Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Khối 8 ( bản mới)

Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Khối 8 ( bản mới)

Câu 1. Hãy nêu một ví dụ để chứng tỏ rằng lực ma sát là có thể có hại và để làm giảm được tác hại của lực ma sát đó thì ta phải làm như thế nào?

Câu 2. a) Vì sao nói: Lực là một đại lượng véc tơ? Cách biểu diễn và ký hiệu của véc tơ lực như thế nào?

 b) Hãy vẽ biểu diễn lực kéo F = 200N theo phương nằm ngang, có chiều từ phải sang trái và cho tỷ xích 1cm ứng với 50N.

 c) Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được được biểu diễn như ở hình vẽ bên

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Khối 8 ( bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề 01 Bài kiểm tra 1 tiết môn vật lý lớp 8
Họ và tên: . Lớp: 8
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề ra 
Câu 1. Hãy nêu một ví dụ để chứng tỏ rằng lực ma sát là có thể có hại và để làm giảm được tác hại của lực ma sát đó thì ta phải làm như thế nào? 
Câu 2. a) Vì sao nói: Lực là một đại lượng véc tơ? Cách biểu diễn và ký hiệu của véc tơ lực như thế nào?
 b) Hãy vẽ biểu diễn lực kéo F = 200N theo phương nằm ngang, có chiều từ phải sang trái và cho tỷ xích 1cm ứng với 50N. 
 c) Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được được biểu diễn như ở hình vẽ bên. 
Câu 3. a) Chuyển động cơ học là gì? Vì sao nói chuyển động hay đứng yên của một vật là có tính tương đối? 
b) Hãy nêu 1 ví dụ để chứng tỏ rằng: Chuyển động hay đứng yên của một vật là có tính tương đối.
Câu 4. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 190m. Biết trong 60m đầu người đó đi hết 20s và trong đoạn đường còn lại người đó đi với vận tốc là 5m/s. 
Hãy tính vận tốc trung bình của người đó đã đi trên đoạn đường thứ nhất và trên toàn bộ quảng đường đó.
Bài làm
Mã đề 02 Bài kiểm tra 1 tiết môn vật lý lớp 8
Họ và tên: . Lớp: 8
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề ra
Câu 1. a) Chuyển động cơ học là gì? Vì sao nói chuyển động hay đứng yên của một vật là có tính tương đối? 
b) Hãy nêu 1 ví dụ để chứng tỏ rằng: Chuyển động hay đứng yên của một vật là có tính tương đối.
Câu 2. Hãy nêu một ví dụ để chứng tỏ rằng lực ma sát là có thể có ích và để làm tăng lực ma sát đó thì ta phải làm như thế nào? 
Câu 3. a) Vì sao nói: Lực là một đại lượng véc tơ? Cách biểu diễn và ký hiệu của véc tơ lực như thế nào?
 b) Hãy vẽ biểu diễn lực kéo F = 30N theo phương nằm ngang, có chiều từ trái sang phải và cho tỷ xích 1cm ứng với 10N. 
 c) Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được được biểu diễn như ở hình vẽ bên. 
Câu 4. Một người đi xe đạp trên một quảng đường từ A tới B hết 50s. Biết trong 25s đầu người đó đi được 100m và trong khoảng thời gian còn lại người đó đi với vận tốc là 4m/s. Hãy tính vận tốc trung bình mà người đó đã đi trên đoạn đường thứ nhất và trên toàn bộ quảng đường đó.
Bài làm
Mã đề 01 đáp án + biểu điểm Bài chấm bài kiểm tra 
Câu 1. - Nêu một ví dụ để chứng tỏ rằng lực ma sát là có thể có hại: (0,5điểm)
 - Nêu được cách để làm giảm được tác hại đó: (0,5điểm) 
Câu 2. a) * Lực là một đại lượng véc tơ vì: Lực không những có độ lớn mà còn có phương và chiều. Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều được gọi là một đại lượng véc tơ. (0,5điểm)
* Cách biểu diễn và ký hiệu của véc tơ lực:
+ Để biểu diễn véctơ lực người ta dùng một mũi tên có: (0,5điểm)
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực).
- Phương và chiều là phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỷ xích cho trước. 
+ Véc tơ lực được ký hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên. Cường độ lực được ký hiệu bằng chữ F không có mũi tên ở trên. (0,5điểm)
b) Vẽ biểu diễn lực như hình vẽ: (0,5điểm) 
c) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực: Lực kéo F, có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, có cường độ lực F = 30N. 
 (0,5điểm) 
Câu 3. 
a) Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là huyển động cơ học. (0,5điểm)
+ Nói chuyển động hay đứng yên của một vật là có tính tương đối vì: Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác, tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên là có tính tương đối. (1 điểm)
b) Nêu 1 ví dụ chứng tổ vật chuyển động hay đứng yên là có tính tương đối: (0,5điểm)
Câu 4. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 190m. Biết trong 60m đầu người đó đi hết 20s và trong đoạn đường còn lại người đó đi với vận tốc là 5m/s. 
Hãy tính vận tốc trung bình của người đó đã đi trên đoạn đường thứ nhất và trên toàn bộ quảng đường đó.
+ Vận tốc trung bình của người đó đã đi trên đoạn đường thứ nhất là:
 V1 = S1/t1 = 60m/20s = 3 (m/s) (1,5điểm).
+ Thời gian để đi hết quảng đường thứ hai đó là:
 t2 = S2/v2 = (S – S1) / v2 = 190 – 60 / 5 = 30 (s) (1,5điểm).
+ Vận tốc trung bình của người đó đã đi trên toàn bộ quảng đường đó là:
 vTb = S/t = S/t1+t2 = 190/50 = 3,8 (m/s). (1,5điểm).
Mã đề 02 đáp án + biểu điểm Bài chấm bài kiểm tra 
Câu 1. 
a) Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là huyển động cơ học. (0,5điểm)
+ Nói chuyển động hay đứng yên của một vật là có tính tương đối vì: Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác, tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên là có tính tương đối. (1 điểm)
b) Nêu 1 ví dụ chứng tổ vật chuyển động hay đứng yên là có tính tương đối: (0,5điểm)
Câu 2. - Nêu một ví dụ để chứng tỏ rằng lực ma sát là có thể có ích: (0,5điểm)
 - Nêu được cách để tăng lực ma sát đó: (0,5điểm) 
Câu 3. a) * Lực là một đại lượng véc tơ vì: Lực không những có độ lớn mà còn có phương và chiều. Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều được gọi là một đại lượng véc tơ. (0,5điểm)
* Cách biểu diễn và ký hiệu của véc tơ lực:
+ Để biểu diễn véctơ lực người ta dùng một mũi tên có: (0,5điểm)
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực).
- Phương và chiều là phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỷ xích cho trước. 
+ Véc tơ lực được ký hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên. Cường độ lực được ký hiệu bằng chữ F không có mũi tên ở trên. (0,5điểm)
b) Vẽ biểu diễn lực như hình vẽ: (0,5điểm) 
c) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực: Trọng lực P, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, có cường độ lực P = 40N. 
 (0,5điểm) 
Câu 3. Một người đi xe đạp trên một quảng đường từ A tới B hết 55s. Biết trong 25s đầu người đó đi được 100m và trong khoảng thời gian còn lại người đó đi với vận tốc là 3m/s. Hãy tính vận tốc trung bình mà người đó đã đi trên đoạn đường thứ nhất và trên toàn bộ quảng đường đó.
+ Vận tốc trung bình của người đó đã đi trên đoạn đường thứ nhất là:
 V1 = S1/t1 = 100m/25s = 4(m/s) (1,5điểm).
+ Độ dài của quảng đường thứ hai đó là:
 S2 = v2.t2 = v2 . (t – t1) = 3. (65 – 25) = 120 (m) (1,5điểm).
+ Vận tốc trung bình của người đó đã đi trên toàn bộ quảng đường đó là:
 vTb = S/t = S/t1+t2 = 220/50 = 4,4 (m/s). (1,5điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT 1 tiet Tu luan Dap an.doc