I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách viết ra chữ cái đầu trả lời đúng nhất.
1. Dòng nào sau đây có các từ địa phương?
A. Khau, đài, mắc, hắn, rứa, tui
B. Gần, bận, đắt, nó, thế, thôi
C. Cha, mẹ
D. Thẳng, rẽ trái, phải, trước, sau.
2. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?
A. Tình huống giao tiếp
B. Tiếng địa phương của người giao tiếp
C. Địa vị, tuổi tác của người giao tiếp
D. Nghề nghiệp của người giao tiếp
3. Sự khác nhau chủ yếu giữa tiếng địa phương với ngôn ngữ toàn dân thể hiện ở điểm nào?
A. Ngữ âm
B. Từ vựng
C. Ngữ pháp
D. Cả A và B.
TRƯỜNG: PTDTNT - THPT HUYỆN ĐIÊN BIÊN ĐÔNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT TIẾT 63 THEO PPCT Lớp: 8 Năm học: 2009 - 2010 Thời gian: 45 phút Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH C2,4 0,5đ C1,3 0,5đ Cấp độ khái quát nghĩa của từ C5,6 0,5đ Từ tượng hình từ thượng thanh C7 0,25đ Trợ từ, thán từ C,8 1đ Tình thái từ C9 0,25đ Nói quá C1 2đ Câu ghép C2 2,0đ Nói giảm nói, nói tránh C3 3,0đ Tổng điểm 1,75đ 3,25đ 2,0đ 3,0đ TRƯỜNG: PTDTNT - THPT HUYỆN ĐIÊN BIÊN ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT TIẾT 63 THEO PPCT Lớp: 8 Năm học: 2009 - 2010 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách viết ra chữ cái đầu trả lời đúng nhất. Dòng nào sau đây có các từ địa phương? Khau, đài, mắc, hắn, rứa, tui Gần, bận, đắt, nó, thế, thôi Cha, mẹ Thẳng, rẽ trái, phải, trước, sau. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì? Tình huống giao tiếp Tiếng địa phương của người giao tiếp Địa vị, tuổi tác của người giao tiếp Nghề nghiệp của người giao tiếp Sự khác nhau chủ yếu giữa tiếng địa phương với ngôn ngữ toàn dân thể hiện ở điểm nào? Ngữ âm Từ vựng Ngữ pháp Cả A và B. Biệt ngữ xã hội là gì? Là từ quen dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Là từ quen dùng trong một địa phương Là từ quen dùng ở mọi địa phương Là từ quen dùng với mọi thành phần xã hội Trong các từ sau từ nào có nghĩa bao hàm nghĩa của các từ khác? Nghề nghiệp Kĩ sư Giáo viên Bác sĩ. Từ nào có nghĩa khái quát trong các từ sau? Giữ Ghì Nắm Ôm. Nhóm từ tượng hình nào sau đây tả chiều rộng? Chót vót, lênh khênh Mênh mông, mênh mang Lác đác, lã chã Thiêm thiếp, lênh đênh. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau. Trợ từ là những từ chuyên đi kèm............................................(1) để nhấn mạnh hoặc biểu thị ........................................(2), sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Khi sử dụng tình thái từ để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, cần chú ý điều gì ? Hoàn cảnh giao tiếp Tính địa phương của tình thái từ Phải kết hợp với thán từ Trường hợp A và B đúng II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu1. (2 điểm) Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu. Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. (Ai-ma-tốp - Người thầy đầu tiên) Câu2. (2 điểm) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu ghép sau : Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi . Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ đến ai được. Nếu trời nắng tôi sẽ đi học. Vì trời mưa nên đường rất trơn. Câu 3. (3 điểm) Viết đoạn văn khoảng 5đến 8 câu với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng phép nói giảm nói tránh. -----------------Hết--------------- TRƯỜNG: PTDTNT - THPT HUYỆN ĐIÊN BIÊN ĐÔNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT TIẾT 63 THEO PPCT Lớp: 8 Năm học: 2009 - 2010 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 9 Đáp án A A D A A A B A Câu 8 (1) - Một từ ngữ trong câu (0,5 điểm) (2) - Thái độ đánh giá sự vật (0,5 điểm) II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Hình ảnh nói quá: “reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực” Tác dụng: Nhấn mạnh sức gió và tấm thân dẻo dai, mạnh mẽ của hai cây Phong 1,0 1,0 2 Câu ghép có quan hệ tương phản Câu ghép có quan hệ nguyên nhân kết quả Câu ghép có quan hệ điều kiện - kết quả Câu ghép có quan hệ nguyên – nhân kết quả 0,5 0,5 0,5 0,5 3 Đảm bảo số lượng câu trong đoạn văn từ 5-8 câu. Bố cục rõ ràng, không sai ngữ pháp. Đoạn văn có sử dụng phép nói giảm nói tránh. 1,5 1,5
Tài liệu đính kèm: