Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trần Hoàng Vân

Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trần Hoàng Vân

Câu 5. Trong các cách tăng, giảm áp suất sau, cách nào là không đúng?

A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

D. Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.

Câu 6. Càng lên cao, áp suất khí quyển

A. Càng tăng. C. Không thay đổi.

B. Càng giảm. D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.

Câu 7. Lực đẩy ác-si-mét phụ thuộc vào:

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và vật.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật.

D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trần Hoàng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Mù Cang Chải
Trường THCS Chế Cu Nha
Kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011
Môn: Vật lý 8
Thời gian: 45’ (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:.. Lớp: Điểm:..
Đề bài
I. Trắc nghiệm (4 điểm) (Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng)
Câu1. Có 1 ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ?
 A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
 B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
 C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
 D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 2. Đơn vị của vận tốc là:
 A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m
Câu 3. Một vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ:
Tiếp tục đứng yên.
Chuyển động thẳng đều.
Đứng yên sau đó chuyển động thẳng đều.
Chuyển động thẳng đều sau đó đứng yên.
Câu 4. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
 Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
 Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
 Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
 Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 5. Trong các cách tăng, giảm áp suất sau, cách nào là không đúng?
Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Câu 6. Càng lên cao, áp suất khí quyển
Càng tăng. C. Không thay đổi.
Càng giảm. D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.
Câu 7. Lực đẩy ác-si-mét phụ thuộc vào :
Trọng lượng riêng của chất lỏng và vật.
Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Trọng lượng riêng và thể tích của vật.
Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 8. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy ác-si-mét có cường độ bằng :
Trọng lượng của vật.
Trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
II.Tự luận (6 điểm)
Câu 1. Phát biểu định luật về công.
Câu 2. Đầu tầu hỏa kéo toa xe với lực F = 1000 N làm toa xe đi được 200m. Tính công của lực kéo đầu tầu.
Đáp án và biểu điểm
I.Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
A
C
B
B
B
D
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) 
-Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 2. (4 điểm)
*Tóm tắt : (0,5 điểm)
F = 1000N
s = 200m
A = ?
Giải
Công của lực kéo đầu tầu là:
A = F.s = 1000 . 200 = 200000 (J) = 200 (kJ) (3,25 điểm) 
 Đáp số: 200000 (J) = 200 (kJ) (0,25 điểm)
Chế Cu Nha, ngày 7 tháng 12 năm 2010
 Người ra đề
 Trần Hoàng Vân

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra HK1 20102011.doc