ĐỀ:
Câu 1: Hãy cho biết tình hình nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII? (3đ)
Câu 2: Trình bày nét chính diễn biến chiến thắng rạch ngầm xoài mút? (4đ)
Câu 3: Nêu những việc làm của Nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? (3đ)
KIỂM TRA 45 PHÚT LỊCH SỬ LỚP 7 ĐỀ: Câu 1: Hãy cho biết tình hình nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII? (3đ) Câu 2: Trình bày nét chính diễn biến chiến thắng rạch ngầm xoài mút? (4đ) Câu 3: Nêu những việc làm của Nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? (3đ) MA TRẬN Đề kiểm tra 45 phút học kì I môn Lịch sử lớp 7 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII) Nắm được tình hình nông nghiệp thế kỉ XVI-XVIII . Số câu: 1 30% TSĐ = 3 điểm Số câu: 1 100% TSĐ = 3 điểm 2. Phong trào Tây Sơn Nêu nét chính diễn biến chiến thắng Rạch ngầm – Xoài Mút Số câu: 1 40% TSĐ = 4 điểm Số câu: 1 100% TSĐ = 4 điểm 3. Chế độ phong kiến Nhà Nguyễn. Hiểu được những việc làm của Nhà Nguyễn Số câu: 1 30% TSĐ = 3 điểm Số câu: 1 100% TSĐ = 3 điểm Tổng số câu: 3 Tổng số điểm: 10 Số câu: 1 4 điểm = 40% TSĐ Số câu: 1 3 điểm = 30%TSĐ Số câu: 1 3 điểm = 30% TSĐ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Câu 1: Tình hình nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII: - Ở Đàng Ngoài: + Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang. + Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu bạt nơi khác. - Ở Đàng Trong: + Các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận-Quảng. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, lập thành làng ấp mới. + Nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa rất cao. + Hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, Chiếm đoạt nhiều ruộng đất, đầu thế kỉ XVIII, tình trạng nông dân bần cùng do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài. Câu 2: Diễn biến chiến thắng Rạch Ngầm - Xoài Mút: Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Giwxa năm 1974, quân Xiêm kéo vào Gia Định; 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Gía (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp vào Cần Thơ. Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho, chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục, quân Xiêm bị đánh tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh thoát chết, Xiêm lưu vong. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. Câu 3: Nêu những việc làm của Nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền: Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến ra Bắc, rồi tiến về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt. Triều Tây Sơn chấm dứt. Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền cũng được củng cố. Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là Gia Long) Từ năm 1831 đến năm 1832, nhà Nguyễn chia nước ra làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức Tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức Tuần phủ. Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.
Tài liệu đính kèm: