Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thành Trung

Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thành Trung

2. Một học sinh đang ghi bài bằng bút bi, lực ma sát xuất hiện giữa ngòi bút bi và mặt tờ giấy là lực ma sát nào?

A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát nghỉ.

C. Lực ma sát lăn . D. Lực cả 3 loại lực ma sát.

3. Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn:

A. Khác nhau B. Phụ thuộc trọng lượng riêng

C. Bằng nhau. D. Không thể xác định.

4. Một người đi bộ trên quãng đường s1 mất thời gian t1, đi quãng đường tiếp theo s2 mất thời gian t2. Vận tốc trung bình của người ấy trên cả hai quãng đường s1 và s2 là:

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thành Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Họ tên:
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: VẬT LÍ 8 (CHUẨN)
Thời gian làm bài: 45 phút
Lớp: 8
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI: 
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: (3.0 điểm)
1. Lực nào trong các lực sau đây không phải là áp lực?
	A. Trọng lượng của bạn học sinh đang ngồi trên ghế.
	B. Lực kéo của hai đội tác dụng lên dây khi đang kéo co.
C. Lực của đầu búa tác dụng lên đầu đinh khi đóng đinh.
	D. Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ khi đóng đinh.
2. Một học sinh đang ghi bài bằng bút bi, lực ma sát xuất hiện giữa ngòi bút bi và mặt tờ giấy là lực ma sát nào?
A. Lực ma sát trượt. 	B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát lăn .	 	D. Lực cả 3 loại lực ma sát.
3. Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn:
A. Khác nhau B. Phụ thuộc trọng lượng riêng 
C. Bằng nhau. 	D. Không thể xác định.
4. Một người đi bộ trên quãng đường s1 mất thời gian t1, đi quãng đường tiếp theo s2 mất thời gian t2. Vận tốc trung bình của người ấy trên cả hai quãng đường s1 và s2 là:
A. B. C. D. 
5. Bạn Hùng có trọng lượng là 300N, diện tích tiếp xúc của bàn chân với mặt sàn là 0,02m2. Áp suất do bạn ấy tác dụng lên mặt sàn là:
A. 600 N/m3	 B. 15000N/m3	 C. 6000N/m3	D. 1500N/m3
6. Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng?
A. p = . 	 B. p = d.h.	 C. p = .	D. p = F.s.	
II. Giải các bài tập sau: (7.0 điểm)
7. Chuyển động cơ học là gì? Nêu ví dụ minh họa.
8. a) Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng thì vật đó chịu tác dụng của những lực nào?
 b) Hãy nêu điều kiện vật nổi, vật chìm và vật lơ lửng khi vật nhúng trong lòng chất lỏng.
9. Một vật có thể tích là 100cm3 được thả chìm vào trong nước. Hãy tính lực đẩy Ác si mét tác dụng vào vật đó. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3.
10. Một chiếc xe cày chuyển động đều với vận tốc 10km/h và lực kéo 800N trong 15phút. Công thực hiện của xe cày trong trường hợp này là bao nhiêu kJ?
----------------------HẾT----------------------
A. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
1. Trọng số nội dung kiểm tra theo PPCT.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số bài kiểm tra
LT
VD
LT (%)
VD (%)
Cơ học
18
13
9,1
8,9
50,56
49,44
Tổng
18
13
9,1
8,9
50,56
49,44
2. Tính số câu hỏi cho các chủ đề
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu 
(Chuẩn cần kiểm tra)
Điểm
số
T. Số
TNKQ
TL
Cấp độ 1,2
(Lý thuyết)
Cơ học
50,56
5,056 5
3
(1,5đ-6’)
2
(3đ-13’)
4,5
(19’)
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
Cơ học
49,44
4,944 5
3
(1,5đ-6’)
2
(4đ-20’)
5,5
(26’)
Tổng
100
10
6
(3đ-12’)
4
(7đ-33’)
10
(45’)
3. Ma trận đề
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cơ Học
(6 tiết)
1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
2. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. 
3. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
4. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
5. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
6. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
7. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
8. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
9. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
10. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
11. Nêu được lực là một đại lượng vectơ
12. Nêu được quán tính của một vật là gì?
13. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.
14. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức tính áp suất: . Đơn vị áp suất là paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2
15. Mô tả được hiện tượng (hoặc ví dụ) chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, thành bình và mọi điểm trong lòng nó.
16. Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau.
17. Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h
18. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao.
19. Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng. Mỗi ống có 1 pít tông.
20. Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng 1 lực f lên pít tông A, lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông B và gây ra lực F nâng pít tông B lên.
21. Mô tả được 2 hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. 
22. Công thức lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
23. Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì:
+ Vật chìm xuống khi: FA < P.
+ Vật nổi lên khi: FA > P.
+ Vật lơ lửng khi: P = FA 
24. Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si–mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V; trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
25. Nêu được ví dụ về lực khi thực hiện công và không thực hiện công.
26. Công thức tính công cơ học: A = F.s. Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J. 1J = 1N.1m = 1Nm
27. Vận dụng được công thức tính tốc độ .
28. Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
29. Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
30. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
31. Vận dụng được công thức để giải các bài toán, khi biết trước giá trị của hai đại lượng và tính đại lượng còn lại.
32. Giải thích được 2 trường hợp cần làm tăng hoặc giảm áp suất.
33. Vận dụng công thức p = d.h để giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến áp suất chất lỏng và giải được bài tập tìm giá trị một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng kia
34. Vận dụng được công thức FA = V.d để giải các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng F, V, d và tìm giá trị của đại lượng còn lại.
35. Vận dụng được công thức A = F.s để giải được các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng trong công thức và tìm đại lượng còn lại.
36. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
Số câu hỏi
1
C5.1
1
C1,6.7
2
C13.2
C16.3 
1
C23.8
3
C28.4
C31.5
C33.6
2
C34.9
C27,35.10
10
Số điểm
0,5
1,5
1,0
1,5
0,5
4
10
TS
câu hỏi
2
2,5
3
10
TS điểm
2,0
2,5
4,5
10,0 (100%)
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. 
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: (3.0 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN ĐÚNG
B
C
C
A
B
B
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
II. Giải các bài tập sau: (7.0 điểm)
7. (1.5 điểm)
 Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
 Ví dụ: Chiếc xe máy đang chạy trên đường thì chiếc xe đó chuyển động so với cây cối ven đường.
8. (1.5 điểm)
 a) Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng thì vật đó chịu tác dụng của hai lực là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA).
 b) Điều kiện vật nổi, vật chìm và vật lơ lửng khi vật nhúng trong lòng chất lỏng: 
+ Vật chìm xuống khi: FA < P.
+ Vật nổi lên khi: FA > P.
+ Vật lơ lửng khi: P = FA 
9. (2.0 điểm)
Tóm tắt:
Giải:
V = 100cm3 
 = 10-4m3
d = 10 000N/m3
FA = ?N
 Lực đẩy Ác si mét tác dụng vào vật đó là:
 FA = d.V = 10-4.10 000 = 1(N)
 FA = 1(N)
 Đáp số: 1N
10. (2.0 điểm
Tóm tắt:
Giải:
v = 10km/h
F = 800N
t = 15phút = 0,25h
A = ?kJ
 Quãng đường xe cày đi được trong 15 phút là:
 s = v.t = 10.0,25 = 2,5(km)
 s = 2,5(km)
 Công thực hiện của xe cày là:
 A = F.s = 800.2,5 = 2000(kJ)
 A = 2000(kJ)
 Đáp số: 2000 kJ
Buôn Hồ, ngày 09 tháng 12 năm 2011
Người ra đề:
Nguyễn Thành Trung

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KTHKIMT VL8 20112012.doc