Đề kiểm tra 1 tiết Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Diễm Thúy

Đề kiểm tra 1 tiết Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Diễm Thúy

Câu 3: Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật sẽ như thế nào?(1 điểm)

Câu 4:Biễu diễn lực sau: (1 điểm)

Lực kéo 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái , tỉ xích 1cm ứng với 500N

Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện? Chỉ rõ chỗ xuất hiện lực ma sát đó. (1,5 điểm)

 a/ Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.

 b/ Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.

 c/ Một quả bóng lăn trên mặt đất.

Câu 6. Một tàu hỏa chuyển động đều trong 10 phút đi được quãng đường dài 1800m. (2,5 điểm)

a/ Tính vận tốc của tàu hỏa ra đơn vị m/s và km/h

b/ Tính quãng đường mà tàu hỏa đi được trong 2h.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT
Tiết 8
Ngày dạy: 4/10/11
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức về chuyển động cơ học, vận tốc, lực, quán tính
Kĩ năng: Vận dụng công thức để làm bài tập, biểu diễn lực, giải thích hiện tượng ...
Thái độ: Nghiêm tức và tự giác, trung thực khi làm bài kiểm tra.
Chuẩn bị: 
GV: Đề + Đáp án
HS: Ôn tập kiến thức từ bài 1 – bài 6
Phương pháp: Kiểm tra tự luận
Tiến trình:
4.1/ Ổn định: KTSS
	81: 82: 83 : 84: 
 4.2/ Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Cơ Học
15 tiết
1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
2. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. 
3. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
4. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
5. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
6. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
7. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
8. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
9. Nêu được lực là một đại lượng vectơ
10. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
11. Nêu được quán tính của một vật là gì?
12. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, ma sát lăn. Ma sát nghỉ
13.Vận dụng được công thức tính tốc độ .
14. Xác định được tốc độ trung bình bằng thực nghiệm.
15.Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
16. Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
17. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
18. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
Số câu hỏi
1,5
C1,1a
C2,2a,2c
C4,2b
2,5
C5,1b
C10,3
C12,5
2
C16.4
C15,6
TS điểm
3
3,5
3,5
10
 4.3/ Đề :
Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ (2 điểm)
Câu 2: Độ lớn của vận tốc cho biết tính chất gì của chuyển động? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? Nêu đơn vị đo của vận tốc? (2 điểm)
Câu 3: Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật sẽ như thế nào?(1 điểm)
Câu 4:Biễu diễn lực sau: (1 điểm)
Lực kéo 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái , tỉ xích 1cm ứng với 500N
Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện? Chỉ rõ chỗ xuất hiện lực ma sát đó. (1,5 điểm)
	a/ Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.
	b/ Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.
	c/ Một quả bóng lăn trên mặt đất.
Câu 6. Một tàu hỏa chuyển động đều trong 10 phút đi được quãng đường dài 1800m. (2,5 điểm)
a/ Tính vận tốc của tàu hỏa ra đơn vị m/s và km/h
b/ Tính quãng đường mà tàu hỏa đi được trong 2h.
 4.4/ Đáp án và biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Chuyển động cơ học của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
 - Ví dụ: Ô tô rời bến, thì vị trí của ô tô thay đổi so với bến xe. Ta nói, ô tô đang chuyển động so với bến xe.
1 điểm
1 điểm
2
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- Công thức tính vận tốc trung bình: 
Trong đó, vtb là vận tốctrung bình, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường.
- Đơn vị của vận tốc là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h).
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
3
Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên , vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều 
1 điểm
4
F
500N
 Ÿ Ÿ Ÿ
1 điểm
5
 a) Khi kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa mặt bàn và hộp gỗ xuất hiện lực ma sát trượt.
 b) Cuốn sách đặt trên mặt bàn nghiêng so với phương ngang, cuốn sách đứng yên thì giữa cuốn sách với mặt bàn xuất hiện ma sát nghỉ.
 c) Khi quả bóng lăn trên mặt đất, giữa mặt đất và quả bóng có lực ma sát lăn.
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
6
Cho biết
t = 10 phút = 600s
s = 1800m
a/ v = (m/s) = (km/h)
b/ t’ = 2h thì s’ = 
Giải
a/ Vận tốc của tàu hỏa là:
 = = 3 m/s 
 = 10,8 km/h
b/ Quãng đường tàu hỏa đi trong 2 giờ:
s’ = v.t’ = 10,8 km/h.2 h= 21,6 km
Đáp số: a/ 3m/s; 10,8km/h
 b/ 21,6km 
Tóm tắt 0,5điểm
1 điểm
1điểm
4.5/ Củng cố và luyện tập:
- GV thu bài kiểm tra và nhận xét sự chuẩn bị và thái độ của học sinh
4.5/ Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kiến thức cũ.
- Xem và chuẩn bị bài “Áp suất”
	+ Áp lực là gì?
	+ Áp suất là gì? Công thức tính áp suất.
5. Rút kinhn nghiệm:
* Kết quả:
Lớp
Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
TB trở lên
81
82
83
84

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet mon hoa hoc.doc