Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thắng Sơn

Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thắng Sơn

I. MA TRẬN:

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1 khi kết thúc nội dung: Bài 33 Thân nhiệt

- Thời gian làm bài: 45 phút

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao

+ Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 8 câu hỏi: nhận biết: 6 câu, thông hiểu: 2), mỗi câu 0,5 điểm

+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết:1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

- Nội dung nửa đầu học kì 1: 35% (3,5 điểm)

- Nội dung nửa sau học kì 1: 65% (6,5 điểm)

Khung ma trận:

 

docx 9 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thắng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THẮNG SƠN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I 
MÔN SINH HỌC 8 - NĂM HỌC 2022 – 2023
I. MA TRẬN: 
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1 khi kết thúc nội dung: Bài 33 Thân nhiệt 
- Thời gian làm bài: 45 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)
- Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao
+ Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 8 câu hỏi: nhận biết: 6 câu, thông hiểu: 2), mỗi câu 0,5 điểm 
+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết:1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
- Nội dung nửa đầu học kì 1: 35% (3,5 điểm)
- Nội dung nửa sau học kì 1: 65% (6,5 điểm)
Khung ma trận:
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câu
Tổng điểm %
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1. Khái quát về cơ thể người
(5 tiết)
1
1
0,5
5%
2. Vận động
(6 tiết)
1
1
2
1,0
10%
3. Tuần hoàn
(7 tiết)
1 (2,0)
1
2,0
20%
4. Hô hấp
(4 tiết)
1
1 (2,0)
1
1
2,5
25%
5. Tiêu hóa
(7 tiết)
1 (1,0)
2
1
1 (1,0)
2
3
3,5
35%
6. Trao đổi chất và năng lượng
(3 tiết)
1
1
0,5
5%
Tổng Số câu 
1
6
1
2
1
0
1
0
4
8
12
Điểm số
1,0
3,0
2,0
1,0
2,0
1,0
6,0
4,0
10,0
%
40%
30%
20%
10%
60%
40%
100%
II. BẢN ĐẶC TẢ 
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số câu hỏi
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
TN
1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI (5 tiết)
- Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
- Bài 3: Tế bào
- Bài 4: Mô
- Bài 6: Phản xạ
Nhận biết
- Kể được tên các hệ cơ quan
- Xác định vị trí các cơ quan trong cơ thể.
- Nắm các phần của cơ thể người.
- Nêu được tên các hệ cơ quan và chức năng từng hệ cơ quan.
1
C1
- Nêu được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm màng tế bào, TBC, nhân.
- Hiểu được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể.
- Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.
Thông hiểu
- Hiểu được chức năng của tế bào trong cơ thể.
- Nắm được chức năng của ti thể.
- HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
- Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
Vận dụng
- Giải thích được vai trò điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết đối với các cơ quan trong cơ thể.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể.
2. VẬN ĐỘNG (6 tiết)
- Bài 7: Bộ xương
- Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
- Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
- Bài 10: Hoạt động của cơ
- Bài 11: Tiến hóa của vận động.
- Bài 12: Vệ sinh hệ vận động
Nhận biết
- Trình bày được các thành phần chính của bộ xương
- Xác định được vị trí các xương chính trên ngay cơ thể mình
- Mô tả cấu tạo, chức năng của 1 xương dài và xương ngắn
1
C2
- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.
- Biết được cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ
- Biết được số lượng cơ trên cơ thể người
Thông hiểu
- Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình dạng và cấu tạo 
- Nắm được mối tương quan giữa biên độ co cơ với khối lượng của vật di chuyển
- Giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
- Hiểu được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ, biện pháp rèn luyện cơ
1
C3
- Chứng minh được sự tiến hoá về hệ vận động của người so với động vật.
- Biết cách sơ cứu cho người bị gãy xương cánh tay.
Vận dụng
- Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
- Chứng minh được cơ co sinh ra công, công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển
- Vận dụng sự hiểu biết vào giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật.
Vận dụng cao
- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ từ đó mà vận dụng vào đời sống thường xuyên luyện tập TDTT
- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ từ đó mà vận dụng vào đời sống thường xuyên luyện tập TDTT
3. TUẦN HOÀN (7 tiết)
- Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
- Bài 14: Bạch cầu- Miễn dịch
- Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- Bài 17: Tim và mạch máu
- Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. - - Bài 19: Vệ sinh hệ tuần hoàn.
Nhận biết
- Biết được các thành phần của máu.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Nêu được vai trò của môi trường trong cơ thể.
- Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu khỏi các tác nhân gây nhiễm. 
- Trình bày được khái niệm miễn dịch.
- Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
- Nêu ý nghĩa của sự truyền máu.
- Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng
- Trình bày được sơ đồ vận chuyển màu và bạch huyết trong cơ thể
- Nêu được khái niệm huyết áp.
- Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh.
- Nêu được chu kì co dãn của tim
- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
Thông hiểu
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Giải thích được cơ chế của vacxin
- Hiểu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút). Tính được nhịp tim của mỗi người
- Xác định vị trí của tim trong lồng ngực.
- Hiểu được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch: 
- Giải thích được nguyên tắc truyền máu
- Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. 
- Hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.
Vận dụng
- Giải thích được việc người được miễn dịch sau khi tiêm vacxin phòng bệnh
1
C9
- Vẽ được sơ đồ truyền máu và vận dụng được nguyên tắc truyền máu
- Giải thích màu sắc của máu. Khi mất máu do tiêu chảy, lao động nặng máu lưu thông dễ dàng không.
- Biết cách giữ máu không đông.
- Biết cách xử lí khi gặp những vết thương nhỏ chảy máu.
- Biết cách xử lí khi bị máu khó đông.
- Biết cách phòng tránh để không bị đông máu trong mạch
Vận dụng xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hạn chế các bệnh về tim
- Tính được chu kì co dãn của tim trong 1 phút
- Xác định động mạch và tĩnh mạch trên cơ thể. Dấu hiệu nhận biết chúng
- Đếm số nhịp tim trên một phút của bản thân.
Vận dụng các biện pháp bảo vệ hệ tim mạch
Vận dụng cao
- Giải thích được vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi
- Thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu cho các thành viên trong gia đình.
4. HÔ HẤP (4 tiết)
Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp
- Bài 21. Hoạt động hô hấp
- Bài 22. Vệ sinh hô hấp
- Bài 23. Thực hành: Hô hấp nhân tạo 
Nhận biết
- Trình bày khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.
1
C4
- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm:khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trử và khí cặn).
- Trình bày được phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường
- Nêu được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp
- Hiểu rõ được cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.
Thông hiểu
- Xác định được trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người
- Mô tả các chức năng của chúng.
- Phân biệt, thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách
- Đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí
1
C10
- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
Vận dụng
- Liên hệ thực tế ý nghĩa của hô hấp với sự sống
- Kể các bệnh chính về hô hấp (viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản). Nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
- Biết được phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
5. TIÊU HÓA (7 tiết)
- Bài 24. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
- Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng
- Bài 26. TH: T/h HĐ của enzim trong nước bọt
- Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày
- Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non
- Bài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
- Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa
Nhận biết
- Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, các hoạt động trong quá trình tiêu hóa, vai trò của tiêu hóa với con người.
1
C5
- Trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học (miệng) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
1
C6
- Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho Enzim hoạt động.
- Biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.
- Trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày 
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của ruột non
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non đến các cơ quan, tế bào.
- Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng.
- Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể.
- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ tác hại của nó.
1
C11
- Kể một số bệnh về đường tiêu hóa
Thông hiểu
- Xác định được trên mô hình các cơ quan tiêu hóa của hệ tiêu hóa ở người
- Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.
1
C7
- Trình bày được các hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
- Phân tích được các đặc điểm cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng nghiền nát thức ăn
- Phân tích được các đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
- Nắm được biện pháp hạn chế bệnh về đường tiêu hóa
Vận dụng
- Vận dụng giải thích hiện tượng thực tiễn về bệnh tiêu hóa.
1
C12
Vận dụng cao
- Chỉ ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả
6. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (3 tiết)
- Bài 31. Trao đổi chất
- Bài 32. Chuyển hóa
- Bài 33. Thân nhiệt
Nhận biết
- Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài.
- Phân biệt trao đổi chất giữa tế bào của cơ thể với môi trường trong.
- Phân biệt sự trao đổi chất giữa môi trường trong với tế bào và sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa có mối quan hệ thống nhất với nhau.
1
C8
- Thân nhiệt là gì. Người bình thường khỏe mạnh thân nhiệt như thế nào
Thông hiểu
- Trình bày mối quan hệ giữa dị hóa và thân nhiệt.
Vận dụng
- Giải thích cơ chế điều hoà thân nhiệt, bảo đảm thân nhiệt luôn ổn định.
DUYỆT
NHÓM GIÁO VIÊN
III. ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – MÔN SINH HỌC 8
NĂM HỌC 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất.
Câu 1. Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?
1. Hệ hô hấp	2. Hệ sinh dục	3. Hệ nội tiết
4. Hệ tiêu hóa	5. Hệ thần kinh	6. Hệ vận động
A. 1, 2, 3	B. 3, 5	C. 1, 3, 5, 6	D. 2, 4, 6
Câu 2: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động	B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang	D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
Câu 3: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ
B. Chỉ tắm nóng để cơ được thư giãn tuyệt đối
C. Chỉ nên tắm lạnh vì cơ dãn sẽ gây mỏi cơ
D. Lao động nặng thường xuyên để tăng sinh công cho cơ
Câu 4: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?
A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic
B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic
D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ
Câu 5: Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của:
A. Các cơ ở thực quản B. Sự co bóp của dạ dày
C. Sụn nắp thanh quản D. Sự tiết nước bọt
Câu 6: Thành phần nào dưới đây của thức ăn được tiêu hóa trong khoang miệng? 
A. 1 phần nước B. 1 phần Lipit
C. 1 phần tinh bột chín D. 1 phần Protein
Câu 7: Về mặt sinh học, câu thành ngữ "nhai kĩ no lâu" có ý nghĩa gì? 
A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn
B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn
C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn
D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn được nhiều hơn nên no
Câu 8: Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì?
A. Khí ôxi và chất thải	B. Khí cacbônic và chất thải
C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng	D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng
Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9 (2,0điểm): 
a) Vacxin là gì? Vì sao người được miễn dịch sau khi tiêm phòng vacxin?
b) Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa việc tiêm vắcxin và tiêm thuốc kháng sinh?
Câu 10 (2,0điểm): 
a. Là học sinh có nên hút thuốc không? Nếu có bạn đang hút thuốc em có lời khuyên với bạn như thế nào để bạn biết hút thuốc lá có hại cho hệ hô hấp ? 
b. Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi? 
Câu 11 (1,0điểm): Để tránh những tác hại do ăn uống không hợp lý và không đúng cách em cần có những biện pháp gì?
Câu 12 (1,0điểm): Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa? 
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN SINH HỌC 8
Phần I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
A
C
A
C
B
C
Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm) 
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 9
(2,0điểm)
a. 
- Vacxin là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó. 
- Người được miễn dịch sau khi tiêm vacxin vì: Trong vacxin có độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây bệnh, nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản sinh ra kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó 
b) 
- Tiêm thuốc kháng sinh vào cơ thể có tác dụng như kháng thể của cơ thể để tiêu diệt vi rút và vi khuẩn.
- Tiêm vắc xin vào cơ thể là hình thức tạo cho cơ thể miễn dịch nhân tạo.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 10
(2,0điểm)
a. 
Là học sinh không nên hút thuốc lá vì:
Khi hút thuốc lá:
- Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. 
- Có thể gây ung thư phổi.
- HS có thể đưa thêm các tác hại nữa để khuyên bạn 
b. Đường dẫn khí mặc dù đã có những cấu trúc để chống bụi, tuy nhiên vẫn cần bịt khẩu trang khi lao động hoặc khi ra đường vì:
- Bụi quá nhiều lớp lông mao và lớp dịch nhầy không thể kịp lọc sạch
- Các cấu trúc ngăn bụi của hệ hô hấp chỉ phù hợp với điều kiện không khí bình thường.
- HS có thể bổ xung các dẫn chứng khác.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 11
(1,0điểm)
Biện pháp phòng tránh những tác hại do ăn uống không hợp lí và không đúng cách:
- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá mức.
- Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ đúng bữa; hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn. Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
0,5
0,5
Câu 12
(1,0điểm)
Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì:
- Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hoá hoạt động. Góp phần tiêu hoá và hấp thụ mỡ.
- Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá.
0,25
0,5
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2022_2023_t.docx