Đề cương thi học kì II môn Giáo dục công dân 6, 7, 8, 9

Đề cương thi học kì II môn Giáo dục công dân 6, 7, 8, 9

ĐỀ:

Câu 1: Nêu tác hại của việc kết hôn sớm (2điểm)

Trả lời: Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của bản thân, suy thoái giống nòi của dân tộc; thiếu trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, mẹ trong gia đình.

Câu 2: Hiện nay ở nước ta có những loại thuế nào? Thuế có vai trò như thế nào trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? (3điểm)

Trả lời: Thuề thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cà nhân .(1.5điểm)

 Có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.(1.5 điểm)

Câu 3: Pháp luật quy định như thế nào về sử dụng lao động trẻ em?(1.5điểm)

Trả lời: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất đọc hại; cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương thi học kì II môn Giáo dục công dân 6, 7, 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ II NĂM 2011 – 2012
KHỐI LỚP 9
MA TRẬN
Loại đề: Tự luận 
Môn: GDCD 
Khối lớp: 9
Người ra: Nguyễn Văn Dũng
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TL
TL
TL
Quyền trẻ em; quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Câu 1(2đ)
Câu 6 (1đ)
Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa giáo dục và kinh tế
Câu 2 (3đ)
Câu 3(1.5)
Câu 7 (1.5đ)
Câu 8 (2đ)
Câu 11 (3đ) 
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam – quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
Câu 4 (2.5đ)
 Câu 5 ( 2)
Câu 9 (2đ)
Câu 10 (2đ)
Câu 12 (3đ)
 Câu 13 (4đ) 
Câu 14 (2đ) 
Câu 15 (2đ)
Tổng cộng
5 câu
5 câu
5 câu
ĐỀ:
Câu 1: Nêu tác hại của việc kết hôn sớm (2điểm)
Trả lời: Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của bản thân, suy thoái giống nòi của dân tộc; thiếu trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, mẹ trong gia đình. 
Câu 2: Hiện nay ở nước ta có những loại thuế nào? Thuế có vai trò như thế nào trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? (3điểm)
Trả lời: Thuề thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cà nhân..(1.5điểm)
	Có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.(1.5 điểm)
Câu 3: Pháp luật quy định như thế nào về sử dụng lao động trẻ em?(1.5điểm)
Trả lời: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất đọc hại; cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi
Câu 4: Thế nào là vi phạm pháp luật? Có mấy loại vi phạm pháp luật kể tên từng loại?(2.5 điểm)
Trả lời: + Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí.(1 điểm)
	 + Có 4 loại vi phạm pháp luật(0.5 đ)
	 + Vi phạm pháp luật hình sự; vi phạm pháp luật hành chánh; vi phạm pháp luật dân sự; vi phạm kỉ luật (1 điểm)
Cau 5: Nêu 4 việc làm của công dân thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước quản lí xã hội? (2điềm)
Trả lời: Tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương, của cả nước.
	 Thực hiện quyền ứng cử và bầu cử vào Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp khi đủ tuổi.(1 điểm)
	Thực hiện quyền khiếu nại tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm sai trái của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào.(1 điểm)
Câu 6: Những người như thế nào gọi là cùng dòng máu trực hệ?(1điểm)
Trả lời: Là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội, cháu ngoại.
Câu 7: Trong giấy phép kinh doanh của bà Q. có 10 loại mặt hàng, nhưng ban quản lí thị tường kiểm tra thấy trong cửa hàng của bà có tới 15 loại hàng. Theo em, bà Q có vi phạm về kinh doanh không ? Nếu có thì vi phạm gì? (1.5điểm)
Trả lời: Bà Q có vi phạm quy định về kinh doanh. Vi phạm về việc kinh doanh không đúng với các loại hàng đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh (1.5điểm)
Câu 8: Nêu 4 hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (2điểm)
Trả lời:Thuê trẻ em dưới 15 tuồi vào làm việc; thuê người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, đọc hại; bắt ép người lao động phải làm việc nhiều giờ trong một ngày; không kí hợp đồng lao động với người lao động; tự ý đuổi việc người lao động; ngưới lao động tự ý bỏ việc khi chưa hết thồi gian lao động theo hợp đồng.( mỗi ý 0.5 điểm)
Câu 9:Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? Vì sao? (2điểm)
Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy của người đi dường;
Một em bé 5 tuổi, nghịch lấy lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.	
Trả lời: Trường hợp b không chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình. Vì người vi phạm chưa đủ 18 tuổi, không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
Câu 10: Em sẽ làm gì để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? (2điểm)
Trả lời: Học tập tốt và lao động tốt; thực hiện tốt 5 điều bác hồ dạy;quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội; nghiêm túc thực hiện pháp luật. đặc biệt là luật giao thông đường bộ 
Câu 11: Gia đình em làm nghề kinh doanh thì em sẽ làm gì đê việc kinh doanh của gia đình không vi phạm pháp luật?(3 điểm)
Trả lời:Vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh: kinh doanh những mạt hàng đúng theo giấy phép đăng kí, không kinh doanh những mặt hàng Nhà nước cấm. Vận động gia đình đóng thuế đúng quy định. 
Câu 12: Là học sinh em sẽ làm gì để tham gia quản lí Nhà nước quản lí xã hội?(3 điểm)
Trả lời:Tích cự tham gia tuyên truyền, cổ động người dân đi bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp; tích cực thực hiện quyền khiếu nại , tố cáo;tích tham gia xây dựng nội quy trường học; Tích tham gia phòng, chống bạo hành trẻ em, lạm dụng sức lao động của trẻ em(Tùy mức độ học sinh nêu)
Câu 13: Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ trật tự, an ninh trường học và nơi cư trú ? Những ai được tham gia nghĩa vụ BVTQ và từ tuổi nào đến tuổi nào?(4 điểm)
Trả lời:Khai báo tạm trú, tạm vắng; báo cho cính quyền địa phương khi phát hiện các hành vi có hại cho trật tự, an ninh của Nhà trường, của địa phương và của dất nước.(2 điểm)
	Tất cả công dân Việt Nam không phân biệt già trẻ trai gái, dân tộc, tôn giáo đều đực tham gia BVTQ. Người đủ 18 tuổi đến 27 tuổi.(2 điểm)
Câu 14: Vì sao có một số người vẫn cố tình làm những việc dù biết rằng đó là vi phạm pháp luật? ( ví dụ: làm hàng giả, mua bán, vận chuyển ma túy.)(2điểm)
Trả lời: Do thiếu hiểu biết, suy nghĩ và hành động không theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, chỉ biết chăm lo đến quyền lợi cá nhân thì dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật.
Biết là vi phạm pháp luật nhưng vẫn làm, do những cám dỗ về mặt vật chất đã khiến cho nhiều người đánh mất mình để chạy theo đồng tiền
Câu 15: Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật? Cho ví dụ (2đ)
Trả lời: Sống có đạo đức là phải tuân theo pháp luật và ngược lại việc sống tuân theo pháp luật cũng là thực hiện theo một giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội.(1điểm).
 Ví dụ: Nhiều người vẫn tự giác dừng xe trước đèn đỏ khi trời rất nắng, vì họ biết nếu cố tình vượt đèn đỏ thì sẽ dẫn tới va chạm, gây tai nạn. vì vậy dừng xe là một biểu hiện của lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.(1điểm).
ĐỀ CƯƠNG THI HK II/ 2011 – 2012 
MA TRẬN
Loại đề: Tự luận 
Môn: GDCD 
Khối lớp:8
Người ra: Nguyễn Văn Dũng
Chủ đề
TỰ LUẬN
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
2. Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Câu 1 (3đ)
Câu 2 (2đ)
Câu 6 (2đ)
Câu 7 (2đ)
Câu 11 (2đ)
3. Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục kinh tế
Câu 3 (1đ)
Câu 8 (2đ)
Câu 12 (2đ)
4. Các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân
Câu 4 (3đ)
Câu 9 (3đ)
Câu 13 (2đ)
5. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam – quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
Câu 5 (2đ)
Câu 10 (1.5đ)
Câu 14 (2đ)
Câu 15 (1.5đ)
Tổng cộng
5 câu
5 câu
5 câu
ĐỀ:
Câu 1: Em hãy cho biết tác hại của các tệ nạn xã hội đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội? Cho 2 ví dụ. (3 điểm)
Trả lời: Cá nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người gây hâu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.(1điểm)
	Gia đình làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc. (1điểm)
	Ví dụ:đánh bài, mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan..(1điểm)
Câu 2: Nêu tên các loại vũ khí thông thướng, các chất cháy, nổ và các chất độc hại?(2đ)
Trả lời:Các loại vũ khí thông thường:súng, đạn, lựu đạn, bom mìn, lưỡi lê..
	Các chất nổ:thuốc nổ, thuốc pháo, ga.
	Các chất cháy:xăng, dầu hỏa.
	Chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam(điosin), thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân
Câu 3: Hãy nêu 4 ví dụ về hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác (1đ)
Trả lời:Tự ý sử dụng tài sản của người khác; phá hoại làm hư hỏng, làm mất tài sản của người khác; tự ý bóc thư, xem trộm nhật ký của người khác; vay nợ tiền của người khác nhưng không chịu trả khi đã đến hạn (mỗi ý 0.25đ)
Câu 4: Quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân là gì? Cho 2 ví dụ (3đ)
Trả lời:Quyền khiếu nại là đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỷ luật có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hàn vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình.(1đ)
Ví dụ: khiếu nại mình bị kỷ luật oan, bài kiểm tra châm điểm sai..(0.5đ)
	Quyền tố cáo là báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân. (1đ)
Ví dụ: Tố cáo khi phát hiện thấy có hành vi tham ô tài sản của Nhà nước, nhận hối lộ, buôn bán, vận chuyện ma túy, cưỡng đoạt tài sản của công dân(0.5đ)
Câu 5: Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp và vào những năm nào? Hiến pháp năm 1959,1980,1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi Hiến pháp?(2đ)
Trả lời: Nhà nước ta ban hành 4 bản Hiến pháp vào những năm 1946,1954,1980,1992. những bản Hiến pháp năm 1959,1980,1992 là sửa đổi, bổ sung.
Câu 6: Nêu 4 việc làm cụ thể của bản thân về phòng chống các tệ nạn xã hội?(2đ)
Trả lời: Tham gia thi tìm hiểu về phòng, chống tệ nạn xã hội; tham gia phát thanh, đi cổ động tuyên truyền, vận động trong cộng đồng nói KHÔNG với ma túy; tham gia phát tờ rơi với nội dung phòng chống tệ nạn xã hội; báo với người có trách nhiệm khi phát hiện thấy các hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội..(mỗi ý 0.5đ tùy HS nêu)
Câu 7: Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS bản thân em phải làm gì?(2đ)
Trả lời:Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội đặc biệt là ma túy, mại dâm; không phân biệt đối xử vời người nhiễm HIV/AIDS; tích cực tham giacác hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng
Câu 8: Hãy nêu 4 hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác? (2đ)
Trả lời:Tự ý sử dụng tài sản của người khác; tự ý bóc thư xem trộm nhật ký của người khác; vay nợ tiền của người khác nhưng không chịu trả khi đến hẹn; nhặt được của rơi không trả lại cho chủ mất.
Câu 9: Nêu 2 ví dụ về lợi dụng quyền tự do ngôn luận và 4 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận? (3đ)
Trả lời: Thông tin sai sự thật nhằm mục đích trục lợi hoặc bôi nhọ người khác; tuyên truyền chống đảng,chống chế XHCN; chia rẻ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc; nói xấu lãnh tụ..(1đ)
	Tham gia bàn bạc thảo luận đóng góp ý kiến trong các cuộc họp, sinh hoạt của trường, lớp; của cộng đồng, của địa phương; không phát ngôn bừa bãi thiếu trách nhiệm; chất vấn đại biểu quốc hội về vấn đề đất đai, y tế, giá ... ào để giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo di sản văn hóa?(2đ) (kể 4 hoạt động)
Trả lời: làm vệ sinh khu di tích, danh lam thắng cảnh; phát hiện kịp thới sự xuống cấp của di tích và báo cho cơ quan chức năng biết; Báo cho cơ quan Nhà nước biết những hành vi xâm hại đến di sản văn hóa; tuyên truyền giá trị di sản văn hóa của quê hương đất nước cho nhiều người biết
Câu 9: Những hành vi nào lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu vi phạm pháp luật? (2đ)
Trả lời: Tuyên truyền tà đạo để mê hoặc người dân và trục lợi; núp dưới danh nghĩa tà đạo để hoạt động chống phá Nhà nước; lập điện thờ để kinh doanh; xem bói, chữa bệnh bằng phù phép.
Câu 10: Bộ máy nhà nước ta có mấy cấp và mấy cơ quan? Kể tên (2đ)
Trả lời: Bộ máy nhà nước có 4 cấp: bộ máy nhà nước cấp trung ương; bộ máy nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; bộ máy nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); bộ máy nhà nước cấp xã, phường, thị trấn.
	Có 4 cơ quan: Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra; cơ quan hành chánh nhà nước; cơ quan xét xử; cớ quan giám sát.
Câu 11: Sau khi học xong bài “sống và làm việc có kế hoạch” em thấy nó có ý nghĩa như thế nào?(2đ)
Trả lời: Tiết kiệm được thời gian, công sức, đạt kết quả cao.(0.5đ)
	 Giúp ta chủ động trong công việc, trong cuộc sống và thực hiện được mục đích đã đề ra. (0.5đ)
	 Là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giúp con người thích nghi với cuộc sống hiện đại, với yêu cầu lao động có kĩ thuật cao. (1đ)
Câu 12:Trên đường đi học về, Tuấn phát hiện thấy một thanh niên đang đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và mùi nồng nặc, khó chịu xuống một hồ nước. Theo em Tuấn sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao? (2đ)
Trả lời: Tuấn khuyên và ngăn cản không cho người đó đổ tiếp hồ, nêu người đó không nghe thì Tuấn báo cho người có trách nhiệm biết. Vì làm như vậy gây ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người và dộng thực vật.
Câu 13: Ở địa phương em có những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nào không? Nếu có hãy kể tên và nó thuộc loại nào? (1đ)
Trả lời: Ở địa phương em có 2 di tích lịch sử đó là Bia chiến thắng giồng Dinh và bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Câu 14: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?( 1đ)
Trả lời: Tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo: đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ; không gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người không có tôn giáo với người có tôn giáo
Câu 15: Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào cấp lại giấy khai sinh? (1.5đ)
Trả lời: Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở có 2 cơ quan đó là:
Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn là cơ quan quyền lực ở địa phương do nhân dân bàu ra.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là cơ quan hành chánh nhà bước ở địa phương do hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn bầu ra.
Cơ quan cấp lại giấy khai sinh là UBND nơi cư trú.
ĐỀ CƯƠNG THI HK II/ 2011 – 2012 
MA TRẬN
Loại đề: Tự luận 
Môn: GDCD 
Khối lớp: 6
Người ra: Nguyễn Văn Dũng
Chủ đề
TỰ LUẬN
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phần II:
1. Quyền trẻ em; quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
Câu 1 (4đ)
2. Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Câu 2 (4.5đ)
Câu 6 (3đ)
Câu 11 (3đ)
3. . Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục kinh tế
Câu 3 (2đ)
Câu 7 (2đ)
4. Các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân
Câu 4 (1đ)
Câu 8 (3đ)
Câu 9 (2đ)
Câu 12 (2đ)
Câu 13 (1đ)
Câu 14(2đ)
5. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam – quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
Câu 5( 3đ)
Câu 10 (2đ)
Câu 15 (2.5đ)
Tổng cộng
5 câu
5 câu
5 câu
ĐỀ:
Câu 1: Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời năm nào? Việt Nam là nước thứ mấy thế giới ký và phê chuẩn vào Công ước? Công ước LHQ có mấy nhóm quyền kể ra? (4đ)
Trả lời: Công ước ra đời năm 1989. việt Nam là nước thứ hai thế giới ký và phê chuẩn vào Công ước (2đ)
	 Công ước LHQ có 4 nhóm quyền:Nhóm quyền sống còn; nhóm quyền được bảo vệ; nhóm quyền phát triển; nhóm quyền tham gia (2đ)
Câu 2: Có mấy loại biển báo giao thông đường bộ? Nêu tên, hình dáng, màu sắc và hình vẽ của từng loại biển báo? (4.5đ)
Trả lời: có 3 loại biển báo giao thông đường bộ.(0.5đ) 
	+ Biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển báo hiệu lệnh (1đ)
	+ Biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ nền màu trắng hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm(1đ)
	+ Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. (1đ)
	+ Biển báo hiệu lệnh: hình tròn màu xanh lam hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều thi hành. (1đ)
Câu 3: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng luôn đau ốm. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em. Nếu em là nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? (2đ)
Trả lời: Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó em không nên nghỉ học, Em có thể lao động nhiều hơn để giúp bố và nuôi các em. Để có nhiều thời gian phụ giúp bố, Nam phải tích học trong lớp và có kế hoạch học tập phù hợp ở nhà. 
Câu 4: Em hãy cho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ? (1điểm)
 Trả lời: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân : Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người khác đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. ( 1 điểm )
Câu 5: Thế nào là công dân? Để xác định Công dân của một nước cần căn cứ vào đâu? Nếu là công dân Việt nam thì phải có gì? (3đ)
Trả lời: Công dân là dân của một nước.
	 Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của mộ nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân nước đó.
	 Là công dân Việt nam phải có quốc tịch Việt nam
Câu 6: Theo em, nguyên nhân do đâu mà tai nạn giao thông hiện nay ngày càng tăng? Nguyên nhân nào là nguyên nhân phổ biến? (3điểm)
Trả lời: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: 
 - Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt, đường xấu và hẹp, người tham gia giao thông đông, phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.(2 điểm)
 - Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông( kém hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành). (1 điểm).
 Câu 7: Nêu những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập? (2điểm)
Trả lời: Phân biệt hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
	- Hành vi đúng: Chăm học, trung thực trong kiểm tra, thi cử; luôn cố gắn vượt khó, vươn lên trong học tập; vận dụng, thực hành những điều đó học vào cuộc sống. (1 điểm).
	- Hành vi sai: Lười học, gian lận trong kiểm tra, thi cử; học vẹt, lý thuyết suông, thiếu tôn trọng thầy cô. ( 1 điểm).
Câu 8: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ hải nói xấu mình, Tuấn chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.
 	Theo em, Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng thân thể danh dự và nhân phẩm không? Trong trường hợp đó, Hải có thể có cách ứng xử nào? Các nào là tốt nhất? (3đ)
Trả lời:+ Tuấn vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng thân thể danh dự và nhân phẩm (0.5đ)
+ Trong trường hợp đó, Hải có thể ứng xử theo nhiều cách: ( 2đ)
	- Im lặng chịu đòn của anh em Tuấn.
	- Xin lỗi Tuấn, xin anh em Tuấn tha cho
	- Hải có thể cải lại và rủ người đánh lại anh em Tuấn
	- Hải báo cho cha mẹ, thầy cô giáo về hành vi của anh em tuấn, tố cáo hành vi của anh em Tuấn ra trước Pháp luật.
***Cách cuối cùng là tốt nhất. (0.5đ)
Câu 9: Nêu 2 hành vi thực hiện đúng và 2 hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?(2đ)
Trả lời:
	+ Hành vi đúng: Nhặt được thư của người khác không mở ra xem mà tìm cách trả lại người nhận; Không tự ý mỡ thư của người khác cho dù đó là người thân. (1đ)
	+ Hành vi sai: Xem trộm thư, nghe trộm điện thoại của người khác; cha mẹ tự ý kiểm soát thư, điện thoại của con,...(1đ)
Câu 10: Em sẽ làm gì để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình? (2đ)
Trả lời:Biết cảnh giá đề phòng kẻ xấu lừa gạt, xâm phạm chỗ ở để làm chuyện phi pháp, khi bị người khác xâm phạm chỗ ở của mình thì tỏ thái độ phản đối và tìm sự giúp đỡ của người lớn và cơ quan chức năng( chính quyền địa phương, công an)
Câu 11: Là học sinh em cần phải làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình? (2đ)
Trả lời: Thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, lao động, vui chơi giải trí, trình bày ý kiến, nguyện vọng của mìnhThực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường.
Câu 12: Ở lớp 6A có Tuấn và Thanh tranh luận với nhau về quyền học tập.
Tuấn nói: Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được và không học cũng được không ai có thể bắt mình phải học.
Còn Thanh nói: Tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào vì toàn các bạn nghốc, quê ơi là quê, chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng.
* Em có suy nghĩ gì về ý kiến của Tuấn và Thanh? (3điểm)
Trả lời:- Suy nghĩ của bạn Tuấn không đúng, mỗi công dân không những có quyền được học tập mà còn phải có nghĩa vụ học tập. Vì học tập đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. ( 2điểm)
	- Suy nghĩ của Thanh sai vì trẻ em ai cũng có quyền và nghĩa vụ học tập, không phân biệt giàu nghèo, tàn tật. ( 1 điểm).
Câu 13: Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó cháy. Trong trường hợp đó Em sẽ làm gì ? (1đ)
Trả lời:Em sẽ la lên và báo cho mọi người xung quanh biết để dập tắt lửa.
	Em sẽ báo cho chính quyền địa phương hoặc công an.
Câu 14: Nhận được thư của một người bạn, đọc xong Trang vô tình đánh rơi xuống đất. Hằng ngồi ở bàn sau nhặt được đã đọc to nội dung bức thư đó cho một số bạn khác cùng nghe. Trang cho rằng Hằng đã vi pạm bí mật thư tín của người khác. Hằng thì cho rằng, bức thư đó được Trang mở và đọc trước rồi nên không có gì bí mật nữa. Theo em, cách lí giải của bạn Hằng có đúng hay không? Tại sao?(2đ)
Trả lời: Cho dù bức thư đó đã được Trang mở ra và đọc trước rồi thì Hằng vẫn sai, vì Hằng đã đọc thư của Trang mà không có sự đồng ý cho phép củ Trang.
Câu 15: Bố mẹ hoa là người nước ngoài theo theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ: “ Mình có phải là công dân Việt Nam không”. Theo em Hoa có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao? (2.5đ)
Trả lời: Hoa là công dân Việt Nam (0.5đ)
	 Vì luật quốc tịch Việt Nam quy định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.(1đ)
 Bố mẹ hoa là người nước ngoài đến làm ăn sinh sống ở Việt Nam đã lâu Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Do đó, Hoa là người Việt Nam (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ II NĂM 2011.doc