Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Hoàng Liệt

Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Hoàng Liệt

Bài 3: vì sao các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn mầu trắng mà không sơn các mầu khác?

Bài 4: a)Ngồi gần lò sưởi, lò than, bóng đèn điện, bạn cảm thấy nóng. Vậy sự truyền nhiệt xảy ra theo con đường nào?

b) Giữa dây tóc và vỏ bóng đèn thuỷ tinh là chân không. Tại sao nhiệt lượng truyền được từ dây tóc bóng đèn ra bên ngoài?

Bài 5: a) Ở vùng biển, để phơi khô cá, mực.người ta trải chúng trên 1 tấm nhựa màu đen rồi phơi dưới ánh mặt trời. Tại sao người ta không dùng tấm nhựa màu khác?

b) Vào các ngày trời nắng, nếu sờ tay vào yên xe, bạn cảm thấy yên xe nóng hơn các bộ phận khác, tại sao?

Bài 6: Hãy giải thích:

a) Tại sao khói bốc lên cao?

b) Để một ngọn lửa cháy, không khí phải cung cấp oxi liên tục. Nếu vậy, sau một thời gian ngắn, lớp khí bao quanh ngọn nến mất dần oxi và ngọn nến sẽ tắt. Thế nhưng tại sao ngọn nến cháy liên tục?

c) Bạn thử phỏng đoán nơi có không khí nhưg không có trọng lượng (như trong khoang tàu vũ trụ) thì ngọn lửa có cháy liên tục được không?

Bài 7: Cứ mỗi giây, 1cm2 bề mặt trái đất nhận được năg lượng 0,14J do bức xạ nhiệt của mặt trời gửi đến.

a) Tính năng lượng bức xạ trên 1m2 trong 6 giờ.

b) Biết rằng để đun sôi 1 ít nước cần 3,36.105 J.

Hỏi với năng lượng bức xạ nhận được ở trên, có thể đun sôi bao nhiêu lít nước biết rằng chỉ có 20% năng lượng nhận được là chuyển thành nhiệt năng?

c) Dùng năng lưọng mặt trời có những ưu điểm nào?

 

doc 10 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Hoàng Liệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
ÔN TẬP ĐỀ CƯƠNG CHUẨN BỊ KIỂM TRA MỘT TIẾT
kiến thức
định luật về công
Không một máy cơ đơn gian nào cho ta lợi về công, lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
Hiệu suất 
Công suất được tính bằng công thức , công được tính bằng công thức A= F.s. đơn vị của công là jun (J) ngoài đơn vị jun còn có thể tính đơn vị woat gio (W.h) hoặc (kW.h), đơn vị của công suất là woat (W) Ngoài đơn vị là woat công suất còn có đơn vị mã lực (HP)
Khi vật có khả năng thực hiện công thì vật có cơ năng. Cơ năng bao gồm những dạng: Thế năng và động năng.
Trong quá trình cơ học thế năng chuyển hóa thành động năng và ngược lại, cơ năng được bảo toàn.
Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt rất nhỏ bé gọi là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, nhiệt độ cấu tạo lên vật tăng thì chuyển động của nguyên tử phân tử càng nhanh.
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng, có thể làm biến đổi nhiệt năng của vật bằng cách thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
Vận dụng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv hướng dẫn học sinh lập bước giải?
? Để tính công suất ta cần tính những đại lượng nào?
HS nêu bước giả và thực hiện bước giải
HS khác nhận xét
GV nhận xét
GV trình bày cách giải bài tập
HS lập bước giải và tiến hành giải?
? Lực tối thiểu được tính bằng công thức nào?
HS lên giải bài tập
Gv yêu cầu hs nhận xét 
GV yêu cầu hs vận dụng kiến thức để làm hai bài tập còn lại
.
GV hương dẫn hs vận dụng sự bảo toàn cơ năng và nhận biết các dang năng lượng ở các vị trí khác nhau để thực hiện trả lời bài tập.
HS thực hiện làm bài
Bài 2
GV: Cơ năng của vật
bao gồm những dạng năng lượng nào?
? Khi kéo xuống tức 
ta đã truyền choệ vật
dạng năng lượng nào?
Bài 3:
Khi đóng đinh ta đã thực hiện điều gì?
? Nhiệt năng là gì?
Bài 4:
Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng?
Bài tập dạng công, công suất
Bài 1: Một người công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải tốn công là 15000 J. Tính công suất của người công nhân đó?
t= 2h = 7200s Công của người đó là:
A1thung =15000J A= 48.A1thung= 48.1500
Số thùng 48 thùng = 72000J
P =? Công suất của người đó là:
 P = A /t =72000/ 7200 =
 10W Đ/s 10W
Bài tập 2
Một thùng có khối lượng 15kg được kéo lên theo một đường rốc dài 7,5m, cao 2,5m ( coi ma sát không đáng kể).
Hỏi phải tác dụng vào thùng một lực F tối thiểu bằng bao nhiêu?
Tính công mà lực F thực hiện
m= 15kg Công tối thiểu
s= 7,5m Theo định luật về công ta có:
h= 2,5m p.h= F.s => F = p.h/s 
F =? F =10.15.2,5/ 7,5 = 50 N
A=? Lực tối thiểu cần tác dụng là 50N
 b/ Công mà lực F thực hiện là:
 A = F.s = 50.7,5 = 375 J
Bài 3: Dùng một tấm ván dài 3m để kéo một thùng hàng có khối lượng 120kg lên sàn ô tô cao 1,5m. lực kéo song song với tấm ván và bằng 800N.
Tính lực ma sát giữa tấm ván và thùng hàng.
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Bài 4: Một thang máy có khối lượng 4500kg và có thể chở tối đa 1800kg. Thang máy đi lên mang tải tối đa với vận tốc 3,8m/s. Tính công suất cần thiết để duy trì vận tốc này?
Bài tập dạng chuyển hóa năng lượng
Bài 1: Một viên bi lăn từ dỉnh mặt phẳng nghiêng xuống (hình vẽ)
Ở vị trí nào hòn bi có thế năng lớn nhất?
Ở vị trí nào hòn bi có động năng lớn nhất? 
Viên bi lăn xuống các dạng năng lượng đã chuyển hóa như thế nào?
Bài 2: Treo một vật m vào lò xo (hình vẽ)
Khi vật cân bằng lò xo có cơ năng không?
Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng một đoạn 
nhỏ rồi buông nhẹ, cơ năng được chuyển hóa như thế nào
Bài 3: Trong khi đóng đinh, nếu dùng búa đập nhiều lần vào đầu đinh ta thấy chiếc đinh nóng lên. Hãy giải thích tại sao?
Bài 4: Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của thỏi sắt và của cốc nước thay đôi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?
...
Bài 2:
CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
DẪN NHIỆT, ĐỐI LƯU, BỨC XẠ
Kiến thức trọng tâm
Sự dẫn nhiệt
Sự dẫn nhiệt
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác, từ vật này sang vật khác gọi là dẫn nhiệt.
Tính dẫn nhiệt của các chất
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng dẫn nhiệt kém (trừ dầu và thủy ngân).
- Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.
Đối lưu
- Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ của chất lỏng và chất khí.
- Sự đối lưu không thể xảy ra trong chất rắn và trong chân không.
Bức xạ nhiệt
a. Bức xạ nhiêt
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
b. Tính hấp thụ bức xạ nhiệt của các vật.
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ơ trong chân không.
-Tất cả các vật dù nóng nhiều hay nóng ít đều bức xạ nhiệt.
- Vật có bề mặt xù xì, có mầu sẫm thì hấp thụ các tia nhiệt tốt hơn và nóng lên nhiều hơn.
Bài tập vận dụng
Hướng dẫn của giáo viên
Nội dung bai tập
Gv thông báo bài và yêu cầu HS vận dụng kiến thức dân nhiệt để giải thích.
HS: từng hs làm bài 
HS giải bài và nêu nhận xét bài giải của bạn.
GV nhận xét và chốt phương án trả lời.
Nêu phương pháp giải bài toán dẫn nhiệt
GV Hướng dẫn phương pháp trả lời các bài tập về đối lưu và bức xạ nhiệt
HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi và bài tập
GV: Yêu cầu hs khác nêu nhận xét
HS nêu nhận xét.
GV Nhận xét và khẳng định, chốt lại phương pháp giải bài.
Bài tập dạng dẫn nhiệt
Bài tập 1: Khi ta nhúng một cái muỗng bằng nhôm và một đôi đũa bằng gỗ vào cùng một tô canh nóng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? tại sao?
Giải: Muỗng nhôm nóng lên, còn đôi đũa không nóng lên. Vì muỗng nhôm bằng kim loại nên dẫn nhiệt tốt, còn đua bằng gỗ hoặc tre dẫn nhiệt kém nên không nóng lên.
Bài 2. Trong môi trường chân không có xảy ra hiện tượng dẫn nhiệt không? Tại sao?
Giải: Không, vì trong chân không không có vật chất (phân tử, nguyên tử), dẫn nhiệt là truyền động năng giữa các phân tử.
Bài 3: Tại sao khi đựng nước sôi trong cốc thủy tinh người ta thường dùng loại cốc mỏng mà ít dùng loại dày. Thậm chí họ còn rót từ từ hay để thêm vào cốc một chiếc thìa bằng kim loại?
Tr/l:Vì thủy tinh dẫn nhiệt kém nên lớp thủy tinh bên ngoài không kịp nóng nên ngăn cản sự nở ra của lớp thủy tinh bên trong dẫn đến nứt cốc.
Bài 4: Bạn Tồ lấy một sợi tóc quấn quanh chiếc đũa bằng đồng, bạn Tèo cũng lấy một sợi tóc nhưng quấn quanh chiếc đũa gỗ. em cho biết hiện tượng gì xảy ra và giải thích tại sao khhi hai bạn dùng ngọn nến hơ nhanh lên hai sợi tóc đó?
Bài 5: Những người uống trà thường bỏ một cái thìa kim loại vào cốc thủy tinh (tốt nhất là thìa bạc) trước khi rót nước sôi vào đó. Tại sao người ta làm như vậy?
Bài tập dạng đối lưu:
Bài tập 1: Tại sao về mùa hè, ban ngày thường có gió biển ( gió thổ từ biển vào lục địa), còn ban đêm có gió đất (gió thổi từ lục địa ra biển)?
Bài 2: Một học sinh nói rằng để chậu nước ngoài nắng thì cậu nước nóng lên là do sự đối lưu. Theo em điều đó đúng hay sai? tại sao?
Bài 3: vì sao các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn mầu trắng mà không sơn các mầu khác?
Bài 4: a)Ngồi gần lò sưởi, lò than, bóng đèn điện, bạn cảm thấy nóng. Vậy sự truyền nhiệt xảy ra theo con đường nào?
b) Giữa dây tóc và vỏ bóng đèn thuỷ tinh là chân không. Tại sao nhiệt lượng truyền được từ dây tóc bóng đèn ra bên ngoài?
Bài 5: a) Ở vùng biển, để phơi khô cá, mực...người ta trải chúng trên 1 tấm nhựa màu đen rồi phơi dưới ánh mặt trời. Tại sao người ta không dùng tấm nhựa màu khác? 
b) Vào các ngày trời nắng, nếu sờ tay vào yên xe, bạn cảm thấy yên xe nóng hơn các bộ phận khác, tại sao?
Bài 6: Hãy giải thích:
a) Tại sao khói bốc lên cao?
b) Để một ngọn lửa cháy, không khí phải cung cấp oxi liên tục. Nếu vậy, sau một thời gian ngắn, lớp khí bao quanh ngọn nến mất dần oxi và ngọn nến sẽ tắt. Thế nhưng tại sao ngọn nến cháy liên tục?
c) Bạn thử phỏng đoán nơi có không khí nhưg không có trọng lượng (như trong khoang tàu vũ trụ) thì ngọn lửa có cháy liên tục được không?
Bài 7: Cứ mỗi giây, 1cm2 bề mặt trái đất nhận được năg lượng 0,14J do bức xạ nhiệt của mặt trời gửi đến.
a) Tính năng lượng bức xạ trên 1m2 trong  6 giờ.
b) Biết rằng để đun sôi 1 ít nước cần 3,36.105 J.
Hỏi với năng lượng bức xạ nhận được ở trên, có thể đun sôi bao nhiêu lít nước biết rằng chỉ có 20% năng lượng nhận được là chuyển thành nhiệt năng?
c) Dùng năng lưọng mặt trời có những ưu điểm nào?
Giải: a. Năng lượng trên 1m2 trong 6h là: 
 0,14..6.3600.104 =3024.104J.
b/ Năng lượng trên có 20% có ích: 0.2. 3024.104J = 60,48.105J
c/ Ưu điểm không ô nhiễm môi trường.
...
Bài 3
CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG 
Kiến thức:
Nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm lên vật.
Nhiệt dung riêng 
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt cần truyền cho 1kg chất đó để tăng thêm 10C (1K)
- Kí hiệu c, đơn vị là J/ kg.k
Công thức tính nhiệt lượng.
Q thu = c.m.∆t:	trong đó - c là nhiệt dung riêng (J/kg.k)
 - m là khối lượng (kg)
 - ∆t độ tăng nhiệt độ (0C)
 - Q nhiệt lương (J)
Vận dụng
Hoạt đông hướng dẫn
Nội dung
Gv: dựa vào kiến thức đã học của bài để điền từ cho đúng
Áp dụng công thức tính nhiêt lượng thu vào: Q thu = c.m.∆t
∆t = t1 – t2 (t1> t2)
+ m =V.D { V là thể tích(m3); D 
là khối lượng riêng (kg/m3)}
Nhiệt lượng tỏa ra để vật nguội đi cũng được tính theo công thức Q thu = c.m.∆t
khi đó ∆t = t2 – t1 (t1< t2)
Để giải được bài toán ta cần xác định vật tỏa nhiệt hay thu nhiệt
Có bao nhiêu vật thu hay tỏa nhiệt
Xác định đại lượng cần tìm
Bài 1: Sử dụng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau cho đúng ý nghĩa vật lý : 
Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố :  của vật,  của vật và  của chất làm vật.
Nhiệt dung riêng của một số chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho  chất đó tăng thêm  
Bài 2: Có hai lít nước sôi đựng trong một cái ca. Hỏi khi nhiệt độ của nước là 400C thì nước đã toả ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
Cho nhiệt dung riêng của nước là C = 4190 J/kg.độ.
Bài 3: Người ta cung cấp cho 5 lít nước một nhiệt lượng là 600 kJ. Hỏi nước sẽ nóng lên bao nhiêu độ? 
Bài 4: Một thỏi sắt có khối lượng 4,5 kg được nung nóng tới 3200C. Nếu thỏi sắt nguội đến 700C thì nó tỏa ra nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.độ.
Bài 5: Người ta hạ nhiệt độ cho 400g nước sôi ở 1000C và 12 lít nước ở 240C xuống cùng nhiệt độ là 100C. Hỏi trường hợp nào nhiệt lượng tỏa ra nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.độ.
Bài 6: Một ấm nhôm có khối lượng 350g chứa 0,8l nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là 240C.
Bài 7: Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 10kg khi hấp thụ một nhiệt lượng 117kJ thì nhiệt độ của vật tăng thêm 300C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại làm vật đó và cho biết kim loại đó là gì? 
Bài 8: Người ta đun nóng 18l nước từ nhiệt độ ban đầu t1. Biết rằng nhiệt độ của nước tăng lên đến t2 = 600C khi nó hấp thụ một nhiệt lượng là 3820 kJ. Tính nhiệt độ ban đầu của nước.
Bai 4
PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
Kiến thức
Nguyên lí truyền nhiệt
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
Phương trình cân bằng nhiệt
Qtỏa = Qthu 
- Công thức tiính nhiệt lượng tỏa ra: Qtỏa = c.m.(t1 – t2)
- Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Qthu = c.m.(t2 –t1)
Vận dụng
Hoạt động hướng dẫn
Nội dung
Áp dụng công thức nhiẹt lượng thu vào: Qthu = cthu.mthu.(t2 –t1)
Áp dụng công thức nhiẹt lượng tỏa ra: Qtỏa = ctỏa.mtỏa.(t1 – t2)
Áp dụng phương tình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu hay ctỏa.mtỏa.(t1 – t2) = cthu.mthu.(t2 –t1)
Từ phương trình cân bằng nhiệt ta có thể tim: m, c, t
Bài 1: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0.2 kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 270C.
Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra.
Tìm khối lượng nước trong cốc.
Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau.
Bài 2: Người ta pha một lượng nước ở 800C vào một bình chứa 9l nước đang có nhiệt độ 220C. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 360C. Tính lượng nước đã pha thêm vào bình.
Bài 3: Người ta thả một thỏi đồng nặng 0.6kg ở nhiệt độ 850C vào 0.35kg nước ở nhiệt độ 200C. Hãy xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.độ.
Bài 4: Đổ một lượng chất lỏng vào 20g nước ở nhiệt độ 1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp là 360C, khối lượng hỗn hợp là 140g. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ vào, biết rằng nhiệt độ ban đầu của nó là 200C.
Bài 5: Thả đồng thời 150g sắt ở 200C và 500g đồng ở 250C vào 250g nước ở 950C. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.độ, đồng 380J/kg.độ.
Bài 6 : Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ hỗn hợp gồm 250g nước sôi đổ vào 400g nước ở 200C.
Bài7:
Để có 20 lít nước ở 360C, người ta trộn nước 200C vào nước 1000C. Tính thể tích nước mỗi loại. Bỏ qua sự mất nhiệt và Dnước=1g/cm3.
Bài 8
Pha nước vào rượu ta thu được hỗn hợp có khối lượng 188g ở nhiệt độ 300C. Tính khối lượng nước và rượu đã pha. Biết nhiệt độ ban đầu của nước và rượu là 800C và 200C, nhiệt dung riêng cua nước và rượu tương ứng là 2 500J/kgK và 4 200J/kgK. Bỏ qua sự bay hơi và sự mất nhiệt.
Bài 9
Tính nhiệt độ cân bằng cảu nước khi pha 2 lít nước 800C vào 3 lít nước ở 200C trong 2 trường hợp:
a) Bỏ qua sự hao phí trong quá trình truyền nhiệt
b) Hiệu suất trao đổi nhiệt là 20%.
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, khối lượng riêng của nước là 1 000kg/m3.
Bài 10*.Để có 3kg nước ở 180C để pha thuốc rửa ảnh người ta phải trộn lẫn nước ở 40C và ở 600C. Tính khồi lượng nước mỗi loại.
.
Bai 5
NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
Kiến thức
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì?
- Đại lượng cho biết nhiên liệu tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiêu liệu gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
- Nắng suất toả nhiệt của nhiên liệu, kí hiệu là q, đơn vị là J/kg
Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn
Q = q.m trong đó m là khối lượng (kg)
 q năng suất tỏa nhiệt (J/kg)
Hiệu suất của bếp
Vận dụng
Hoạt động hướng dẫn
Nội dung
Áp dụng công thức Q = q.m
m =Q/q
q= Q/m
Khi không đốt cháy hoàn toàn
Q =q.m’
trong đó m’ =k.m k là tỉ lệ phần trăm nhiên liệu bị đốt cháy
Bài 1 :Biết năng suất toả nhiệt của than bùn là q = 1,4.107J/kg.
Con số trên cho ta biết điều gì?
Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12kg than bùn.
Bài 2: Khi dùng bếp củi để đun sôi 3l nước từ 240C người ta đốt hết 1,5kg củi khô. Tính nhiệt lượng đã mất trong quá trình đun nước.
Cho: năng suất toả nhiệt của củi khô là 107J/kg.
Bài 3: Một bếp dầu có hiệu suất H = 45%.
Tính nhiệt lượng do bếp toả ra khi dùng bếp này đốt cháy hoàn toàn 0,7kg dầu hoả.Cho năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106J/kg.
Tính nhiệt lượng có ích khi dùng lượng dầu nói trên để đun nước.
Dùng bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ 250C.
Bài 4:a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nung một thỏi đồng có khối lưỡng 4kg từ nhiệt độ 200C lên đến nhiệt độ 1800C.
b) Tính lượng bằng nhiên liệu để cung cấp nhiệt lượng nói trên biết năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là 46.106J/kg.
Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.độ.
Bài 5:Người ta dùng 5,6kg củi khô có thể để đủ đun 85l nước từ 250C. Biết hiệu suất của bếp là 25%. Hỏi nước có thể sôi được không? Năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107J/kg.
Bài 6 : Người ta dùng 15kg củi khô có thể đủ để đun sôi 12l nước từ 240C. Tính hiệu suất của nước.
.
Bài 6
SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT
Kiến thức
Cơ năng nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
 Định luật: Năng lượng không tư sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang vật khác
Vận dụng
Hoạt động hướng dẫn
Nội dung
Gv: Hướng dẫn hs xác định được các yếu tố sau:
Xác định năng lượng ban đầu có được dưới dạng nào?
Sau khi biến đổi năng lượng nó ở dạng nào?
Năng lượng cuối cùng có được là do quá trình biến đổi nào ?
Sự hao phí trong thực tế là rất lớn thường dưới dạng nhiệt năng.
Bài 1 : Khi phanh xe đạp, hai má phanh áp sát vào xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Hãy phân tích quá trình chuyển hoá năng lượng tronh hiện tượng trên.
Bài 2: Một búa máy được nâng lên đến độ cao nào đó rồi cho nó rơi xuống đấu cọc làm cọc làm cọc lún xuống đất. Phân tích quá trình chuyển hóa năng lượng trên.
Bài 3: Một con lắc thử đạn gồm bao cát được treo vào một sợi dây. Để thử vận tốc chuyển động của đạn người ta bắn cho viên đạn cắm vào bao cát sau đó khảo sát chuyển động của bao cát để suy ra vận tốc của viên đạn.
Em hãy phân tích quá trình chuyển hóa năng lượng khi viên đạn cắm vào bao cát.
Hãy tự kí hiệu các dạng năng lượng và viết biểu thức của định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này.
Bài 4 : Một quả cầu kim loại nhỏ rơi từ độ cao h xuống mặt một tấm bê tông, quả cầu nảy lên độ cao h’. Hãy dự đoán h và h’ độ cao nào lớn hơn và phân tích quá trình chuyển hóa năng lượng trong trường hợp này.
Bai 5*: Một vật có khối lượng 1,78kg rơi từ mặt hồ xuống đáy sâu 5m.
a)Tính độ lớn của phần cơ năng đã biến đổi thành nhiệt năng trong sự rơi này.
Khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3,của nước hồ la 1000kg/m3
b)Nếu vật không truyền nhiệt cho nước hồ thì nhiệt độ của tăng lên bao nhiêu độ?Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K
Bài 7
ĐỘNG CƠ NHIỆT
Kiến thức
 Đông cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu đốt đốt cháy đươ chuyển hóa thành cơ năng.
 Hiệu suất của động cơ nhiệt 
 Công thực hiện cuả động cơ nhiệt: 
 Nhiệt lương tỏa ra của nhiên liêu: => vận tốc được tính và quãng đường đi được: 
Vận dụng
Hoạt động hướng dẫn
Nội dung
Bài 1: Trong sự chuyển vận của động cơ nổ 4 kỳ, thứ tự hoạt động nào sau đây là đúng?
Nén nhiên liệu – Nổ (đốt nhiên liệu) – Hút nhiên liệu – Thải khí đã cháy ra ngoài.
Hút nhiên liệu – Thải khí đã cháy ra ngoài – Nén nhiên liệu – Nổ (đốt nhiên liệu) .
Hút nhiên liệu – Nén nhiên liệu – Nổ (đốt nhiên liệu) – Thải khí đã cháy ra ngoài .
Bài 2: Một ôtô chạy 100km với lực kéo không đổi là 700N thì tiêu thụ hết 5l xăng. Tính hiệu suất của ôtô biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg. Khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3.
Bài 3: Với 4l xăng, một xe máy có công suất 1,6 kW chuyển động với vận tốc 36km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là 30%. Phù  phù 
Bài 4: trên quãng đường 80 Km.một ô tô chuyển động với vận tốc là 72Km/h thì tiêu thụ hết 12 lít xăng. hỏi hiệu suất của động cơ là bao nhiêu? biết công suất của động cơ là 30Kw và năng suất tỏa nhiệt là 46.106 J/Kg và khối lượng riêng của xăng là 700Kg/m3
Bài 5: cho một chiếc máy bơm có công suất làm việc là 68 phần trăm. sau 2h đồng hồ máy bơm được 32lit nước, tốn mất một số dầu dể khởi động và bơm ( máy bơm tưới cây ) hỏi máy đã tốn bao nhiêu dầu ?

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap li lop 8.doc