Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022

Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của HS trong chương II về công cơ học, công suất và cấu tạo chất.

2. Phẩm chất:

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm: Có ý thức nỗ lực trong học tập, cố gắng hoàn thành tốt bài kiểm tra.

- Trung thực: Trung thực trong khi làm bài kiểm tra.

3. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực tính toán.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTDT BT TH-THCS
TU MƠ RÔNG
TỔ TỰ NHIÊN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Vật lý Lớp 8
Tuần 26 Tiết 26
Ngày soạn đề: 10/03/2022
Ngày kiểm tra: 18/03/2022
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của HS trong chương II về công cơ học, công suất và cấu tạo chất.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm: Có ý thức nỗ lực trong học tập, cố gắng hoàn thành tốt bài kiểm tra.
- Trung thực: Trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
3. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tính toán.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức: Trắc nghiệm 70%, tự luận 30%.
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
(TNKQ)
Thông hiểu
(TNKQ)
Vận dụng
Cộng
Vận dụng
(Tự luận)
Vận dung cao
(Tự luận)
Công cơ học
Nhận biết được trong trường hợp nào có công cơ học.
- Phát biểu đúng về công cơ học.
- Nêu được đơn vị đo của công cơ học.
Vận dụng công thức A = F.s để giải bài tập tính công của một vật.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3
1,5
15%
2
1
10%
1
2
20%
6
4,5
45%
Công suất
- Phát biểu được khái niệm công suất.
- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
- Tính được công suất của đối tượng làm việc.
So sánh được công suất giữa các đối tượng làm việc.
Vận dụng công thức = để giải bài tập tính công suất của một đối tượng làm việc.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3
1,5
15%
2
1
10%
1
1
10%
6
3,5
35%
Cấu tạo chất
Khoảng cách giữa các phân tử khi tăng áp suất và nhiệt độ.
Nêu được tính chất của các phân tử khí.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1
10%
2
1
10%
4
2
20%
Tống số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
8
4
40%
6
3
30%
1
2
20%
1
1
10%
16
10
100%
 ĐỀ:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Chọn một đáp án đúng cho mỗi câu sau (Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm):
Câu 1. Một học sinh lớp 8 đẩy một xe rùa chở đất từ điểm A đến điểm B, đổ đất xuống, sau đó đẩy xe không về lại điểm A. Chọn câu đúng:
A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường bằng nhau.
B. Công ở lượt đi lớn hơn công ở lượt về vì lực kéo lớn hơn.
C. Công ở lượt về lớn hơn vì đi xe không nên nhanh hơn.
D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì lực kéo nặng hơn nên đi chậm hơn.
Câu 2. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học ?
A. Quả bưởi rơi từ cành cây xuống.
B. Lực sĩ cử tạ đang giữ cho quả tạ ở tư thế đứng yên trên cao.
C. Một vật sau khi trượt hết 01 mặt phẳng nghiêng thì sau đó trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang không ma sát.
D. Hành khách ra sức đẩy 01 chiếc xe khách bị chết máy nhưng xe vẫn không chuyển động được.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Jun là công của một lực làm vật di chuyển được 1m.
B. Jun là công của lực làm dịch chuyển một vật có khối lượng là 1kg đi một đoạn đường dài 1m.
C. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển một vật đi một đoạn đường dài 1m.
D. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển vật một đoạn đường dài 1m theo phương của lực.
Câu 4. Một vật trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m. Công của trọng lực trong trường hợp này là:
A. 1J; B. 0J; C. 2J; D. 0,5J.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây có công cơ học ?
A. Khi có lực tác dụng vào vật.
B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.
C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.
D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.
Câu 6. Công suất là:
A. Công thực hiện được trong một giây.
B. Công thực hiện được trong một ngày.
C. Công thực hiện được trong một giờ.
D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Câu 7. Hai bạn Nam và Long mỗi bạn kéo 01 gàu nước từ dưới giếng lên vào cùng 01 thời điểm. Long kéo gàu nước nặng gấp đôi của Nam. Thời gian kéo gàu nước của Nam lên bằng ½ thời gian của Long. Chọn câu đúng: 
A. Công suất của Long lớn hơn vì gàu nước của Long nặng gấp đôi.
B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng ½ thời gian của Long.
C. Công suất của Nam và Long là như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 8. Trên 01 máy kéo có ghi: 10 CV. Nếu coi 1CV = 736W thì ý nghĩa của con số đó là:
A. Máy kéo có thể thực hiện công 7.360kW trong 01 giờ.
B. Máy kéo có thể thực hiện công 7.360W trong 01 giây.
C. Máy kéo có thể thực hiện công 7.360kJ trong 01 giờ.
D. Máy kéo có thể thực hiện công 7.360J trong 01 giây.
Câu 9. Một cần cẩu nâng một vật nặng 1.500N lên độ cao 2m trong 5s. Công suất của cần cẩu là:
A. 1500W B. 750W; C. 600W; D. 300W.
Câu 10. Cần cẩu thứ nhất nâng một vật nặng 4000N lên cao 2m trong 4s. Cần cẩu thứ hai nâng một vật nặng 2000N lên cao 4m trong 2s. So sánh công suất của hai cần cẩu.
A. 1 > 2; B.1 = 2; C. 1 < 2; D. Không so sánh được.
Câu 11. Dùng pít-tông để nén khí trong xi-lanh thì:
A. Kích thước mỗi phân tử khí giảm.
B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.
C. Khối lượng mỗi phân tử khí giảm.
D. Số phân tử khí giảm.
Câu 12. Khi nhiệt độ của 01 miếng đồng tăng thì:
A. Thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng.
B. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.
C. Số nguyên tử đồng tăng.
D. Cả 3 khẳng định trên đều sai.
Câu 13. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử khí:
A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.
D. Chuyển động có trật tự và tuân theo quy luật.
Câu 14. Đối với không khí trong 01 lớp học thì khi nhiệt độ tăng:
A. Kích thước các phân tử không khí tăng.
B. Vận tốc chuyển động các phân tử không khí tăng.
C. Khối lượng không khí trong phòng tăng.
D. Thể tích không khí trong phòng tăng.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây xuống mặt đất cách 6m. Tính công của trọng lực ?
Câu 2. (1,0 điểm) Tính công suất của một người đi bộ nếu trong 2 giờ, người đó đi được 10.000 bước chân, mỗi bước chân thực hiện một công là 40J ?
 ------------------------------ Hết ------------------------------ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
A
C
D
C
A
C
D
C
C
B
B
D
B
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
(2 điểm)
- Trọng lượng của quả dừa:
F = 10m = 10.2 = 20N
- Công của trọng lực:
A = F.s = 20.6 = 120J
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(1 điểm)
- Công của người đó trong 10.000 bước chân:
 A = 10.000.40 = 400.000J
- Công suất của người đó trong 2 giờ:
 = = = 55,6J
0,25
0,25
0,25
0,25
Ngày tháng năm 2022
Duyệt của chuyên môn
Lê Văn Quốc
Ngày tháng năm 2022
Duyệt của Tổ trưởng
Nguyễn Hoàng Mai Linh
Ngày 10 tháng 03 năm 2022
Giáo viên bộ môn
 Phạm Đình Dũng

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_2_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2021_2022.docx