Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thị Thu Diệu

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thị Thu Diệu

Đề bài:

I. Trắc nghiệm: (3đ)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng:

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả các mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi . Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”

(Trích: Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1: (0,5đ) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả B. Biểu cảm

C. Tự sự D. Nghị luận

Câu 2: (0,5đ) Nội dung của đoạn văn trên là:

A. Miêu tả cách thức làm cốm B. Bàn về cách thưởng thức cốm

C. Ca ngợi giá trị của cốm D. Kể về nguồn gốc của cốm

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thị Thu Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
Tên GV: Nguyễn Thị Thu Diệu	 NĂM HỌC 2007 - 2008
 Môn: Văn 7 
 Thời gian: 90’
Đề bài:
Trắc nghiệm: (3đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng:
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả các mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi. Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”
(Trích: Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1: (0,5đ) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả 	B. Biểu cảm
C. Tự sự	D. Nghị luận
Câu 2: (0,5đ) Nội dung của đoạn văn trên là:
A. Miêu tả cách thức làm cốm	B. Bàn về cách thưởng thức cốm
C. Ca ngợi giá trị của cốm	D. Kể về nguồn gốc của cốm
Câu 3: (0,5đ ) Nghĩa của từ “thanh khiết” là:
A. Trong sạch	B. Cao cả
C. Vắng vẻ	D. Tươi tắn
Câu 4: (0,5đ) Lời giải nghĩa sau đây phù hợp cho từ nào?
“ Những phép tắc và lẽ phải của xã hội mà mọi người phải làm, phải theo”
A. Lễ nghĩa	B. Lễ nghi
C. Lễ phép	D. Lễ phục
Câu 5(0,5đ) Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. Bát ngát	B. Giản dị
C. Thanh khiết	D. Thanh nhã
Câu 6: (0,5đ) Câu văn nào thể hiện rõ nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Trong văn bản “Cổng trường mở ra” người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em hiểu “Thế giới kỳ diệu” đó là gì?
Câu 2: (5đ) Cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	 GIÁO VIÊN RA ĐỀ
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Tên GV: Nguyễn Thị Thu Diệu	Môn: Văn 7
Trắc nghiệm: (3đ)
Mỗi câu đúng 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
A
B
A
A
Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Đúng mỗi ý 1.0đ:
Thế giới kỳ diệu đó là:
Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô, bạn bè.
Học sinh biết đọc, viết, biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sống, về cách ứng xử với mọi người, học được nhiều điều bổ ích.
Câu 2: (5đ) 
Yêu cầu chung cần đạt :
Theo phương pháp văn bản biểu cảm về tác phẩm văn học, có những hiểu biết về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ “Cảnh khuya”.
Yêu cầu bài văn có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: (1.0đ) Mỗi ý đúng 0,5đ
Giới thiệu vài nét về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ “Cảnh khuya”, sáng tác ở Việt Bắc trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ.
Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
Thân bài: (3đ) Mỗi ý đúng 1,5đ
Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên về nội dung và nghệ thuật:
Thể hiện tình yêu thiên nhiên của nhà thơ qua hai câu thơ đầu (trích dẫn hai câu thơ). Qua đó thể hiện cảnh đêm trăng được diễn tả sinh động qua biện pháp so sánh, từ ngữ gợi tả 
Thấy được sự hy sinh cao cả của Bác, suốt đời lo cho dân cho nước.
Kết bài: (1đ)
Ấn tượng chung về tác phẩm.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	 GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nguyen_thi.doc