Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Hoàng Thị Chung

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Hoàng Thị Chung

Đề bài

A. Trắc nghiệm: (3đ)

 Câu I:(1,5đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

1. Một khả năng của nhiễm sắc thể đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:

A. Co duỗi trong phân bào B. Trao đổi chất

C. Biến đổi hình dạng D. Tự nhân đôi

2. Loại ARN nào sau đây có chức năng vận chuyển:

A. mARN B. tARN

C. rARN D. Cả 3 loại ARN trên

3. Tính đặc thù của Prôtêin do những yếu tố nào quy định:

A. Ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin.

B. Ở dạng cấu trúc không gian của prôtêin.

C. Ở chức năng của prôtêin.

D. Cả A và B đúng.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Hoàng Thị Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2007-2008
GV : Hoàng Thị Chung Môn: Sinh học 9
 Thời gian: 45’
Đề bài
Trắc nghiệm: (3đ)
 Câu I:(1,5đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Một khả năng của nhiễm sắc thể đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:
A. Co duỗi trong phân bào B. Trao đổi chất
C. Biến đổi hình dạng D. Tự nhân đôi
2. Loại ARN nào sau đây có chức năng vận chuyển:
A. mARN B. tARN
C. rARN D. Cả 3 loại ARN trên
3. Tính đặc thù của Prôtêin do những yếu tố nào quy định:
A. Ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin.
B. Ở dạng cấu trúc không gian của prôtêin.
C. Ở chức năng của prôtêin.
D. Cả A và B đúng.
Câu II: (1,5đ) Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
 Sự hình thành  (1) được thể hiện dựa trên  (2) của mARN.
 Mối quan hệ giữa  (3) và tính trạng được thể hiện trong  (4) gen (một đoạn ADN) " mARN " Prôtein " tính trạng. Trong đó trình tự  (5) trên ADN được quy định trình tự các nucleotit trong mARN. Thông qua đó ADN  (6) trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành pôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
Trả lời:
(1)  (4) 
 (2)  (5) 
 (3)  (6) 
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Đột biến gen là gì? Nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
Câu 2: (2đ) Nêu chức năng của ADN?
Bài toán: (3đ) 
 Ở người màu mắt nâu là tính trạng trội hoàn toàn so với màu mắt xanh là tình trạng lặn.
 Trong một gia đình, bố mẹ đều mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt xanh. 
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích?
	DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	 GIÁO VIÊN RA ĐỀ
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
GV : Hoàng Thị Chung MÔN: sinh học 9
Trắc nghiệm: (3đ)
Câu I: 
D 	(0,5đ)
A	(0,5đ)
D	(0,5đ)
Câu II: 
Chuỗi axit amin	(0,25đ)
Khuôn mẫu	(0,25đ)
Các gen	(0,25đ)
Sơ đồ	(0,25đ)
Các nucleotit	(0,25đ)
Quy định	(0,25đ)
Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit.	(1đ)
	Nguyên nhân phát sinh đột biến gen: Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.	(1đ)
Câu 2: (2đ) Chức năng của ADN:
+ Lưu giữ thông tin di truyền.	(1đ)
+ Truyền đạt thông tin di truyền.	(1đ)
Bài toán: (3đ)
Giải:
Quy ước: 
gen A: mắt nâu	(0,25đ)
gen a: mắt xanh	(0,25đ)
Người con gái mắt xanh là kiểu hình lặn, tức có kiểu gen aa. Kiểu gen này được tổ hợp từ một giao tử a của bố và một giao tử a của mẹ. Tức bố và mẹ đều tạo được giao tử a.	 (1đ)
Theo đề bài, bố mẹ đều mắt nâu lai tạo được giao tử a. Vậy bố, mẹ có kiểu gen dị hợp tử Aa.
Sơ đồ lai:
P: Aa	x	Aa	(0,25đ)
GP: 	A,a	A,a
F1: (0,75đ)
A
a
 A
AA: Nâu
Aa: Nâu
 a
Aa: Nâu
aa: Xanh
	Kiểu gen F1: 1AA : 2Aa : 1aa (0,25đ)
	Kiểu gen F1: 3 mắt nâu : 1mắt xanh (0,25đ)
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	 GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_hoang_thi.doc