:
	Lí Bí lên ngôn Hoàng Đế
	Đặt tên nước: Vạn Xuân
	Xây dựng kinh đô ở miền Cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội )
	Thành lập & củng cố triều đình
Việc Lí Bí xưng đế có ý nghĩa: Khẳng định nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai & không lệ thuộc vào Trung quốc
Khẳng định nền độc lập của dân tộc
	2/ Vẫn giữ được tiếng nói, phong tục & nếp sống với những đặc trưng riêng của dân 	tộc như: Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, bánh chưng, bánh dày
Ý nghĩa: Thể hiện sức sống mãnh liệt về mọi mặt của dân tộc ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docSU-6-QT.doc